3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD). Mỗi công thức thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 5 cây, tổng số cây theo dõi cho mỗi công thức thí nghiệm là 15 cây (n=15).
3.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Phương pháp theo dõi: các chỉ tiêu được đo, đếm 10 ngày 1 lần. - Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Chiều cao cây (cm): Đo bằng thước thẳng từ gốc lá đến đỉnh lá cao nhất. + Chiều dài lá (cm): Đo lá lớn nhất trên cây, đo bằng thước thẳng từ gốc lá (phần tiếp xúc giữa cuống lá và thân) đến đỉnh lá.
+ Chiều rộng lá (cm): Đo tại vị trí rộng nhất của phiến lá
+ Chiều dài phiến lá (cm): Đo từ phần đính phiến lá và cuống lá đến đỉnh lá. + Số lá mới (lá): được tính là 1 lá khi lá đã mở 2/3 phiến lá
+ Thời gian ra rễ mới (ngày): Được xác định là số ngày từ khi bắt đầu thí nghiệm đến khi cây xuất hiện rễ mới.
+ Tỷ lệ sống (%): Đếm số cây chết, kết quả được tính bằng tổng số cây chết trên tổng số cây còn sống.
+ Thời gian hoàn thành lá mới (ngày): Được tính từ ngày xuất hiện chồi lá đến ngày lá mở hoàn toàn và đạt kích thước ổn định (lá không tăng kích thước). Đối với chỉ tiêu thời gian hoàn thành lá mới, việc theo dõi lấy số liệu được thực hiện 5 ngày 1 lần.
3.4.3. Quy trình nghiên cứu
- Chọn cây thí nghiệm: Chọn những cây đồng đều về hình thái, cây sinh trưởng khoẻ, không bị sâu, bệnh hại.
- Thường xuyên theo dõi, tỉa bỏ lá già, rễ hỏng, thối
- Chuẩn bị cây đưa vào thí nghiệm: Cây được nhấc ra khỏi khay ươm, nhúng rễ cây vào chậu nước sạch trong 30 phút để giá thể trồng (sơ dừa nghiền)
rã bớt, rửa nhẹ nhàng bộ rễ và hạn chế làm đứt rễ cây, tỉa bỏ những lá héo, lá vàng. Sau khi bộ rễ được rửa sạch, để cây ở chỗ râm mát cho ráo nước, tỉa bỏ 50% rễ và thực hiện thí nghiệm.
Điều chỉnh để chừa lại 1cm khoảng trống giữa mặt dung dịch và đáy chậu trồng cây, không để rễ cây ngập hoàn toàn trong dung dịch.
- Đối với những thí nghiệm về dung dịch dinh dưỡng: Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số pH, EC dung dịch 2 ngày 1 lần, 10 ngày thay mới dung dịch 1 lần đảm bảo cây trong thí nghiệm được chăm sóc và theo dõi đồng đều. Sử dụng nước vôi trong và giấm ăn để điều chỉnh pH của dung dịch.
- Đối với những thí nghiệm về kỹ thuật trồng: Thực hiện thí các thí nghiệm trên nền kết quả thu được từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây.
3.4.4. Các thí nghiệm tiến hành
- Các công thức thí nghiệm được chăm sóc theo cùng một kỹ thuật đảm bảo độ đồng đều của thí nghiệm.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua việc theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây Thí nghiệm được bố trí trên cây Trầu bà Đế vương đỏ 03 tháng tuổi. Thí nghiệm gồm 4 công thức, tương ứng với 03 loại dung dịch thuỷ canh và 01 công thức đối chứng không pha dinh dưỡng, mỗi loại dung dịch dinh dưỡng là một công thức. Các công thức thí nghiệm: CT1: Dung dịch Knop CT2: Dung dịch Imai CT3: Dung dịch Hoagland CT4 (ĐC): Nước lã
Các công thức thí nghiệm 1, 2, 3 điều chỉnh các chỉ số dung dịch ở mức pH =6,5; EC=1.000µS/cm. Các công thức được theo dõi và điều chỉnh các thông số pH và EC 2 ngày 1 lần. Tại công thức đối chứng, không điều chỉnh EC, chỉ điều chỉnh pH=6,5 đảm bảo độ đồng đều như các công thức còn lại.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng - Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 3/2017 đến hết tháng 5/2017.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của pH dung dịch đến sinhh trưởng của cây. Thí nghiệm được bố trí trên cây Trầu bà Đế vương đỏ 04 tháng tuổi, thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: pH = 5,0 CT2: pH = 5,5 CT3: pH = 6,0 CT4: pH = 6,5 CT5: pH = 7,0
Dung dịch thuỷ canh của các công thức thí nghiệm được sử dụng là dung dịch Hoagland ở EC=1.000µS/cm. Dung dịch được kiểm tra và điều chỉnh pH, EC hai ngày một lần đảm bảo cây sinh trưởng trong điều kiện dung dịch đồng đều về EC dung dịch và pH được điều chỉnh theo các công thức thí nghiệm. pH được điều chỉnh bằng nước vôi trong và giấm ăn.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây
- Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 4/2017 đến hết tháng 6/2017.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của EC dung dịch đến sinhh trưởng của cây. Thí nghiệm được bố trí trên cây Trầu bà Đế vương đỏ 04 tháng tuổi, thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: EC = 500µS/cm CT2: EC = 1.000µS/cm CT3: EC = 1.500µS/cm CT4: EC = 2.000µS/cm CT5: EC = 2.500µS/cm
Dung dịch thuỷ canh của các công thức thí nghiệm được sử dụng là dung dịch Hoagland ở pH =6,5. Dung dịch được kiểm tra và điều chỉnh pH hai ngày một lần đảm bảo độ đồng đều của thí nghiệm. EC dung dịch được điều chỉnh theo các công thức thí nghiệm 2 ngày 1 lần.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng - Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 4/2017 đến hết tháng 6/2017.
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của kỹ thuật cắt rễ đến sinh trưởng của cây. Thí nghiệm được bố trí trên cây Trầu bà Đế vương đỏ 03 tháng tuổi, thí nghiệm gồm 6 công thức CT1: Cắt cụt hoàn toàn bộ rễ (0cm) CT2: Cắt chừa lại 1cm rễ CT3: Cắt chừa lại 2cm rễ CT4: Cắt chừa lại 3cm rễ CT5: Cắt chừa lại 4cm rễ CT5: Không cắt rễ
Dung dịch thuỷ canh của các công thức thí nghiệm được sử dụng là dung dịch Hoagland ở EC =1.000µS/cm, pH =6,5. Dung dịch được kiểm tra và điều chỉnh pH, EC hai ngày một lần đảm bảo cây sinh trưởng trong điều kiện dung dịch đồng đều về EC và pH dung dịch;
Rễ cây sau khi được rửa sạch giá thể, để vào chỗ râm mát cho ráo nước sau đó thực hiện cắt bớt rễ theo các công thức thí nghiệm.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 6/2017 đến hết tháng 8/2017.
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của độ ngập rễ đến sinh trưởng của cây.
Thí nghiệm được bố trí trên cây Trầu bà Đế vương đỏ 03 tháng tuổi, thí nghiệm gồm 5 công thức
CT1: Bộ rễ nằm hoàn toàn trong dung dịch
CT2: Chừa lại 1cm khoảng trống giữa gốc cây và mặt dung dịch CT3: Chừa lại 2cm khoảng trống giữa gốc cây và mặt dung dịch CT4: Chừa lại 3cm khoảng trống giữa gốc cây và dung dịch CT5: Chừa lại 4cm khoảng trống giữa gốc cây và dung dịch
Dung dịch thuỷ canh của các công thức thí nghiệm được sử dụng là dung dịch Hoagland ở EC =1.000µS/cm, pH =6,5. Dung dịch được kiểm tra và điều
chỉnh các chỉ số pH, EC, độ ngập rễ 2 ngày 1 lần đảm bảo các yếu tố thí nghiệm và mức độ ngập rễ của cây được duy trì.
Rễ cây sau khi được rửa sạch giá thể, để vào chỗ râm mát cho ráo nước sau đó thực hiện các công thức thí nghiệm.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng - Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 6/2017 đến hết tháng 8/2017.
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của thời gian bổ sung dung dịch đến sinh trưởng của cây.
Thí nghiệm được bố trí trên cây Trầu bà Đế vương đỏ 03 tháng tuổi, thí nghiệm gồm 5 công thức: CT1: 5 ngày 1 lần CT2: 10 ngày 1 lần CT3: 15 ngày 1 lần CT4: 20 ngày 1 lần CT5: 25 ngày 1 lần
Dung dịch thuỷ canh của các công thức thí nghiệm được sử dụng là dung dịch Hoagland ở EC =1.000µS, pH =6,0-6,5. Rễ cây sau khi được rửa sạch giá thể, để vào chỗ râm mát cho ráo nước sau đó thực hiện các công thức thí nghiệm.
- Đánh giá thí nghiệm thông qua theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây.
- Thời gian thực hiện thí nghiệm: từ tháng 6/2017 đến hết tháng 8/2017.
3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Số liệu sau khi tổng hợp được xử lý bằng các phần mềm xử lý thống kê SAS 9.1 và Microsoft Excel.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Ảnh hưởng của dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ.
Để đưa một đối tượng cây trồng mới vào trồng thủy canh, việc đầu tiên là cần đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện trồng thủy canh của cây trồng đó, lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp, xác định được các chỉ số dung dịch thuỷ canh (pH, EC) tối ưu cho sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ nhằm đánh giá khả năng thích ứng với điều kiện trồng thuỷ canh của cây; lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp với sinh trưởng của cây; xác định được các chỉ số kỹ thuật (EC, pH dung dịch) phù hợp với sinh trưởng của cây.
4.1.1.1.Ảnh hưởng của loại dung dịch thuỷ canh đến sinh trưởng của cây
Để đánh giá và lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp, chúng tôi bố trí thí nghiệm trồng thuỷ canh cây Trầu bà đế vương đỏ với 4 công thức thí nghiệm. Trong đó sử dụng 1 công thức đối chứng là nước lã và 3 công thức sử dụng 3 loại dinh dưỡng cơ bản của lịch sử phát triển dinh dưỡng thuỷ canh là dung dịch Knop, dung dịch Imai và dung dịch Hoagland. Đánh giá thí nghiệm thông qua việc theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây.
Để đánh giá được tính thích ứng với điều kiện trồng thuỷ canh tĩnh, chúng tôi theo dõi và đánh giá tỷ lệ sống và động thái ra lá, tăng trưởng chiều cao của cây trong 90 ngày. Kết quả theo dõi được thể hiện trong bảng 4.1.1.
Bảng 4.1.1. Ảnh hưởng của dung dịch thủy canh đến sinh trưởng của cây Chỉ tiêu Loại dung dịch Tỷ lệ sống (%) Thời gian ra rễ mới (ngày) Số lá (lá)
Chiều cao cây (cm)
Bắt đầu Kết thúc CT1: DD Knop 100% 8,3b 8,9a 5,6a 19,8c CT2: DD Imai 100% 6,5c 9,0a 5,6a 22,0b CT3: DD Hoagland 100% 3,1 a 9,0a 5,5a 29,0a CT4: Nước lã (ĐC) 100% 8,6b 7,9b 5,5a 17,8d LSD 0,05 - 1,1 0,3 0,13 1,7 CV% - 1,5 1,9 1,2 3,8 Chú thích: Những trị số trong cùng 1 cột có cùng 1 chữ cái là không có sự sai khác ở mức sai khác nhỏ
nhất có ý nghĩa 5% theo phần mềm SAS 9.1.
Kết quả theo dõi ở bảng 4.1.1 cho thấy, cây Trầu bà đế vương đỏ hoàn toàn thích ứng với điều kiện trồng thủy canh tĩnh. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ sống của cây ở tất cả các công thí nghiệm đều đạt 100% sau 90 ngày theo dõi ngay cả ở môi trường không sử dụng dinh dưỡng (CT4 - nước lã).
Ảnh hưởng đầu tiên của dung dịch dinh dưỡng đến cây đó là sự ra rễ mới của cây. Chúng ta thấy CT4 và CT1, cây ra rễ mới sau hơn 8 ngày (8,3 ngày ở CT1 và 8,6 ngày ở CT4) và không có sự khác biệt giữa hai CT này. Ở CT3 sử dụng dung dịch Hoagland, cây ra rễ sớm nhất (3,1 ngày), sớm hơn 5 ngày so với CT1 và CT4. Trong khi công thức 2 (dung dịch Imai), cây ra rễ mới sau 6,5 ngày.
Khi theo dõi chỉ tiêu về tổng số lá trên cây ở bảng 4.1.1, chúng tôi nhận thấy, không có sự khác biệt giữa các công thức có sử dụng dinh dưỡng nhưng có sự khác biệt giữa có và không sử dụng dung dịch dinh dưỡng. Điều này thể hiện ở tổng số lá trên cây sau 90 ngày theo dõi. Ở công thức đối chứng, số lá đếm được là 7,9 lá trong khi ở các công thức còn lại số lá đếm được là 9 lá.
Như vậy, dung dịch dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sự hình thành rễ mới khác nhau ở các công thức thí nghiệm nhưng không ảnh hưởng đến sự hình thành lá mới của cây trong các công thức có sử dụng dinh dưỡng. Trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng thúc đẩy sự hình thành rễ mới và lá mới của cây. Dung dịch Hoagland tốt nhất cho sự hình thành rễ mới của cây.
Bên cạnh việc đánh giá về tỷ lệ sống và sự hình thành rễ mới của cây khi trồng bằng phương pháp thuỷ canh với các dung dịch dinh dưỡng khác nhau, để có được cái nhìn khái quát về ảnh hưởng của loại dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây, chúng tôi theo dõi và đánh giá chỉ tiêu chiều cao cây. Bảng 4.1.1 cho chúng ta thấy, chiều cao cây khi bắt đầu thí nghiệm của các cây khá đồng đều, không có sự sai khác nào giữa các công thức thí nghiệm, đảm bảo được độ đồng đều về mặt thí nghiệm. Khi kết thúc thí nghiệm, chúng ta nhận thấy sự ảnh hưởng rõ nét của các loại dung dịch khác nhau đến sinh trưởng của cây khác nhau. Chiều cao cây khi kết thúc thí nghiệm ở công thức sử dụng Hoagland cho kết quả cao nhất với chiều cao cây đạt 29cm, thấp nhất là công thức đối chứng chiều cao cây đạt 17,8 cm, thấp hơn so với công thức 3 là 11,7 cm. Công thức 1 chiều cao cây đạt 19,8 cm và công thức 2 chiều cao cây đạt 22,0 cm. Như vậy, dinh dưỡng khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều cao cây khác nhau. Biểu đồ 4.1.1 cho chúng ta thấy rõ hơn về sự ảnh hưởng này.
Biểu đồ 4.1.1 chho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa các công thức được thể hiện rõ sau 20 ngày đưa cây vào dung dịch (lần đo thứ 3). Càng về sau, sự khác biệt về loại dung dịch dinh dưỡng biểu hiện rõ hơn, đường đồ thị biểu thị cho từng loại dung dịch càng cách xa. Điều này có thể cho chúng ta dự đoán về kết quả sử dụng dinh dưỡng thuỷ canh cho cây ở những thời gian tiếp theo trong giai đoạn phát triển thân lá của cây Trầu bà đế vương đỏ. Thêm vào đó, chúng ta thấy động thái tăng trưởng chiều cao cây tại các công thức không đi theo đường thẳng mà có xu hướng tăng trưởng theo đường gấp khúc. Điều này là do cây tăng trưởng chiều cao chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng của chiều dài lá lá. Lá mới hình thành có xu hướng lá sau lớn hơn lá trước.
Chúng tôi đã theo dõi động thái ra lá mới tại các công thức thông qua chỉ tiêu thời gian hình thành lá. Kết quả cho thấy, từ khi hình thành đến khi lá mở hoàn toàn và đạt kích thước tối đa tại các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 18,6-22,7 ngày. Kết quả được thể hiện cụ thể tại biểu đồ 4.1.2.
Tại biểu đồ 4.1.2 cho thấy, công thức đối chứng có thời gian hoàn thành lá lâu nhất với 22,7 ngày trong khi ở các công thức công thức có sử dụng dinh dưỡng, thời gian hoàn thành lá mới là 18,6-19,1 ngày. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là loại dinh dưỡng khác nhau thì thời gian hoàn thành lá mới không khác nhau. Nhưng có sự sai khác giữa công thức có sử dụng dinh dưỡng và công thức đối chứng không sử dụng dinhh dưỡng.
Cây Trầu bà đế vương đỏ là cây cảnh trong nhà nên lá cây được coi là bộ mặt thể hiện giá trị thẩm mỹ của cây và lá cây cũng là bộ phận thể hiện được sự