Quá trình hình thành và giải phóng động bào tử của mẫu Pythium Py2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại trên cây gừng và nghệ tại hà nội và phụ cận (Trang 52 - 56)

Pythium Py2

* Nấm Fusarium sp.

Nấm Fusarium sp. phân lập được trên cây nghệ phát triển trên môi trường WA, PDA, PCA tản nấm màu trắng, phớt hồng đến tím, ít phát triển, đường kính tản nấm sau cấy 3 ngày ở nhiệt độ 25 – 300C có thể đạt từ 25 mm đến 40 mm.

Quan sát dưới kính hiển vi ta thấy các nấm Fusarium sp. có dạng đa bào, có 2 loại bào tử. Bào tử lớn hình lưỡi liềm, thường có 3 - 5 ngăn ngang. Bào tử nhỏ đơn bào hình trứng, bầu dục dài hoặc hình thận.

Qua kiểm tra nấm Fusarium phân lập được trên cây nghệ dưới kính hiển vi, dựa trên đặc điểm bào tử lớn, bào tử nhỏ, cách hình thành bào tử và cành sinh bào tử (phialide) của nấm Fusarium (đặc điểm được trình bày ở bảng 4.7) đồng thời dựa trên bảng phân loại của Burgess et al. (1994) nghi ngờ đây nấm

Fusarium oxysporum

Bảng 4.7. Đặc điểm hình thái mẫu nấm Fusarium phân lập được trên cây nghệ bệnh thối gốc rễ tại Khoái Châu – Hưng Yên năm 2017

Cấu trúc Tiêu chí Mô tả

Tản nấm Màu sắc Trắng, phớt hồng - tía

Bề mặt Bông xốp

Bào tử phân sinh lớn

Hình dạng Lưỡi liềm, 3-5 vách ngăn Kích thước (2.5 - 5) x (19- 50) µm Tế bào đỉnh Móc câu ngắn

Tế bào gốc Bàn chân

Bào tử phân sinh nhỏ

Hình dạng Ô van, elip, thận Tế bào sinh bào tử (Phyalide) Đơn, ngắn

Cách hình thành Bọc giả (false heads)

Hình 4.10. Bọc giả (false-heads) và cành sinh bào tử (phialide) của nấm

4.2.3. Lây nhiễm Fusarium và Pythium phân lập được trên cây nghệ

Sau khi xác định được 3 loài nấm phân lập được trên cây nghệ là nấm

Fusarium sp. và 2 loài Pythium, chúng tôi tiến hành lây nhiễm nhân tạo, cụ thể như sau:

- Đối với nguồn nấm Fusarium:

Theo các nghiên cứu trước đây cho rằng mức độ gây thiệt hại cho cây ký chủ tùy thuộc vào độc tính của dòng Fusarium (Christakopoulus et al., 1995). Do vậy, nhằm mục đích tăng số lượng nguồn bào tử lây nhiễm và tăng độc tính của nấm, chúng tôi tiến hành cấy nguồn nấm trên môi trường CLA (thạch – lá cẩm chướng) sau 6-7 ngày dùng que cấy nấm cạo toàn bộ nấm bám trên lá cẩm chướng và môi trường cho vào 10ml nước cất vô trùng lắc đều để bào tử phân tán trong nước. Sau đó, tiến hành đếm bào tử trên buồng đếm hồng cầu. Số lượng bào tử lây nhiễm được trình bày ở bảng 4.8.

Thông thường nấm Fusarium tấn công rễ cây trồng thông qua vết thương, tuy nhiên cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chúng có thể tấn công trực tiếp lên cây ký chủ nhờ khả năng tiết ra rất nhiều loại enzyme khác nhau làm phân hủy vách tế bào thực vật vốn có chức năng chống sự xâm nhiễm từ bên ngoài vào (Christakopoulus et al., 1995; Di Pietro and Roncero, 1996; Huertas- Gonzales et al., 1999; Ruiz-Roldan et al., 1999; Garcia-Maceira et al., 2000). Vì vậy, nhằm mục đích tăng khả năng xâm nhập và gây bệnh của nấm Fusarium, chúng tôi tiến hành lây nhiễm bằng phương pháp nhúng trực tiếp rễ cây nghệ vào dung dịch chứa bào tử nấm để bào tử có thể bám trực tiếp vào rễ, nảy mầm và xâm nhập vào trong cây. Đối chứng nhúng nước cất.

Sự phát triển của nấm bệnh được theo dõi thường xuyên và ghi kết quả sau 7, 14, và 21 ngày lây nhiễm. Kết quả lây nhiễm được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8 Kết quả lấy nhiễm nấm Fusarium trên cây nghệ

Mẫu lây nhiễm Phương pháp lây nhiễm Nồng độ (bào tử/ml) Số cây lây nhiễm

Tỷ lệ bệnh sau lây nhiễm (%)

7 ngày 14 ngày 21 ngày

Đối chứng Nhúng rễ 0 6 0 0 0

Quan sát thí nghiệm trong 21 ngày ở công thức lây nhiễm nấm Fusarium

thấy các cây lây nhiễm phát triển bình thường giống như cây đối chứng. Để chắc chắn nấm Fusarium không phải là nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi tiến hành nhổ cây, rửa sạch, quan sát và so sánh rễ, củ và trẻ đôi thân kiểm tra mạch dẫn bên trong của cả cây lây nhiễm và cây đối chứng. Kết quả, cả đối chứng và cây lây bệnh đều phát triển bình thường như nhau. Như vậy, dựa trên kết quả lây nhiễm chúng tôi kết luận Fusarium không phải là nguyên nhân gây bệnh thối gốc rễ trên nghệ tại Hưng Yên.

- Đối với 2 loài nấm Pythium (Py1 và Py2):

Việc lây nhiễm được thực hiện bằng 3 phương pháp: lây trên cây con, lây trên lá tách và lây trên củ. Đối với phương pháp lây trên cây con, 2-3 viên môi trường PCA chứa nấm thuần được đặt vào vào sát gốc thân cây, tưới nước giữ ẩm liên tục theo dõi trong 3, 5 và 15 ngày. Đối với lây trên lá và củ, viên môi trường chứa nấm được đặt trên lá và củ giữ trong hộp ẩm và theo dõi tương tự. Kết quả lây nhiễm được trình bày ở Bảng 4.9 và hình 4.11.

Kết quả lây nhiễm cho thấy, cả 2 loài Py1 và Py2 đều không thể hình thành vết bệnh trên lá cũng như trên củ nghệ để ẩm. Để xâm nhập thành công, nguồn bệnh của Pythium và Phytophthora phải dưới dạng bọc bào tử và động bào tử. Chúng tôi đã kiểm tra vết lây nhiễm và quan sát thấy sợi cả 2 loài mọc từ miếng thạch, lan trên bề mặt mô nhưng không quan sát thấy bọc bào tử hình thành. Kết quả này trùng khớp với kết quả quan sát hình thái 2 loài ở phần trên, trong đó, thậm chí miếng thạch chứa nấm thuần được đặt chỉ trong nước cất vô trùng đã không thể hình thành cơ quan sinh sản vô tính. Như vậy, sử dụng miếng thạch để lây nhiễm trên lá tách hoặc củ tách có lẽ không phù hợp đối với 2 loài Py1 và Py2. Kết quả này trái ngược với kết quả lây nhiễm loài Pythium zingerberis. Trong năm 2012, bằng phương pháp tương tự, chúng tôi đã quan sát thấy Pythium zingzeris, phân lập từ cây nghệ bị bệnh thối gốc rễ tại Quảng Ninh, có thể tạo vết bệnh trên lá nghệ chỉ sau lây 2 ngày (Nguyễn Thị Thủy, 2012)

Đối với lây nhiễm trên cây con, cả 2 loài Py1 và Py2 đều tạo vết bệnh trên cây lây nhiễm. Kết quả này có thể giải thích được vì đất, kèm theo nước tưới, là nguồn kích thích hiệu quả các loài Pythium và Phytophthora hình thành bọc bào tử và động bào tử.

Dựa trên kết quả lây nhiễm, chúng tôi kết luận cả 2 loài Pythium, Py1 và Py2, đều gây bệnh cho cây nghệ và là nguyên nhân gây bệnh thối gốc rễ nghệ tại Hưng Yên.

Bảng 4.9. Kết quả lây nhiễm nhân tạo nấm 2 loài Pythium trên cây nghệ

Mẫu

Phythium Phương pháp n

Số cây/vết lây nhiễm phát triển triệu chứng sau lây 3 ngày 5 ngày 15 ngày

Py1

Lây vào gốc cây con 6 (cây lây) 3 4 4

Lá, để ẩm 3 (vết lây) 0 0 0

Củ, để ẩm 4 (vết lây) 0 0 0

Py2

Lây vào gốc cây con 6 (cây lây) 4 4 4

Lá, để ẩm 6 (vết lây) 0 0 0 Củ, để ẩm 8 (vết lây) 0 0 0 Đối chứng Đặt thạch (không chứa nấm) vào gốc cây con 6 (cây đặt) 0 0 0 Lá, để ẩm 3 (vết đặt) 0 0 0 Củ, để ẩm 4 (vết đặt) 0 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần bệnh nấm hại trên cây gừng và nghệ tại hà nội và phụ cận (Trang 52 - 56)