Phân tích thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51)

4.1.5.1. Thuận lợi

Vĩnh Tường có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lưu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Bắc bộ, có các tuyến giao thông đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai chạy qua... Vĩnh Tường có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.

Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, có đất phù sa sông Hồng, sông Lô thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các KCN, bước đầu đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư có tiềm năng vốn và công nghệ trong và ngoài nước.

Có lực lượng lao động khá dồi dào, trẻ, cần cù, sáng tạo, có truyền thống anh hùng, một bộ phận có nghề truyền thống phát triển dịch vụ phạm vi rộng lớn. Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây khá nhanh là tiền đề để phát triển kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4.1.5.2. Khó khăn

Đời sống đại bộ phận dân cư, nhất là dân cư nông thôn nhiều khó khăn. Khu vực dịch vụ phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển chậm, chất

lượng chưa cao; sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp so toàn tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế khá nhưng chưa đủ để tạo ra sự bứt phá.

Công nghiệp, dịch vụ những năm gần đây tuy có chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đủ mạnh để thu hút hết lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn; Hệ số sử dụng thời gian lao động nông thôn mới đạt khoảng 75%.

Công tác bồi thường GPMB còn hết sức khó khăn không thể đảm bảo được tiến độ để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN.

Quá trình hội nhập nhanh và toàn diện tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt trong khi nội lực của huyện chưa mạnh; sức cạnh tranh còn thấp.

Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn với quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có chiến lược dài hạnh trong đầu tư, trình độ quản lý còn hạn chế, hiểu biết pháp luật chưa cao, nhiều hộ gia định kinh doanh với quy mô khá lớn nhưng không có kế hoạch phát tiênr thành doanh nghiệp để tận dụng những ưu đãi về chính sách.

Lao động chưa qua đào tạo còn chiếm trên 76,5%; Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu nhiều nhưng chưa có cơ chế thu hút.

4.2. HIỆN TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN HUYỆN VĨNH TƯỜNG

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường

Theo kết quả thống kê của phòng tài nguyên và môi trường huyện Vĩnh Tường, hiện trạng sử dụng đất năm 2015 được thể hiện trong bảng 4.3.

Vĩnh Tường có tổng diện tích đất tự nhiên 14.400,30 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 1.0362,67 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 4020,28 ha, chưa sử dụng là 17,35 ha. Mật độ dân số bình quân là 1.357người/km2. Diện tích đất tự nhiên của các xã trong huyện phân bố không đồng đều, lớn nhất là xã Vĩnh Thịnh 1.028,84 ha, chiếm 7,14% diện tích đất toàn huyện, nhỏ nhất là xã Phú Thịnh 203,76 ha, chiếm 1,41% diện tích đất toàn huyện. Hiện nay Vĩnh Tường đã khai thác đưa vào sử dụng 14.382,95 ha, chỉ còn 17,35 ha đất chưa sử dụng.

Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2014 là 10.362,67 ha, chiếm 71,96% tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp 8.476,55 ha, chiếm 58,86 % diện tích đất nông nghiệp, trong đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu đất

trồng cây hàng năm 7.955,28 ha, chiếm 55,24 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đất trồng cây hàng năm đất trồng lúa 6.332,11 ha, chiếm 79,59 % diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm có diện tích 521,28 ha chiếm 6,55% diện tích đất trồng cây hàng năm, đất lâm nghiệp không có.

Xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân huyện luôn luôn khuyến khích đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự thuyết phục, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Qua số liệu thống kê cho thấy Vĩnh Tường không phải là một vùng nông nghiệp thuần tuý. Trong sản xuất nông nghiệp mới tập trung chủ yếu vào cây lương thực, đặc biệt là cây lúa, các loại cây trồng khác chưa được người dân quan tâm phát triển.

Sản xuất nông nghiệp hiện nay cũng như sau này vẫn là ngành cho thu nhập chính đối với nhiều hộ dân trên địa bàn huyện và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện. Phát triển nông nghiệp là một quan điểm tất yếu để nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế phát triển trên địa bàn huyện.

Trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ còn hạn chế, năng suất cây trồng chưa cao. Những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do nhu cầu sử dụng đất cho các ngành phi nông nghiệp và nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Vĩnh Tường đến ngày 31/12/2015

STT Tên loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành

chính (1+2+3) 14.400,30 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 10.362,67 71,96

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.476,55 58,86

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.955,28 55,24

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.332,11 43,97

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.623,16 11,27

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 521,28 3,62

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 0,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.809,29 12,56 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 76,82 0,53

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4.020,28 27,92

2.1 Đất ở OCT 1.199,66 8,33

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.040,91 7,23

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 158,75 1,10

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1.853,19 12,87

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 19,17 0,13

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 9,05 0,06

2.2.3 Đất an ninh CAN 2,95 0,02

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 124,89 0,87 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 115,01 0,80 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1.582,11 10,99

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 13,05 0,09

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,45 0,09

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 87,96 0,61 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 677,29 4,70

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 174,54 1,21

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,15 0,01

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 17,35 0,12

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 17,35 0,12

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,00

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 0,00

4 Đất có mặt nước ven biển MVB 0,00

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 0,00 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng ngập mặn MVR 0,00 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK 0,00 Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Vĩnh Tường (2015)

a) Thực trạng sản xuất các ngành

Trồng trọt

Ngành trồng trọt đã có bước tiến quan trọng về năng suất, sản lượng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Nhịp độ tăng trưởng GTSX của ngành trồng trọt tăng 1,8%/năm giai đoạn 2010 - 2015. GTSX ngành trồng trọt năm 2010 là 281.297 triệu đồng (giá so sánh 1994); 342.765 triệu đồng (giá thực tế); năm 2015 đạt 415.972 triệu đồng (giá so sánh 1994); 837.132 triệu đồng (giá TT).

Cây lương thực:

Cây lúa: Sản lượng lúa toàn huyện năm 2015 đạt 75.542,26 tấn, bình quân lương thực đầu người năm 2015 đạt là 409 kg/người/năm. Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2015 đạt 11.123,80 ha. Diện tích trồng lúa vụ đông xuân cao hơn vụ mùa nguyên nhân là do một số vùng đất bị ngập úng vào mùa mưa dẫn đến trồng lúa không đạt hiệu quả, nên người dân chỉ trồng một vụ lúa xuân. Năng suất lúa tăng từ 62,06 tạ/ha năm 2011 lên 63,89 tạ/ha năm 2015.Năng suất lúa tăng lên là do được huyện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới, kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh, đầu tư gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thế cho các giống cũ.

Cây ngô: Diện tích ngô giảm nhẹ từ 4.471,20 ha năm 2011 xuống còn 4.340,90 ha năm 2015. Nguyên nhân là do một số vùng người dân chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng các loại rau đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích trồng ngô có cả ở 3 vùng nhưng đặc biệt được chú trọng ở vùng 3.

Nhóm cây đậu, đỗ, rau:

Cây đậu tương: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tương không cạnh tranh về đất với các cây trồng khác vì được trồng tăng vụ trên đất 2 lúa. Năm 2011 diện tích đậu tương đạt 1.697,30 ha; sản lượng 2.428,84 tấn. Năm 2015 diện tích đậu tương đạt 514,60 ha, sản lượng đạt 798,66 tấn. Diện tích đậu tương có sự giảm mạnh từ năm 2013 đến nay, do nhiều nguyên nhân. Giai đoạn 2010- 2012, là giai đoạn phát triển đỉnh cao của cây đậu tương nhưng lại không được duy trì trong những năm sau. Một trong những nguyên nhân phải kể đến đó là nhận thức và quan niệm của người dân về cây đậu tương vẫn chưa thay đổi. Người dân vẫn ưu tiên sản xuất cây lương thực là chủ yếu với quan niệm coi cây đậu tương là cây trồng phụ trên đất cao hạn, trồng xem với các loại cây trồng khác nên rất ít khi được bố trí diện tích hợp lý để phát triển. Tiếp đó là nguyên

nhân kỹ thuật trồng cây đậu tương chậm thay đổi dẫn đến năng suất chưa cao, khó khuyến khích người dân phát triển. Bên cạnh đó, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản, tiêu thụ sau thu hoạch không được chú ý làm cho năng suất giảm , giá thành sản phẩm không cao.

Cây rau: Diện tích rau năm 2011 là 1.639,70 ha tăng nhanh đến năm 2015 đạt 2.282,60 ha. Trong những năm gần đây, rau là loại cây trồng đang ngày càng được chú trọng và mở rộng diện tích nhờ hiệu quả kinh tế mà nó đem lại. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh rau tại các xã như: Đại Đồng, Thổ Tang, Tân Tiến...

Nhóm cây có củ, lấy bột:

Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm từ 163,60 ha năm 2011 xuống còn 142,70 ha năm 2015. Nguyên nhân do người dân chưa thực sự coi khoai lang là cây trồng chính, hơn nữa người dân gặp nhiều khó khăn trong việc bảo quản và chế biến.

Cây lạc: Năm 2011 diện tích trồng 332,70 ha, sản lượng đạt 568,58tấn; năm 2015 diện tích trồng đạt 184,80 ha, sản lượng đạt 413,58 tấn. Năm 2008 trung tâm khuyến nông Vĩnh Phúc vừa trồng thành công giống lạc TB25 tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường cho năng suất chất lượng cao. Đây là giống lạc mới lần đầu tiên được trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa, rất phù hợp với đồng đất không chủ động được nguồn nước.

Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn 2011 - 2015

Đơn vị: DT ha, NS tạ/ha, SL tấn

Cây trồng 2011 2012 2013 2014 2015

1. lúa

Diện tích (ha) 12.130,10 12.204,30 12.074,90 12.015,60 11.123,80

Năng suất (tạ/ha) 62,06 52,49 57,26 63,39 63,89

Sản lượng (tấn) 75.279,40 64.060,37 69.140,88 76.166,89 710.699,58

a. Vụ mùa

Diện tích (ha) 5.717,30 5.751,50 5.647,60 5.634,20 5.472,90

Năng suất (tạ/ha) 56,7 36,22 44,97 58,06 58,56

Sản lượng (tấn) 32.417,09 20.831,93 25.397,26 32.712,17 32.049,30

b. Vụ đông xuân

Diện tích (ha) 6.412,90 6.452,80 6.427,30 6.381,40 5.650,90

Năng suất (tạ/ha) 66,84 67 68,07 68,1 68,15

Sản lượng (tấn) 42.863,82 43.233,76 43.750,63 43.457,33 43.281,38

2. Ngô

Diện tích (ha) 4.471,20 4.211,30 4.481,40 4.441,50 4.340,90

Năng suất (tạ/ha) 45,32 44,98 44,12 40,05 41,28

Sản lượng (tấn) 20.263,48 18.942,43 19.771,94 17.788,21 17.919,24

3. Khoai lang

Diện tích (ha) 163,6 188,9 133,5 136,5 142,7

Năng suất (tạ/ha) 139,3 140,32 121,4 130,14 130,56

Sản lượng (tấn) 2.281,10 2.651,00 1.620,70 1.776,50 18.630,91

4. Sắn

Diện tích (ha) 6 0,5 3 3 6

Năng suất (tạ/ha) 152 150 150 150 150

Sản lượng (tấn) 91,2 7,5 45 45 90

5. Mía( cây tươi)

Diện tích (ha) 3,3 1

Năng suất (tạ/ha) 450 400

Sản lượng (tấn) 148,5 40

6. Đậu tương

Diện tích (ha) 1.697,30 1.273,60 698,9 519,9 514,6

Năng suất (tạ/ha) 14,31 14,74 14,42 15,49 15,52

Sản lượng (tấn) 2.428,84 1.877,29 1.007,81 805,33 798,66

7. Lạc

Diện tích (ha) 332,7 307,8 271,2 204,4 184,8

Năng suất (tạ/ha) 17,09 20,53 18,51 21,94 22,38

Sản lượng (tấn) 568,58 631,91 501,99 448,45 413,58

8. Rau, đậu các loại

a. Rau các loại

Diện tích (ha) 1.639,70 1.713,40 1.903,60 2.268,90 2.282,60

Năng suất (tạ/ha) 205,57 190,77 197,04 224,7 225,37

Sản lượng (tấn) 33.707,31 32.686,53 37.508,53 50.982,18 51.442,96

b. Đậu các loại

Diện tích (ha) 60 7,1 11,7 5,8 1,4

Năng suất (tạ/ha) 17,23 14,85 15,7 15,26 15,05

Sản lượng (tấn) 103,38 10,54 18,37 8,85 2,11

4.2.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Vĩnh Tường

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường năm 2015 là 8.476,55 ha. Nông nghiệp của huyện vẫn chú trọng cây lương thực và thức ăn chăn nuôi. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp được thể hiện trong bảng.

Bảng 4.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I. Trồng trọt 755.185 789.832 738.332 765.144 826.660 1. Cây hàng năm 695.629 737.515 679.601 713.280 772.486

Trong đó

Lúa (hạt khô) 377.822 375.689 319.521 344.941 380.549 Ngô và cây lương thực

có hạt khác 102.130 98.027 91.633 95.637 98.439

Rau, đậu các loại và hoa,

cây cảnh 142.843 210.085 211.936 237.450 259.504

2. Cây lâu năm 46.975 45.587 52.353 51.864 54.174

Trong đó

Cây ăn quả 46.975 42.509 48.731 48.664 50.661

Cây lấy quả chứa dầu 27 33 26 35 35

II. Chăn nuôi 686.169 561.545 653.842 684.053 702.649

Trong đó 1. Trâu, bò 43.890 36.517 42.537 42.352 44.840 Trâu 5.967 3.676 4.634 4.074 4.243 Bò 37.923 32.841 37.903 38.278 40.597 2. Lợn 335.351 317.506 322.325 305.091 308.731 3. Gia cầm 44.068 46.095 44.095 56.088 57.393 III. Dịch vụ nông nghiệp 31.344 29.266 33.611 32.997 34.791 1. Dịch vụ trồng trọt 31.344 29.266 33.611 32.997 34.791 2. Dịch vụ chăn nuôi

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Tường (2015)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Về trồng trọt: Nhìn chung Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng dần trong giai đoạn 2010-2015. Trong những năm, gần đây, ngành trồng trọt của huyện đã được quan tâm, đầu tư đưa vào sử dụng rất nhiều giống cây mới có năng suất và chất lượng cao nhưng diện tích trồng trọt lại có xu hướng giảm nhẹ do một số công trình được đầu tư xây dựng lấy vào diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2013, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khó dự báo ảnh hưởng xấu tới

ngành trồng trọt trên địa bàn huyện làm giá trị sản xuất ngành giảm (giảm từ 789.832 triệu đồng năm 2012 xuống còn 738.332 triệu đồng năm 2013).

Trên địa bàn huyện do đặc điểm phân bố địa hình, các loại cây trồng phân bố rải rác trên mỗi cánh đồng, các cánh đồng thường nhỏ hẹp, kéo dài nên khó có điều kiện để cơ giới hoá. Những năm gần đây xuất hiện vùng chuyên canh rau tại xã Thổ Tang, Đại Đồng cho giá trị sản xuất cao. Nhiều giống mới được đưa vào sản xuất, cơ cấu mùa vụ thay đổi với 2 - 3 vụ trong năm. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất đối với ngành nông nghiệp vẫn là khả năng tưới tiêu hạn chế ngay cả tại những xã giáp sông Hồng và sông Phan.

Một số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực trồng trọt của huyện Vĩnh Tường trong những năm gần đây phải kể đến là: Việc mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa thiên ưu 8. Đây là giống lúa năng suất cao, chất lượng khá, phù hợp với nguyện vọng của bà con trồng lúa. Năm 2014, giống lúa Thiên ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51)