Các phương pháp thuỷ canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng cây trầu bà đế vương đỏ (philodendron imperial red) bằng phương pháp thủy canh tĩnh (Trang 33 - 35)

* Khái niệm:

Thuỷ canh (Hydroponics) là kỹ thuật trồng cây không dùng đất. Cây trồng được trồng trực tiếp trong môi trường dinhh dưỡng hoặc trong giá thể. Giá thể được sử dụng có thể là cát, trấu hun, sơ dừa, than bùn, sỏi nhẹ, đất nung....Kỹ thuật thuỷ canh là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất của nghề làm vườn.

Trồng cây không sử dụng đất đã được đề xuất từ lâu bởi các nhà khoa học như Knop, Kimusa… (Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch, 1994).

* Phân loại hệ thống thuỷ canh

Căn cứ vào đặc điểm dung dịch dinh dưỡng có thể chia thành hai phương pháp thủy canh như sau (FAO, 1992):

- Hệ thống thủy canh tĩnh: ở hệ thống này, rễ cây một phần được nhúng liên tục trong dung dịch dinh dưỡng, là hệ thống mà trong quá trình trồng cây dung dịch dinh dưỡng không chuyển động. Hệ thống này có ưu điểm là không phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên giá thành thấp hơn, nhưng hạn chế là thường thiếu Oxygen trong dung dịch, dễ gây chua ngộ độc cho cây.

- Hệ thống thủy canh động: Là loại hệ thống mà trong quá trình trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch không bị thiếu Oxygen. Các hệ thống thủy canh động được hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí, tưới nhỏ giọt và có thể chia làm hai loại như sau:

+ Thủy canh mở: là hệ thống thủy canh động mà trong đó dung dịch dinh dưỡng không có sự tuần hoàn trở lại gây lãng phí dung dịch.

+ Thủy canh kín: là hệ thống thủy canh động mà trong đó dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dinh dưỡng hồi quy.

* Kỹ thuật trồng thủy canh tĩnh

- Hệ thống trồng cây trong nước sâu (hệ thống Gericke): là phương pháp trồng cây không dùng đất đầu tiên được thực hiện năm 1930. Hệ thống này gồm một hệ thống máng chứa dung dịch, trên mặt máng căng một lớp lưới bên trên rải một lớp cát mỏng. Rễ cây nhúng hoàn toàn hay 1 phần vào dung dịch ở trạng thái tĩnh hay tuần hoàn liên tục. Người ta điều khiển khoảng cách giữa lớp lưới và bề mặt dung dịch để tăng dần khoảng lưu không ở vùng rễ ngay dưới gốc cây cho phù hợp với loại cây và tuổi của cây (Vũ Quang Sáng và cs., 2007).

Ngày nay, kỹ thuật thủy canh tĩnh được phát triển và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện canh tác và mục địch khác nhau. Cây trồng được trồng trong các hộp chứa dung dịch dinh dưỡng, như bình thủy tinh (thường được ứng dụng tại nhà), xô nhựa, bồn, hoặc bể chứa. Dung dịch được giữ ở mức đủ thấp để một phần rễ ở trên dung dịch để rễ có đủ oxy. Các cây trồng được trồng trong các rọ nhựa đặt vào một lỗ đực cắt vừa đủ rộng đặt nổi lên trên mặt dung dịch. Có thể có một đến nhiều cây trồng trên mỗi dụng cụ chứa. Kích thước dụng cụ chứa có thể tăng lên

khi kích thước cây trồng tăng lên. Một hệ thống trồng thủy canh tĩnh làm tại nhà có thể được xây dựng từ các hộp đựng thức ăn bằng nhựa hoặc bình thủy tinh với bình sục khí. Dụng cụ chứa được bao phủ bằng các vật liệu cắt sáng nhằm hạn chế sự hình thành tảo, rêu. Dung dịch dinh dưỡng được thay đổi theo lịch trình, chẳng hạn như mỗi tuần một lần hoặc khi nồng độ giảm xuống dưới một mức nhất định như được xác định bằng độ dẫn điện. Khi dung dịch giảm xuống do sự hút nước, dinh dưỡng của cây, dinh dưỡng được bổ sung vào dụng cụ chứa tùy thuộc vào từng loại cây trồng và mức độ tiêu hao dung dịch của cây trồng.

- Trồng cây thủy canh nổi: Là dạng trồng cây trong nước, cây được đỡ bằng vật liệu chất dẻo. Cây trồng nổi trên bè thả trên dung dịch hồi lưu được sục khí tạo thành 1 dòng bè di chuyển trên máng. Ở phương pháp này, dinh dưỡng không bị giảm đến mức rễ cây không ngập được trong dung dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kỹ thuật trồng cây trầu bà đế vương đỏ (philodendron imperial red) bằng phương pháp thủy canh tĩnh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)