Khái quát những việc hợp tác thƣơng mại và đầu tƣ quan trọng và hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại ,đầu tư trung quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay (Trang 30 - 36)

quả giữa Trung Quốc với ASEAN trƣớc năm 2012

Trƣớc những năm 90 thế kỷ 20, trao đổi thƣơng mại là nòng cốt trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN, hơn nữa, phát triển tƣơng đối chậm, thời kỳ sau những năm 90 quan hệ thƣơng mại song phƣơng phát triển nhanh hơn. Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện trong đó đề cập tới vấn đề thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN vào năm 2010 đã tạo tiền đề thúc đẩy thƣơng mại song phƣơng tăng trƣởng nhanh chóng. Năm 2001, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng đạt 41,6 tỉ USD, tăng 5,3% so với năm 2000. Năm 2002, kim ngạch thƣơng mại Trung Quốc- ASEAN từ chỗ chiếm 8,2% đã tăng lên 8,8% trong tổng kim ngạch ngoại thƣơng của Trung Quốc, đƣa ASEAN trở thành bạn hàng thƣơng mại lớn thứ 5 của Trung Quốc sau Nhật Bản, Mỹ, EU, Hồng Kông trong 3 năm liền.

Ngày 1/1/2003 ―Hiệp định khung‖ chính thức có hiệu lực, đến năm 2010 hoàn thành mục tiêu thành lập khu vực mậu dịch tự do đối với Trung Quốc và ASEAN 6, thời gian đối với các nƣớc thành viên ASEAN mới đến năm 2015.

Tháng 10 năm 2003, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc-ASEAN lần thứ 7 tạiIndonesiaTrung Quốc đã gia nhập ―Hiệp ƣớc hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á‖, đồng thời ký ―Tuyên bố chung quan hệ đối tác chiến lƣợc hồ bình và phồn thịnh‖, những động thái chính trị này đã tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế hơn nữa, đánh dấu quan hệ Trung Quốc-ASEAN đã bƣớc vào giai đoạn phát triển toàn diện.

Hiệp định thƣơng mại dịch vụ đƣợc ký bên lề Hội nghị thƣợng đỉnh lần thứ 10 ASEAN -Trung Quốc vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu, Phillippines và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.

Ủy ban Đàm phán thƣơng mại ASEAN-Trung Quốc (AC-TNC) đã hoàn tất thƣơng lƣợng về Hiệp định đầu tƣ ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2008, và ký kết hiệp định này trong khuôn khổ Hội nghị các bộ trƣởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 vào tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc các tiến trình đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã đƣợc hoàn tất theo nhƣ Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc đặt ra.

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc là một thỏa thuận thƣơng mại khu vực có ý nghĩa tồn cầu, xét về quy mô thƣơng mại giữa hai bên chiếm 13,7% thƣơng mại toàn cầu và gần một nửa tổng kim ngạch thƣơng mại của châu Á trong năm 2007.

Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy gắn kết giữa ASEAN và Trung Quốc, gần đây Trung Quốc đã tuyên bố thành lập Quỹ Hợp tác Đầu tƣ ASEAN – Trung Quốc chi 10 tỷ USD cho các dự án hợp tác đầu tƣ lớn của ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lƣợng và tài nguyên, công nghệ thông tin và truyền thông và một số lĩnh vực khác.

Tổng kim ngạch thƣơng mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 192,5 tỷ USD năm 2008. Sự tăng trƣởng này đƣa Trung Quốc trở thành đối tác thƣơng mại lớn thứ

ba của ASEAN vào năm 2009, chiếm 11,3% tổng kim ngạch thƣơng mại của ASEAN.

Khu vực tƣ nhân đóng vai trị quan trọng trong việc tăng cƣờng các mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc. Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) nhằm giới thiệu các sản phẩm của hai bên đƣợc tổ chức hàng năm tại Nam Ninh, Trung Quốc kể từ năm 2004, với nhiều sản phẩm mới đƣợc giới thiệu mỗi năm bởi các doanh nghiệp từ hai bên. Ngoài ra, Hội nghị Thƣơng mại và Đầu tƣ ASEAN-Trung Quốc (CABIS), đƣợc tổ chức tiếp nối với hội chợ CAEXPO hàng năm, là một cách thức hiệu quả để chính phủ và khu vực tƣ nhân xích gần nhau hơn nhằm trao đổi quan điểm về các vấn đề ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế và kinh doanh của các nƣớc thành viên ASEAN và Trung Quốc.

Biên bản ghi nhớ giữa ASEAN và Trung Quốc về Tăng cƣờng hợp tác trong Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) đƣợc ký kết vào tháng 11 năm 2007 bên lề Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 11 tại Singapore. Biên bản này đƣợc ký kêt nhằm hỗ trợ cho việc thực thi ACFTA.

Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát triển sâu rộng đánh dấu bởi biên bản ghi nhớ về hợp tác trong nông nghiệp năm 2002 tại Phnom Penh. Biên bản ghi nhớ này thúc đẩy quan hệ hợp tác trực tiếp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nông nghiệp của các nƣớc thành viên ASEAN và Trung Quốc. Một Biên bản ghi nhớ ASEAN-Trung Quốc về hợp tác trong nông nghiệp mở rộng trong giai đoạn 2007-2011 cũng đƣợc ký vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu.

Trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), ASEAN và Trung Quốc vẫn liên tục tiến hành xúc tiến quan hệ đối tác chiến lƣợc nhằm tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong phát triển đầu tƣ và nguồn nhân lực ICT cũng nhƣ tìm hiểu triển vọng xây dựng xa lộ thông tin tiểu vùng sơng Mekong. Với mục đích này, hai bên đã hồn tất hai văn bản quan trọng là Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh

vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông tháng 10 năm 2003 tại Bali và Tuyên bố Bắc Kinh về Hợp tác ASEAN-Trung Quốc vì sự phát triển chung lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, đƣợc thông qua tháng 5 năm 2005 tại Bắc Kinh. Nhằm củng cố quá trình thực hiện tuyên bố Bắc Kinh, hai bên đã thông qua kế hoạch hành động năm 2007-2012 tại hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tổ chức vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu.

Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giao thông giữa ASEAN và Trung Quốc đƣợc đánh dấu bởi Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong Giao thông vận tải tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn. Qua biên bản ghi nhớ này, hai bên sẽ hỗ trợ hợp tác trung hạn và dài hạn trong các lĩnh vực sau: i) xây dựng cơ sở hạ tầng cho giao thông; ii) hỗ trợ giao thông; iii) an ninh và an tồn hàng hải; iv) giao thơng đƣờng hàng không; v) phát triển nguồn nhân lực; và vi) trao đổi thông tin. Thỏa thuận về vận tải biển giữa ASEAN và Trung Quốc (ACMTA) đƣợc ký tháng 11 năm 2007 tại Singapore. Hội nghị giữa các bộ trƣởng giao thông vận tải của ASEAN và Trung Quốc lần thứ 7 đƣợc tổ chức vào tháng 11 năm 2008 đã thống nhất về nguyên tắc với Kế hoạch chiến lƣợc hợp tác Giao thơng vận tải ASEAN-Trung Quốc, trong đó nêu ra 90 dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm tăng cƣờng và tạo điều kiện cho giao thông quốc tế và xuyên biên giới.

Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN và Trung Quốc. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa ASEAN và Trung Quốc đã đƣợc tăng cƣờng và số lƣợng du khách luôn tăng ổn định. ASEAN và Trung Quốc tin tƣởng rằng số lƣợng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trƣởng mạnh cùng với mối quan hệ đƣợc mở rộng trong tƣơng lai.

Dịng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi từ Trung Quốc vào ASEAN trong năm 2011 tăng 117% so với năm 2010, và đạt 5,9 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn của ASEAN đổ vào Trung Quốc vẫn nhiều hơn nguồn vốn theo chiều ngƣợc lại. [21;15]

Theo thống kê, giá trị trao đổi thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc đã tăng từ mức 232 tỷ USD năm 2010 lên 280,4 tỷ USD năm 2011. Năm 2012, các bên đã nhất trí đặt mục tiêu nâng con số này lên 500 tỷ USD vào năm 2015 và 1.000 tỷ USD năm 2020.

Ông Michael Yeoh, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Asian Strategy and Leadership Institute, nhận định tầng lớp trung lƣu của ASEAN mạnh lên đang đem đến cơ hội kinh doanh khổng lồ cho các doanh nghiệp của Hong Kong và Trung Quốc đại lục.

Ảnh hưởng của nền Kinh tế Trung Quốc tới ASEAN

Sức mua của Trung Quốc lớn, góp phần tích cực vào tăng trƣởng kinh tế ASEAN. Mậu dịch hai bên đã phát triển nhanh chóng, tổng kim ngạch mậu dịch từ 7,96 tỷ USD vào năm 1991, tăng đến 130,37 tỷ USD vào năm 2005 (tăng gấp 16,3%). Cho đến tháng 3 - 2006, hai bên đã trở thành bạn hàng lớn thứ tƣ của nhau. Trong nhiều năm, Trung Quốc liên tục nhập siêu, trong đó, Phi-líp-pin, Thái Lan và Malaysia là những nƣớc xuất siêu đứng thứ mƣời ở Trung Quốc. Dự kiến vài năm tới, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa từ các nƣớc ASEAN nhƣ năng lƣợng, nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Đến cuối năm 2008, kim ngạch mậu dịch hai bên sẽ đạt 200 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN ƣớc đạt hơn 100 tỷ USD.

Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đã đạt kết quả bƣớc đầu. Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Trung Quốc ủng hộ ―Chƣơng trình thu hoạch sớm‖ do ASEAN đề xuất, thực hiện giảm thuế nông sản cho các nƣớc ASEAN. Ngoài ra, Trung Quốc còn miễn thuế đơn phƣơng cho những nƣớc kém phát triển nhƣ Lào, Camphuchia... Sau khi thực hiện ―Chƣơng trình thu hoạch sớm‖, trong mậu dịch nông sản với ASEAN, Trung Quốc từ nƣớc xuất siêu trở thành nƣớc nhập siêu. Hện nay, hằng năm, Trung Quốc nhập siêu hơn 2 tỷ USD;

trong đó, Indonesia, Malaysia và Thái Lan là những nƣớc Trung Quốc nhập siêu hàng nông sản nhiều nhất.[20]

Trung Quốc tăng cƣờng thực lực kinh tế, đẩy mạnh đầu tƣ trực tiếp vào các nƣớc ASEAN. Đầu năm 2006, các nƣớc ASEAN đã đầu tƣ vào Trung Quốc 40 tỷ USD, trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ đầu tƣ vào ASEAN khoảng 1,29 tỷ USD. Đây là điểm không cân bằng trong hợp tác kinh tế giữa hai bên. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc hƣớng tới việc mở rộng quỹ đầu tƣ, theo đó, các doanh nghiệp Trung Quốc có thêm cơ hội vay vốn để đầu tƣ vào ASEAN. Không những thế, khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ có nhiều chính sách ƣu đãi về thuế quan nhằm khuyến khích đầu tƣ hơn nữa vào ASEAN.[9]

Trung Quốc thực hiện chính sách trợ giúp các nƣớc kém phát triển trong khu vực ASEAN. Trung Quốc tập trung hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, viện trợ về kinh tế, kỹ thuật. Mấy năm qua, Trung Quốc đã đào tạo hơn 6.000 nhân lực trong nhiều lĩnh vực cho các nƣớc ASEAN; viện trợ nhiều dự án cho Camphuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia. Từ năm 1998-2005, Trung Quốc đã viện trợ cho Lào 1,17 tỷ USD; viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ USD trong việc xây dựng hàng loạt dự án nhƣ nhà máy điện... Trung Quốc dự định dành 1/3 vốn cho vay ƣu tiên đối với các nƣớc ASEAN.

Trung Quốc góp phần xây dựng khối kinh tế ASEAN. Trung Quốc ủng hộ ASEAN trong việc nhất thể hóa khu vực ASEAN với Đơng Á cũng nhƣ việc xây dựng khối kinh tế ASEAN. Trung Quốc tích cực tham gia xây dựng khu kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông; khu tam giác kinh tế Indonesia, Malaysia, Thái Lan; hợp tác với các nƣớc Bruney, Indonesia, Malaysia, Philipine; khu kinh tế phát triển Camphuchia - Malaysia - Lào - Việt Nam; hợp tác ―một vành đai, hai hành lang kinh tế‖ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại ,đầu tư trung quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)