Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thảo luận
4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thuỷ canh cây trầu bà đế vương
sức sinh trưởng mạnh mẽ, khả năng thích ứng rộng với điều kiện trồng trong đó có kỹ thuật trồng thủy canh tĩnh.
Điều này được thể hiện ở tỷ lệ sống của cây với những loại dung dịch khác nhau và ở những điều kiện ngay cả khi bộ rễ hoàn toàn không phát triển được trong dung dịch.
Kết quả nghiên cứu về dung dịch thuỷ canh đối với một số cây cảnh trong nhà của các nhà khoa học Thái Lan đã đưa ra mức EC tối ưu là 800µS/cm. Như vậy, với kết quả nghiên cứu của đề tài về ảnh hưởng của EC đối với sinh trưởng của cây Trầu bà đế vương đỏ là tương tự đối với nghiên cứu của các nhà khoa học Thái lan.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính thích ứng với điều kiện trồng thủy canh cây Trầu bà đế vương đỏ, lựa chọn được loại dinh dưỡng phù hợp với sinh trưởng của cây. Đánh giá được phạm vi của các chỉ số pH, EC dung dịch phù hợp với cây. Cũng trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ và sinh trưởng của cây. Từ những kết quả của đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới về trồng thủy canh cây cảnh trong nhà tại Việt nam, từ đó có thể mở rộng ra các cây cảnh trong nhà khác, thúc đẩy sự phát triển của ngành hoa, cây cảnh trong đó có cây cảnh trong nhà.
4.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng thuỷ canh cây Trầu bà đế vương đỏ vương đỏ
Chúng ta biết rằng, việc trồng và chăm sóc một cây trồng nói chung và cây cảnh nói riêng không đơn thuần chỉ là trồng và bón phân. Việc tác động các biện
pháp kỹ thuật là cần thiết để có thể đạt được những mục tiêu trồng trọt của con người. Ví dụ như đối với cây ổi, việc bấm ngọn là cần thiết để cây ra quả quanh năm; đối với cây có múi thì việc xử lý hạn cho cây để cây phân hoá mầm hoa là một kỹ thuật quan trọng trong xử lý ra hoa trái vụ. Đối với cây cảnh bonsai, việc uốn, tỉa, tạo tán cho cây là cần thiết để cây có dáng, hình đẹp, nâng cao giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ. Đối với cây cảnh trong nhà, việc tạo cho cây có một bộ lá tươi tốt, màu sắc tươi sáng là điều cần thiết trong kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cảnh trong nhà. Việc trồng thuỷ canh cây cảnh trong nhà còn cần thêm những kỹ thuật để cây phát triển bộ rễ đẹp mà không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và thẩm mỹ của bộ lá là một đòi hỏi cần thiết cho người sản xuất.
Kết quả theo dõi tại thí nghiệm 4 về sự ảnh hưởng của kỹ thuật cắt rễ đến sinh trưởng của cây, chúng tôi thu được kết quả đó là: Thời gian ra rễ mới tại công thức 1 chậm hơn so với các công thức còn lại khoảng 2 ngày. Chúng ta có thể đưa ra hai giả thiết để giải thích cho sự khác biệt này. Thứ nhất, khi thực hiện các công thức cắt rễ, tại công thức 1 bị cắt cụt hoàn toàn rễ khiến cây cần một thời gian để hình thành nên các tín hiệu, thực hiện các phản ứng sinh hoá để phân hoá và hình thành rễ mới. Trong khi đó, ở các công thức còn lại, cây vẫn được chừa lại một phần rễ, với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, bộ rễ cũng có một khả năng tái sinh rễ mạnh, do đó, cây hình thành rễ mới nhanh hơn; Thứ hai, do cây còn một phần rễ, vẫn có thể sử dụng một phần dinh dưỡng vì vậy, việc hình thành bộ rễ nhanh hơn so với công thức 1.
Khi quan sát về vị trí hình thành rễ, chúng ta thấy, tại công thức 1, rễ được hình thành tại vị trí thân gốc ở cả phần ngập trong dung dịch và phần gốc sát dung dịch điều này cho thấy, cây Trầu bà đế vương đỏ có khả năng hình thành rễ bất định. Quan sát thí nghiệm chúng ta thấy rằng, việc hình thành rễ bất định tỷ lệ thuận với mức độ cắt rễ. Rễ cắt càng cụt thì rễ bất định hình thành càng nhiều. Tại hai công thức 4 và 5 để lại phần lớn rễ, rễ mới hình thành hầu như không có rễ bất định mà chỉ có những rễ tái sinh trên rễ cũ. Từ đặc điểm hình thành rễ này, chúng ta có thể hướng tới những nghiên cứu sâu hơn về kỹ thuật tạo bộ rễ cho cây nhằm nâng cao giá trị thẩm mỹ hoặc hình thành nên những kiểu trồng mới.
Một đặc điểm về sự phát triển bộ rễ tại các công thức nữa đó là sự phát triển của bộ rễ. Những cây bị cắt ngắn rễ (từ 0-3 cm) các rễ bất định hình thành và phát triển đều trong chậu trồng, rễ có màu sắc đỏ, đẹp. Trong khi những cây chừa
lại phần lớn rễ (>50% bộ rễ cây) bộ rễ phát triển tạo búi rễ do những rễ con hình thành dày đặc, đan xen vào nhau.
Sự phát triển của bộ rễ luôn luôn liên quan đến sinh trưởng của cây, đối với tất cả cây trồng, khi bộ rễ phát triển tốt có nghĩa là những bộ phận sinh dưỡng của cây cũng phát triển tốt. Cây trầu bà đế vương đỏ cũng không nằm ngoài quy luật đó, sinh trưởng của cây giảm dần theo độ dài chừa lại của rễ. cây tại công thức 5 - không cắt rễ tăng trưởng chiều cao lớn nhất và thấp nhất là công thức 1. Quan sát biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao của cây tại các công thức chúng ta thấy, cây tại công thức 5 tăng trưởng chiều cao một cách nhanh chóng ngay từ đầu, trong khi tại công thức 1 cây mất một khoảng thời gian 20-30 ngày để hình thành và phát triển bộ rễ. Cây chỉ bắt đầu tăng trưởng chiều cao nhanh khi bộ rễ đã phát triển tương đối ổn định. Điều này cho thấy, khi để lại một phần rễ cây, rễ vẫn thực hiện chức năng hút dinh dưỡng do đó, cây vẫn tiếp tục tăng trưởng mà không bị gián đoạn. Trong khi những công thức cắt nhiều rễ cây cần thời gian để phân hoá và hình thành rễ mới. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá ban đầu. Cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng trong nhiều thời gian hơn để có thể đánh giá toàn diện về những ảnh hưởng liên quan khác.
Chúng ta chỉ bước đầu kết luận: Kỹ thuật cắt rễ có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Cùng với sự phát triển của dung dịch dinh dưỡng thuỷ canh, các kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tối ưu để cây sinh trưởng trong đó có bộ rễ cây cũng được quan tâm nghiên cứu. Trong kỹ thuật thuỷ canh, nười ta đã sử dụng các phương pháp để rễ cây hô hấp thuận lợi như sục khó oxy, sử dụng công nghệ thuỷ canh tuần hoàn hay kỹ thuật thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng. Trong nghiên cứu này, nhằm tạo ra một mặt hàng cây cảnh mới là cây cảnh trong nhà trồng thuỷ canh, cây Trầu bà đế vương đỏ khi trở thành sản phẩm thương mại sẽ được trồng trong những bình thuỷ tinh hoặc những bình sứ bắt mắt. Do đó, việc tạo một không gian để rễ cây hô hấp là một đòi hỏi cần thiết trong kỹ thuật trồng thuỷ canh cây. Kết quả theo dõi tại thí nghiệm 5 về sự ảnh hưởng của độ ngập rễ đến sinh trưởng của cây đã cho chúng ta kết quả khá khác so với lý thuyết chung về sự ngập rễ cây trong thuỷ canh. Khi rễ cây ngập hoàn toàn trong dung dịch lại không ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.
Khi chúng tôi quan sát sự phát triển của bộ rễ cây tại các công thức về độ ngập rễ, chúng tôi thấy rằng, khi bộ rễ ngập hoàn toàn hoặc ngập phần lớn bộ rễ vào trong dung dịch, rễ hút của cây có xu hướng phát triển hướng dương nghĩa là rễ cây phát triển lên trên, tập chung ở bề mặt dung dịch. Cùng với đó là cây hình thành các rễ khí sinh. Những rễ này thực hiện quá trình hô hấp, cung cấp oxy cho rễ cây. Với đặc tính sinh trưởng của các loài thuộc chi Philodendron (có hai kiểu sinh trưởng là phụ sinh và phụ sinh không hoàn toàn), do đó cây mang trong mình khả năng hình thành nên các rễ trên không có khả năng hút dinh dưỡng và nước từ không khí. Chính vì vậy sự ngập rễ không gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây. Rễ cây vẫn có thể thực hiện các quá trình hút dinh dưỡng và hô hấp.
Tuy nhiên, do rễ cây phát triển mạnh phía trên rọ trồng, các rễ khí sinh phát triển mạnh làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây. Vì vậy cần có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn để tạo sản phẩm mới, chất lượng cho thị trường.
Sản xuất cây cảnh trong nhà là một hướng sản xuất nông nghiệp mới, nó gắn với nền nông nghiệp đô thị cũng như gắn với sự phát triển và chất lượng sống của người dân đô thị. Những nghiên cứu về cây cảnh trong nhà chỉ mới được thực hiện và những nghiên cứu về chúng chưa nhiều. Do đó, những nghiên cứu đánh giá về nhu cầu dinh dưỡng của cây hầu như chưa có. Chúng ta chưa xác định được trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, cây sử dụng yếu tố nào nhiều nhất và yếu tố nào ít nhất để có thể bổ sung cho cây một cách kịp thời và đầy đủ. Thêm vào đó, với phương pháp trồng thuỷ canhh tĩnh, rễ cây luôn thực hiện hô hấp do đó sẽ khiến dung dịch thuỷ canh bị kiềm hoá bởi CO2 thường xuyên được tạo sinh ra. Chính vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh ảnh hưởng của thời gian thay dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây, để từ đó tìm ra được thời gian tối ưu cho việc thay dung dịch.
Kết quả theo dõi tại thí nghiệm 6 cho thấy, không có sự khác biệt về mặt sinh trưởng của cây trong các thí nghiệm 1, 2 và 3, cây sinh trưởng đồng đều và tăng trưởng kích thước nhanh hơn 2 công thức còn lại. Sinh trưởng của cây bắt đầu chậm dần từ công thức 4 - 20 ngày thay dung dịch 1 lần.
Như vậy, chúng ta có thể thay dung dịch trong khoảng 15 ngày 1 lần để tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng.