Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng cây trầu bà đế vương đỏ (philodendron imperial red) bằng phương pháp thủy canh tĩnh (Trang 46 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết quả nghiên cứu

4.1.1. Ảnh hưởng của dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ.

Để đưa một đối tượng cây trồng mới vào trồng thủy canh, việc đầu tiên là cần đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện trồng thủy canh của cây trồng đó, lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp, xác định được các chỉ số dung dịch thuỷ canh (pH, EC) tối ưu cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ nhằm đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện trồng thuỷ canh của cây; lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp với sinh trưởng của cây; xác định được các chỉ số kỹ thuật (EC, pH dung dịch) phù hợp với sinh trưởng của cây.

4.1.1.1.Ảnh hưởng của loại dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây

Để đánh giá và lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp, chúng tôi bố trí thí nghiệm trồng thuỷ canh cây Trầu bà đế vương đỏ với 4 công thức thí nghiệm. Trong đó sử dụng 1 công thức đối chứng là nước lã và 3 công thức sử dụng 3 loại dinh dưỡng cơ bản của lịch sử phát triển dinh dưỡng thuỷ canh là dung dịch Knop, dung dịch Imai và dung dịch Hoagland. Đánh giá thí nghiệm thông qua việc theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây.

Để đánh giá được tính thích ứng với điều kiện trồng thuỷ canh tĩnh, chúng tôi theo dõi và đánh giá tỷ lệ sống và động thái ra lá, tăng trưởng chiều cao của cây trong 90 ngày. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 4.1.1.

Bảng 4.1.1. Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sinh trưởng của cây Chỉ tiêu Chỉ tiêu Loại dung dịch Tỷ lệ sống (%) Thời gian ra rễ mới (ngày) Số lá (lá)

Chiều cao cây (cm)

Bắt đầu Kết thúc CT1: DD Knop 100% 8,3b 8,9a 5,6a 19,8c CT2: DD Imai 100% 6,5c 9,0a 5,6a 22,0b CT3: DD Hoagland 100% 3,1 a 9,0a 5,5a 29,0a CT4: Nước lã (ĐC) 100% 8,6b 7,9b 5,5a 17,8d LSD 0,05 - 1,1 0,3 0,13 1,7 CV% - 1,5 1,9 1,2 3,8 Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ

nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Kết quả theo dõi ở bảng 4.1.1 cho thấy, cây Trầu bà đế vương đỏ hoàn toàn thích ứng với điều kiện trồng thủy canh tĩnh. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ sống của cây ở tất cả các công thí nghiệm đều đạt 100% sau 90 ngày theo dõi ngay cả ở môi trường không sử dụng dinh dưỡng (CT4 - nước lã).

Ảnh hưởng đầu tiên của dung dịch dinh dưỡng đến cây đó là sự ra rễ mới của cây. Chúng ta thấy CT4 và CT1, cây ra rễ mới sau hơn 8 ngày (8,3 ngày ở CT1 và 8,6 ngày ở CT4) và không có sự khác biệt giữa hai CT này. Ở CT3 sử dụng dung dịch Hoagland, cây ra rễ sớm nhất (3,1 ngày), sớm hơn 5 ngày so với CT1 và CT4. Trong khi công thức 2 (dung dịch Imai), cây ra rễ mới sau 6,5 ngày.

Khi theo dõi chỉ tiêu về tổng số lá trên cây ở bảng 4.1.1, chúng tôi nhận thấy, không có sự khác biệt giữa các công thức có sử dụng dinh dưỡng nhưng có sự khác biệt giữa có và không sử dụng dung dịch dinh dưỡng. Điều này thể hiện ở tổng số lá trên cây sau 90 ngày theo dõi. Ở công thức đối chứng, số lá đếm được là 7,9 lá trong khi ở các công thức còn lại số lá đếm được là 9 lá.

Như vậy, dung dịch dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành rễ mới khác nhau ở các công thức thí nghiệm nhưng không ảnh hưởng đến sự hình thành lá mới của cây trong các công thức có sử dụng dinh dưỡng. Trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng thúc đẩy sự hình thành rễ mới và lá mới của cây. Dung dịch Hoagland tốt nhất cho sự hình thành rễ mới của cây.

Bên cạnh việc đánh giá về tỷ lệ sống và sự hình thành rễ mới của cây khi trồng bằng phương pháp thuỷ canh với các dung dịch dinh dưỡng khác nhau, để có được cái nhìn khái quát về ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây, chúng tôi theo dõi và đánh giá chỉ tiêu chiều cao cây. Bảng 4.1.1 cho chúng ta thấy, chiều cao cây khi bắt đầu thí nghiệm của các cây khá đồng đều, không có sự sai khác nào giữa các công thức thí nghiệm, đảm bảo được độ đồng đều về mặt thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm, chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng rõ nét của các loại dung dịch khác nhau đến sinh trưởng của cây khác nhau. Chiều cao cây khi kết thúc thí nghiệm ở công thức sử dụng Hoagland cho kết quả cao nhất với chiều cao cây đạt 29cm, thấp nhất là công thức đối chứng chiều cao cây đạt 17,8 cm, thấp hơn so với công thức 3 là 11,7 cm. Công thức 1 chiều cao cây đạt 19,8 cm và công thức 2 chiều cao cây đạt 22,0 cm. Như vậy, dinh dưỡng khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau. Biểu đồ 4.1.1 cho chúng ta thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng này.

Biểu đồ 4.1.1 chho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các công thức được thể hiện rõ sau 20 ngày đưa cây vào dung dịch (lần đo thứ 3). Càng về sau, sự khác biệt về loại dung dịch dinh dưỡng biểu hiện rõ hơn, đường đồ thị biểu thị cho từng loại dung dịch càng cách xa. Điều này có thể cho chúng ta dự đoán về kết quả sử dụng dinh dưỡng thuỷ canh cho cây ở những thời gian tiếp theo trong giai đoạn phát triển thân lá của cây Trầu bà đế vương đỏ. Thêm vào đó, chúng ta thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây tại các công thức không đi theo đường thẳng mà có xu hướng tăng trưởng theo đường gấp khúc. Điều này là do cây tăng trưởng chiều cao chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng của chiều dài lá lá. Lá mới hình thành có xu hướng lá sau lớn hơn lá trước.

Chúng tôi đã theo dõi động thái ra lá mới tại các công thức thông qua chỉ tiêu thời gian hình thành lá. Kết quả cho thấy, từ khi hình thành đến khi lá mở hoàn toàn và đạt kích thước tối đa tại các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 18,6-22,7 ngày. Kết quả được thể hiện cụ thể tại biểu đồ 4.1.2.

Tại biểu đồ 4.1.2 cho thấy, công thức đối chứng có thời gian hoàn thành lá lâu nhất với 22,7 ngày trong khi ở các công thức công thức có sử dụng dinh dưỡng, thời gian hoàn thành lá mới là 18,6-19,1 ngày. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là loại dinh dưỡng khác nhau thì thời gian hoàn thành lá mới không khác nhau. Nhưng có sự sai khác giữa công thức có sử dụng dinh dưỡng và công thức đối chứng không sử dụng dinhh dưỡng.

Cây Trầu bà đế vương đỏ là cây cảnh trong nhà nên lá cây được coi là bộ mặt thể hiện giá trị thẩm mỹ của cây và lá cây cũng là bộ phận thể hiện được sự hấp thu dinh dưỡng của cây. Để có thể đánh giá kỹ hơn về mức độ ảnh hưởng của loại dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây, chúng tôi tiến hành theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu về kích thước lá. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 4.1.2.

Bảng 4.1.2. Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sinh trưởng của lá cây

Chỉ tiêu

Loại dung dịch

Chiều dài lá

(cm)

Chiều dài phiến lá

(cm) Chiều rộng phiến lá (cm) CT1: DD Knop 18.7c 11.8c 5.2c CT2: DD Imai 21.3b 13.2b 6.5b CT3: DD Hoagland 27.8a 18.0a 8.2a CT4: Nước lã (ĐC) 15.9d 11.0c 4.4d LSD 0,05 0,98 0,97 0,42 CV% 2,3 3,6 3,4

Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Số liệu ở bảng 4.1.2 cho chúng ta khẳng định thêm một lần nữa về dung dịch dinh dưỡng hù hợp với sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ. Với công thức sử dụng dung dịch Hoagland, lá cây phát triển đạt kích thước cao nhất so với các công thức còn lại. Tiếp theo là dung dịch Imai, Knop và cuối cùng là công thức đối chứng. Ở công thức 3-sử dụng dung dịch Hoagland cho kết quả cao nhất đạt 27,8cm, chiều rộng lá đạt 8,2cm, cao hơn công thức đối chứng 11,9 cm về chiều dài lá và 3,8cm chiều rộng lá.

Như vậy, dung dịch dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng kích thước lá cũng khác nhau. Biểu đồ 4.1.3 giúp chúng ta quan sát kỹ hơn về sự khác biệt giữa các công thức.

Biểu đồ 4.1.3. Ảnh hưởng của loại dung dịch đến kích thước lá

Nhìn vào biểu đồ 4.1.3 chúng ta thấy, ở công thức đối chứng, lá phát triển có xu hướng ngắn lại (tương quan tỷ lệ chiều dài lá và chiều rộng lá thấp hơn so với các công thức còn lại) trong khi tại công thức Hoagland, tỷ lệ chiều dài lá và chiều rộng lá lớn. Tỷ lệ này có liên quan đến hình thái lá và đánh giá thẩm mỹ của cây khi thương mại hoá sản phẩm.

Quan sát về hình dạng lá sau 90 ngày cây trồng trong các loại dung dịch khác nhau, chúng tôi thấy xu hướng phát triển lá cây khác nhau. Ở công thức sử dụng dinh dưỡng Hoagland và Imai, lá cây phát triển đều cả về chiều dài lá và chiều rộng lá (lá cây có hình dạng đặc trưng của giống) trong khi ở hai công thức còn lại sử dụng dung dịch Knop và công thức đối chứng lá cây có xu hướng chùn lại, hơi biến dạng và phiến lá không mở rộng. Chúng ta thấy rõ được sự khác biệt giữa các công thức ở hình 4.1.1 và hình 4.1.2.

Hình 4.1.1. Ảnh hưởng của loại dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây đến sinh trưởng của cây

Hình 4.1.2. Ảnh hưởng của loại dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của lá cây đến sinh trưởng của lá cây

Như vậy, loại dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ khác nhau và dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sinh

trưởng của lá cây cũng khác nhau. Dung dịch dinh dưỡng Hoagland cho kết quả cao nhất so với những công thức còn lại. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.

4.1.1.2. Ảnh hưởng của pH dung dịch đến sinh trưởng của cây

pH dung dịch ảnh hưởng lớn đến sự hút và sử dụng dinh dưỡng của cây đặc biệt là những cây trồng thuỷ canh. Để xác định được mức pH phù hợp cho sự sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo và đưa ra khuyến cáo cho người sản xuất về chỉ số pH phù hợp, chúng thôi thực hiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của pH dung dịch đến sinh trưởng của cây. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.1.3.

Bảng 4.1.3. Ảnh hưởng của pH dung dịch đến sinh trưởng của cây

Chỉ tiêu

Công thức

Tỷ lệ sống (%) Thời gian ra

rễ mới (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Bắt đầu Kết thúc CT1: pH = 5,0 100 3,2 6,2a 19,4d CT2: pH = 5,5 100 3,3 6,3a 23,2c CT3: pH = 6,0 100 3,3 6,2a 28,0a CT4: pH = 6,5 100 3,2 6,3a 27,8a CT5: pH = 7,0 100 3,1 6,3a 24,4b LSD 0,05 - - 0,2 1,1 CV% - - 1,8 1,5

Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Số liệu tại bảng 4.1.3 cho thấy, tỷ lệ sống của cây sau 90 ngày theo dõi đều đạt 100%, bước đầu cho chúng ta thấy được phổ thích ứng của cây với pH dung dịch khá rộng. Để đánh giá kỹ hơn, chúng ta xét đến chỉ tiêu về thời gian ra rễ của cây. Thời gian ra rễ của cây tại các công thức tương đối đồng đều từ 3,1 đến 3,3 ngày và không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các công thức. Như vậy, dung dịch khác nhau không ảnh tới tỷ lệ sống và thời gian ra rễ mới của cây.

Để tiếp tục đánh giá về sự ảnh hưởng của pH dung dịch đến sinh trưởng của cây, chúng tôi theo dõi và đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao cây của các

công thức thí nghiệm. Chúng ta thấy, tại mức pH = 6,0-6,5, cây tăng trưởng chiều cao mạnh nhất với 27,8cm và 28,0cm, sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê nghĩa là ở hai mức pH=6,0 và 6,5, sinh trưởng của cây là như nhau. Ở mức pH=5,0, tăng trưởng chiều cao của cây chậm nhất, chiều cao cây chỉ đạt 19,4cm thấp hơn so với công thức 3 và công thức 4 là 10,6cm. Ở công thức 2 và công thức 5, tăng trưởng chiều cao chậm hơn so với công thức 3 và công thức 4, chiều cao của hai công thức này chỉ đạt 23,2cm và 24,4cm. Điều này cho thấy, mức pH chua nhẹ (hơi chua) phù hợp với tăng trưởng chiều cao của cây, ở các mức pH axit hoặc trung tính, cây sinh trưởng chậm, không tốt cho sự tăng trưởng chiều cao của cây.

Ảnh hưởng của pH dung dịch đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây được thể hiện trong biểu đồ 4.1.4.

Biểu đồ 4.1.4. Ảnh hưởng của pH dung dịch đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Ta thấy, động thái tăng trưởng chiều cao của công thức 3 và công thức 4 tương tự và liền nhau. Như vậy, tăng trưởng chiều cao ở hai công thức này là như nhau. Đường tăng trưởng của các công thức tách nhau từ lần đo thứ 4 (30 ngày). Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy, động thái tăng trưởng chiều cao cây được đi theo 3 nhóm, nhóm tốt nhất là công thức 3 và 4; nhóm tăng trưởng chậm nhất

là công thức 1, sau 90 ngày, chiều cao cây chỉ đạt 19,4 cm; nhóm công thức 2 và công thức 5 có đường tăng trưởng chiều cao ở mức trung bình 23,2-24,4cm và sự sai khác giữa hai công thức này không có ý nghĩa thống kê.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của pH dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây, chúng tôi đánh giá sự ảnh hưởng đó đối với các chỉ tiêu tăng trưởng kích thước lá và sự hình thành lá mới. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 4.1.4.

Bảng 4.1.4. Ảnh hưởng của pH dung dịch thủy canh đến sinh trưởng của lá cây

Chỉ tiêu Công thức Chiều dài lá (cm) Chiều dài phiến lá (cm) Chiều rộng phiến lá (cm) Số lá (lá) CT1: pH = 5,0 18,1c 11,2c 5,4c 7,0b CT2: pH = 5,5 21,7b 12,4b 6,2b 7,93a CT3: pH = 6,0 27,3a 19,0a 8,0a 7,89a CT4: pH = 6,5 27,0a 18,2a 7,7a 7,78a CT5: pH = 7,0 22,5b 12,4b 6,0b 6,87b LSD 0,05 1,6 0,9 0,8 0,4 CV% 3,8 3,75 4,1 2,7 Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ

nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.

Bảng 4.1.4 cho chúng ta thấy rõ hơn về ảnh hưởng của pH dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ. Ở công thức 3 và 4, kích thước lá lớn nhất cả về chiều dài lá và chiều rộng lá.

Là loại cây cảnh trong nhà, điều đó có nghĩa là bộ lá là một bộ phận quan trọng quyết định giá trị của cây, cây Trầu bà đế vương đỏ được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và hiện đang có giá bán khá cao trên thị trường. Việc trồng thuỷ canh cây Trầu bà đế vương, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng là yêu cầu tiên quyết, cây sinhh trưởng tốt sẽ cho bộ lá tươi tốt, màu sắc tươi sáng.

Cũng tương tự như kết quả theo dõi chiều cao cây, sự ảnh hưởng của pH dung dịch đến kích thước lá cũng cho chúng ta thấy, ở pH từ 6,0-6,5, lá cây có

kích thước lớn, bề mặt lá căng bóng bắt mắt, chiều dài lá đạt 27cm. Ở công thức pH=5,0, cây sinh trưởng kém nhất, chiều dài lá chỉ đạt 18,2cm thấp hơn so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng cây trầu bà đế vương đỏ (philodendron imperial red) bằng phương pháp thủy canh tĩnh (Trang 46 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)