.Tác động chung đối với các quốc gia thành viên ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại ,đầu tư trung quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay (Trang 59)

Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN bao gồm tự do hoá về thƣơng mại, dịch vụ và đầu tƣ cũng nhƣ các lĩnh vực khác, việc thực hiện các biện pháp thuận lợi hoá thƣơng mại và đầu tƣ, mở cửa thị trƣờng đã thúc đẩy mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thƣơng mại song phƣơng phát triển theo cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thực tế thời gian qua cho thấy, hiệu quả mà ACFTA đem lại là tích cực đối với cả Trung Quốc và ASEAN, tạo điều kiện cho hai bên thực hiện các mục tiêu phát triển, từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng nhƣ thích nghi với tiến trình tự do hố thƣơng mại đang diễn ra nhanh chóng trên tồn cầu.

Bảng 3.1: Tác động kinh tế đối với các nƣớc thành viên sau khi khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN thành lập

Quốc Gia (Khu vực )

Tỷ lệ tăng GDP (%)

Thay đổi trong tổng kim ngạch xuất khấu(%)

Thay đổi trong tổng kim ngạch nhập khấu (%) Thay đổi về điều kiện thƣơng mại (%) Thay đổi về phúc lợi ( Triệu USD ) Trung Quốc 0,26 1,92 2,97 -0,01 1499,93 Singapore 3,46 2,81 3,15 1,24 1511,62 Malaysia 1,57 2,62 3,84 0,62 1412,04 Indonesia 1,28 1,98 3,09 0,78 536,38 Philippin 1,55 1,77 2,43 0,44 354,06 Thái Lan 2,29 3,75 5,96 0,99 1335,39 Việt Nam 2,78 4,21 5,90 0,60 749,41

Từ bảng trên có thể thấy, khu vực mậu dịch tự do có tác dụng thúc đẩy rõ rệt đối với tăng trƣởng GDP của Trung Quốc và các nƣớc ASEAN. Trong đó, Singapore là nƣớc đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất vì quy mơ kinh tế của Singapore nhỏ, hơn nữa mức độ mở cửa cao nên sau khi ACFTA thành lập, GDP tăng 3,46%. Xét

về tổng kim ngạch thƣơng mại, xuất nhập khẩu thƣơng mại của Trung Quốc và các nƣớc ASEAN đều tăng đáng kể, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 1,92%, nhập khẩu tăng 2,97%, mức tăng trong xuất nhập khẩu thƣơng mại của các nƣớc ASEAN là khác nhau tuỳ theo cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế của các nƣớc.

Bên cạnh đó, hàng hố giữa Trung Quốc và ASEAN có tính bổ sung tƣơng đối mạnh, do đó ACFTA thành lập với việc giảm, dỡ bỏ hàng rào thuế và phi thuế quan đối với hàng hoá của hai bên đã làm giảm đáng kể chi phí xuất nhập khẩu, giá thành sản phẩm hạ, khuyến khích tăng cƣờng trao đổi thƣơng mại giữa hai bên, mang lại lợi ích thực sự cho ngƣời tiêu dùng trong khu vực. Do vị trí địa lý gần kề, văn hố, xã hội có nhiều điểm tƣơng đồng nên khu vực mậu dịch tự do trung Quốc – ASEAN hình thành có lợi cho việc thâm nhập thị trƣờng nhanh, hiệu quả, với chi phí giao dịch thấp, do đó lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc cũng cao hơn.

Cơ cấu ngoại thƣơng giữa Trung Quốc và mƣời nƣớc ASEAN có những đặc điểm sau: một là, hàng cơng nghiệp chiếm tỉ trọng tƣơng đối lớn trong xuất khẩu của Trung Quốc đối với hầu hết các nƣớc ASEAN. Tỉ lệ hàng công nghiệp cũng cao trong nhập khẩu của Trung Quốc từ các nƣớc thành viên cũ. Tuy nhiên, nhập khẩu của Trung Quốc từ các nƣớc thành viên mới phần lớn là hàng nông sản hoặc quặng mỏ, tỉ lệ hàng công nghiệp thấp. Hai là, trong cơ cấu nhập khẩu của Trung Quốc từ các nƣớc thành viên cũ của ASEAN, tỉ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp tăng rất nhanh nhất là Philippin, Thái Lan, Indonesia, chứng tỏ các nƣớc này đang cố gắng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với các nƣớc thành viên mới, sự chuyển dịch đó khơng đáng kể. Từ đó có thể thấy, có sự phân cơng hàng ngang (vừa xuất và nhập hàng công nghiệp giữa Trung Quốc với các nƣớc thành viên cũ của ASEAN), nhƣng giữa Trung Quốc với các nƣớc thành viên mới lại có sự phân cơng hàng dọc, Trung Quốc xuất hàng công nghiệp và nhập hàng nông lâm thuỷ sản và nguyên liệu sản xuất.

Ngồi mục đích thƣơng mại, ACFTA cịn nhằm tự do hố đầu tƣ. Hai nền kinh tế Trung Quốc- ASEAN đều là những nền kinh tế đang phát triển, cần thu hút nhiều FDI, vì vậy, hai bên cần thị trƣờng mở thơng thống để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Việc thành lập ACFTA với các chính sách tự do hố về thƣơng mại,dịch vụ và đầu tƣ, khiến ASEAN và Trung Quốc thu hút đƣợc nhiều hơn FDI.

Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN còn tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao cũng nhƣ trên các lĩnh vực khác. Vì vậy, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do là ―kết quả hai bên cùng có lợi‖

3.2.2. Tác động tới thương mại đầu tư Trung Quốc

Một là, đặc điểm bổ sung trong thƣơng mại song phƣơng tạo điều kiện cho Trung Quốc mở rộng xuất khẩu hàng hoá sang thị trƣờng các nƣớc ASEAN và nhập khẩu những mặt hàng cần thiết phục vụ cho công cuộc hiện đại hố đất nƣớc. Mặc dù có sự tƣơng đồng trong kết cấu ngành, đều lấy nịng cốt là phát triển hàng hố tập trung nhiều lao động, song hai bên vẫn có sự bổ sung lẫn nhau về kết cấu nguồn tài nguyên, ngành nghề và các loại hàng hố cơng, nơng nghiệp. Cụ thể, ASEAN có thế mạnh về nguồn tài nguyên lâm sản, khoáng sản và cây trồng nhiệt đới (dầu cọ, cao su, hồ tiêu, cơca…), cịn Trung Quốc lại có thế mạnh về ngành luyện kim, dệt may, giầy da, chế biến thực phẩm rau quả, ô tô…, những mặt hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch thƣơng mại song phƣơng. Do đó, ACFTA thành lập tạo điều kiện để hai bên tăng cƣờng xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế của nƣớc mình và nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế.

Về hàng hoá sơ cấp, Trung Quốc và ASEAN đều có tính cạnh tranh và bổ

sung lẫn nhau mạnh mẽ. Do các nƣớc Đông Nam Á nằm ở khu vực nhiệt đới nên các loại hàng hoá nhƣ cao su thiên nhiên, gỗ, đƣờng, dầu cọ, đậu xanh, các loại dầu thơm có ƣu thế và là những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc từ thị trƣờng này, trong đó, cao su tự nhiên, gỗ ln là các mặt hàng nhập khẩu quan trọng

của Trung Quốc. Trong khi đó, các nƣớc ASEAN lại nhập từ Trung Quốc một lƣợng lớn dầu, than, kim loại, khoáng sản phi kim, bơng, quả khơ, trà…Đây chính là nhân tố thúc đẩy mở rộng trao đổi thƣơng mại của Trung Quốc đối với các nƣớc ASEAN.

Về hàng hoá tập trung nhiều sức lao động, giữa Trung Quốc và ASEAN cũng

có cả tính cạnh tranh và bổ sung lẫn nhau. Hàng hoá tập trung nhiều lao động, đặc biệt là dệt, may, giầy dép là thế mạnh của cả Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, do đó, trong quan hệ thƣơng mại song phƣơng có sự cạnh tranh gay gắt. Song, bản thân các loại hàng hoá này cũng mang đặc trƣng riêng của mỗi bên, vì vậy, có sự bổ sung về thƣơng mại giữa hai bên. Ví dụ, cả Trung Quốc và ASEAN đều phát triển hàng dệt may xuất khẩu, song có sự khác nhau về nguyên liệu, đẳng cấp, kiểu dáng giữa hai bên, do vậy vẫn có sự bổ sung trong nội bộ ngành.

Về hàng hoá tập trung nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật cao, trong quan hệ

thƣơng mại song phƣơng, hàng điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của cả Trung Quốc và ASEAN, đồng thời đã hình thành lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng điện tử của mỗi bên. Ví dụ, ASEAN có lợi thế về xuất khẩu hàng điện tử cơng nghiệp, trong khi đó Trung Quốc lại có lợi thế về xuất khẩu đồ điện gia dụng, do vậy, trao đổi thƣơng mại tăng lên, hai bên đều có thể phát huy lợi thế của riêng mình, tạo nên sự bổ sung lẫn nhau, đạt đƣợc hiệu quả hai bên cùng có lợi.

Hai là, khu vực mậu dịch tự do hình thành đã thúc đẩy Trung Quốc mở rộng quy mô đầu tƣ, nâng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trƣờng truyền thống của Trung Quốc là Nhật, Mỹ và EU, tạo điều kiện để Trung Quốc thực hiện thành cơng chiến lƣợc đa ngun hố thị trƣờng xuất khẩu. Xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lƣợc ngoại thƣơng của Trung Quốc thế kỷ mới. Khơng chỉ có lợi trong việc đa dạng hoá thị trƣờng ngoại thƣơng, giảm bớt những tác động xấu của nội bộ hoá thƣơng mại ở các khu vực khác đối với thị trƣờng xuất khẩu của

Trung Quốc, mà còn thúc đẩy việc thực hiện chiến lƣợc ―kêu gọi đầu tƣ‖ và ―cải cách mở cửa‖, tận dụng hai nguồn tài nguyên, hai thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, kết hợp giữa ―kêu gọi đầu tƣ‖ và ―cải cách mở cửa‖, tạo không gian phát triển mới cho nền kinh tế Trung Quốc. Hiện nay ASEAN là bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc và Trung Quốc là bạn hàng thƣơng mại lớn thứ 6 của ASEAN, ASEAN là khu vực quan trọng trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc, ngƣợc lại, đầu tƣ từ Trung Quốc vào ASEAN cũng tăng dần qua các năm. Vì vậy, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN đã tạo điều kiện thúc đẩy việc thực hiện chiến lƣợc phát triển đa nguyên hoá ngoại thƣơng của Trung Quốc.

Ba là, đẩy mạnh sự phát triển thƣơng mại của khu vực miền Tây Trung Quốc, thu hẹp chênh lệch phát triển kinh tế giữa miền Tây với miền Đông. Các nƣớc Đông Nam Á là các đối tác hợp tác kinh tế, thƣơng mại chủ chốt của các tỉnh miền Tây Trung Quốc, thành lập ACFTA đã thúc đẩy ngoại thƣơng của các tỉnh Tây Nam Trung Quốc phát triển mạnh, thông qua tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc ASEAN, cải thiện đƣợc tình hình giao thơng của các tỉnh Tây Nam, khai thông nhiều tuyến đƣờng biển nối với thế giới, nhƣ xây dựng tuyến đƣờng sắt xuyên Á nối liền Côn Minh với Singapore, đồng thời khai thông nhiều con đƣờng vận chuyển trên biển, tạo điều kiện góp phần thực hiện mục tiêu thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa miền Đông với miền Tây Trung Quốc.

Bốn là, hình thành ACFTA thúc đẩy Trung Quốc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và thực hiện chiến lƣợc ―đi ra bên ngoài‖. Hiện Trung Quốc là nƣớc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất thế giới, nhƣng việc thành lập ACFTA với thị trƣờng rộng lớn và nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với nhiều ƣu đãi về thuế quan tạo điều kiện thúc đẩy tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Sau khi xây dựng xong khu vực mậu dịch tự do, đầu tƣ vào Trung Quốc cũng có thể tiến vào thị trƣờng ASEAN một cách dễ dàng. ACFTA thành lập tạo ra khả năng cho các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác thị trƣờng nội khối khổng lồ với hơn 1,7 tỉ ngƣời tiêu dùng và GDP trên

2000 tỉ USD, kim ngạch thƣơng mại đạt 1200 tỉ USD, là khu vực mậu dịch tự do với dân số đông nhất trên thế giới. Thị trƣờng nội khối rộng lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và thị trƣờng lao động giá rẻ đều tạo thuận lợi và cơ hội làm ăn tốt cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra, ACFTA còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia hợp tác kinh tế thƣơng mại với ASEAN cũng nhƣ các nƣớc láng giềng khác nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua cùng đầu tƣ vào thị trƣờng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN.

Năm là, xây dựng ACFTA tạo điều kiện để Trung Quốc nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc, thúc đẩy nâng cấp kết cấu ngành. Hiện nay ACFTA đã bƣớc vào giai đoạn giảm thuế đồng loạt, một số loại hàng hoá phải giảm thuế, dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ, dẫn tới một số doanh nghiệp đứng trƣớc sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều đó buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải đầu tƣ đổi mới kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó thúc đẩy việc nâng cấp kết cấu ngành. Bên cạnh đó, đối với những ngành nhạy cảm, ACFTA vẫn cho phép các nƣớc thành viên có một thời gian q độ và duy trì chính sách bảo hộ trong một thời gian nhất định, do đó, các ngành này không phải đứng trƣớc sức ép nhanh chóng và mạnh mẽ. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, ở phạm vi nhỏ, việc xây dựng ACFTA đã tạo môi trƣờng quốc tế mới cho cải cách chế độ thuế của Trung Quốc, có thể đem lại cho Trung Quốc bài học kinh nghiệm về mở cửa thị trƣờng tồn diện.

Sáu là, lợi ích về mặt chính trị. Việc thành lập ACFTA vừa mang lại lợi ích về mặt kinh tế lại vừa mang lợi ích về chiến lƣợc đối với Trung Quốc. Một là, hiện nay Trung Quốc đang tập trung phát triển kinh tế, do vậy, một mơi trƣờng xung quanh hồ bình và ổn định là rất cần thiết, trong những năm cuối thế kỷ 20 và đặc biệt là đầu thế kỉ 21, Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với các nƣớc láng giềng, trong đó, rất chú ý phát triển quan hệ hồ hợp với các nƣớc ASEAN, mới đây Trung Quốc đƣa ra chính sách ―hồ thuận với láng giềng, bình n cùng láng giềng, giàu có với láng giềng‖. Để có đƣợc mơi trƣờng xung quanh ổn định, Trung Quốc đã thắt

chặt hơn nữa mối quan hệ với các nƣớc ASEAN mà việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN là tiền đề để tiến tới sự hợp tác chặt chẽ hơn về kinh tế và chính trị. Hai là, có một số học giả cịn cho rằng, việc thành lập ACFTA ―mang ý nghĩa về mặt chính trị nhiều hơn về mặt kinh tế‖. Việc ký kết hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do với cả khối ASEAN mang ý nghĩa về mặt chính trị, cịn hiệp định thƣơng mại tự do với từng nƣớc riêng biệt lại mang ý nghĩa về mặt kinh tế, Trung Quốc áp dụng chiến lƣợc sử dụng quan hệ đa phƣơng để thúc đẩy quan hệ song phƣơng và ngƣợc lại. Ba là, với việc đẩy mạnh hội nhập khu vực, Trung Quốc muốn làm mờ nhạt đi vai trị của Mỹ ở Đơng Nam Á, dần dần thay thế Mỹ trở thành ngƣời lãnh đạo trong khu vực châu Á.

3.2.3. Tác động đối với các nền kinh tế ASEAN

Tác động có lợi

Thứ nhất, ACFTA thúc đẩy ngoại thƣơng các nƣớc ASEAN phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc của ASEAN vào thị trƣờng bên ngoài. ACFTA tạo thuận lợi để thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc khổng lồ, điều đó đem lại cơ hội mở rộng thị trƣờng ngoại thƣơng, đầu tƣ và thu hút đầu tƣ vào ASEAN. Thực tế trong thời gian qua đã chứng tỏ, sự hình thành khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN khiến cho các nhà sản xuất xuất khẩu của các nƣớc ASEAN có cơ hội xâm nhập vào thị trƣờng rộng lớn với 1,3 tỷ ngƣời tiêu dùng, lớn hơn gấp nhiều lần so với thị trƣờng nội khối ASEAN. Tuy nhiên, những lợi ích mà các nƣớc ASEAN thu đƣợc từ ACFTA là khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng xâm nhập thị trƣờng của từng nƣớc và từng nhà sản xuất. Các nƣớc thành viên ASEAN cũ là những nƣớc đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ tự do hố thƣơng mại Trung Quốc- ASEAN, cịn những nƣớc thành viên ASEAN mới lại phải chịu sức ép nặng nề của hàng hoá giá rẻ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trƣờng các nƣớc này. Dựa trên thống kê Liên hợp quốc phân tích cơ cấu thƣơng mại của Trung Quốc đối với các nƣớc ASEAN cho thấy, Trung Quốc chủ yếu buôn bán với các nƣớc thành viên cũ, đặc biệt hai nƣớc Singapore và

Malaysia chiếm tới hơn nửa kim ngạch thƣơng mại giữa Trung Quốc với ASEAN. Ngƣợc lại, kim ngạch thƣơng mại giữa Trung Quốc với Lào, Camphuchia và Myanma hầu nhƣ không đáng kể, kim ngạch bn bán với Việt Nam cịn ít. Một điểm nữa là từ năm 2002, Trung Quốc nhập siêu với tất cả sáu nƣớc thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại ,đầu tư trung quốc với ASEAN từ năm 2012 đến nay (Trang 59)