Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 40)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc dụng đất nông nghiệp của huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, nguồn tài nguyên…

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động….

3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.4.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp sản xuất của huyện Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên 3 mặt: - Hiệu quả kinh tế;

- Hiệu quả xã hội; - Hiệu quả môi trường.

3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường sản xuất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Tường

- Lựa chọn, định hướng phát triển một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả;

- Đưa ra các giải pháp để phát triển một số loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả và phát triển sản xuất nông nghiệp.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

- Nguồn tài liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện, các thư viện, các trung tâm nghiên cứu... Một số tài liệu cần thu thập: các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng và biến động đất đai, biến động đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh về các nông sản huyện Vĩnh Tường.

- Nguồn tài liệu sơ cấp: Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bổ sung thực địa.

-Trên cơ sở về đặc điểm đất đai, địa hình phân huyện ra làm 3 tiểu vùng đặc trưng như sau:

Vùng thượng huyện,tiểu vùng này có đặc trưng là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đất có địa hình tràn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.

Vùng giữa Tiểu vùng này có đặc trưng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glay hoặc glay yếu. Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp đa dạng hóa các cây trồng gồm 10 xã (Lũng Hòa, Bình Dương, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3 thị trấn (Thị trấn Tứ Trưng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường) và một phần diện tích các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Vùng bãi Gồm các xã vùng bãi ven sông. Tiểu vùng này chủ yếu là đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm, đất trung tính, đất kiềm yếu. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng ngắn ngày cho năng suất cao

gồm 3 xã (An Tường, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

- Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản đại diện cho 3 vùng, mỗi vùng 30 phiếu, tổng số hộ điều tra là 90 hộ.

Nội dung điều tra: tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của hộ theo các tiêu chí đánh giá các loại hình sử dụng đất (LUT): LUT, Hệ thống cây trồng, năng suất, sản lượng, tổng giá trị sản phẩm, chi phí trung gian, công lao động, tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật....

3.5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất

3.5.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ sử dụng đất (một vụ, một năm, tính cho từng cây trồng và có thể cho cả kiểu sử dụng đất hay hệ thống sử dụng đất).

+ Giá trị gia tăng (GTGT): là giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất được xác định bằng giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian.

GTGT = GTSX – CPTG Tính toán ở 3 góc độ hiệu quả: GTGT/1 ha đất nông nghiệp

GTGT/1 đơn vị chi phí (1VNĐ, 1USD...) GTGT/1 công lao động

+ Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH) = GTSX – Chi phí trung gian (CPTG) + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = TNHH /CPTG.

+ Giá trị ngày công (GTNC) = TNHH/số công lao động

3.5.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

- Mức thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Mức độ chấp nhận của người dân: thể hiện ở mức độ đầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai của nông hộ.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

3.5.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Ảnh hưởng của các LUT đến môi trường, đất, nước… thông qua tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của người dân. So sánh với hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của phòng Nông nghiệp huyện.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu

Các số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp theo các loại hình sử dụng đất. Các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm máy tính Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 40)