Chỉ tiêu Công thức
Thời gian ra rễ
mới (ngày) Mô tả bộ rễ
CT1 3,5 Rễ cây phát triển mạnh, có xu hướng phát
triển lên phía trên bề mặt thoáng và kéo dài xuống đáy chậu.
CT2 3,6
CT3 3,5 Rễ có xu hướng phát triển lên phía trên bề
mặt thoáng và kéo dài xuống đáy chậu nhưng bộ rễ nằm gọn trong phạm vi của chậu trồng mà ít phát triển lên phía trên của miệng chậu
CT4 3,7
CT5 3,6
Ghi chú: Các công thức thí nghiệm CT1: Rễ cây ngập hoàn toàn trong dung dịch CT2: Chừa lại 1cm khoảng trồng giữa mặt dung dịch và gốc CT3: Chừa lại 2cm khoảng trồng giữa mặt dung dịch và gốc CT4: Chừa lại 3cm khoảng trồng giữa mặt dung dịch và gốc CT5: Chừa lại 4cm khoảng trồng giữa mặt dung dịch và gốc
Kết quả theo dõi cho thấy, độ ngập rễ không ảnh hưởng tới thời gian ra rễ mới của cây, tại các công thức thí ngiệm, thời gian ra rễ của cây khá đồng đều trung bình từ 3,5-3,7 ngày. Tuy nhiên, khi quan sát sự phát triển của bộ rễ, chúng tôi nhận thấy, bộ rễ có sự phát triển khác nhau tại các công thức thí nghiệm. Sự phát triển này có thể được chia thành hai nhóm. Nhóm 1, rễ cây hình thành và phát triển mạnh xung quanh gốc cây trong rọ chứa phía trên dung dịch và nhóm còn lại phát triển tập chung phía trong cốc dung dịch. Tại các công thức 1, 2, cây phát triển bộ rễ phía trên mặt dung dịch. Đối với các công thức 3, 4 và công thức 5, rễ cây phát triển bên trong dung dịch, khoảng trống giữa mặt dung dịch và đáy rọ trồng cây bên trong chậu trồng.
Hình 4.1.8. Ảnh hưởng của độ ngập rễ đến sự phát triển bộ rễ cây
(A) Rễ câytại CT1 (B) Rễ cây tại CT5
Như vậy, rễ cây phát triển theo hai nhóm khác nhau tùy thuộc theo mức độ ngập rễ trong dung dịch, sự phát triển đó có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao cây như thế nào? Chúng tôi tiếp tục theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về tăng trưởng chiều cao và kích thước lá tại các công thức. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 4.1.10.