Quan điểm của Hồ Chí Minh về Giáo dục tinh thần lập nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 25 - 30)

7. Kết cấu

1.1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về Giáo dục tinh thần lập nghiệp

Theo từ điển bách khoa Việt Nam “Lập nghiệp” đó là gây dựng nên sự nghiệp[ 4, tr 218]. Như vậy, có thể hiểu lập nghiệp, chính là sự bắt đầu tự quyết định đến tương lai của chính mình.

Theo quan điểm của Mác “tinh thần” đó là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người. Mác viết: “Ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong

”[ 53, tr 35]. Bởi vì, nói đến tinh thần là nói đến sự hoạt động của ý thức

con người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người; đó không phải là một sự phản ánh thụ động, sao chép giản đơn về hiện thực khách quan, mà là sự phản ánh tích cực năng động và sáng tạo.

Vậy, tinh thần lập nghiệp, là những ước mơ khát vọng hoài bão để gây dựng sự nghiệp và sẵn sàng quyết tâm vượt qua mọi gian khó để thực hiện ước mơ, hoài bão để tạo dựng nên cơ nghiệp cho chính mình.

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh lập nghiệp cá nhân luôn gắn liền với tiền đồ của dân tộc. Trong khi đất nước đang thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, Người tiếp tục nhấn mạnh: “Trước nguy cơ dân tộc, là dân tộc mất nước, phải hy sinh hết cả ý riêng, tâm tính riêng, lợi ích riêng cho đến tính mạng cũng không tiếc”[ 38, tr 97], “Dù đau khổ đến mặc lòng, ai cũng phải trổ hết tài năng, làm hết nhiệm vụ để sáng tạo tất cả cái gì có thể giúp ích cho kháng chiến, để làm mọi việc đều được thăng tiến”[38, tr 97]. Do vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích của quốc gia dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Mọi người nhận rõ lợi ích chung của dân tộc phát triển và củng cố thì lợi ích riêng của cá nhân mới có thể phát triển và củng cố. Cho nên lợi ích cá nhân ắt phải phục tùng lợi ích của dân tộc, chứ quyết không thể đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích dân tộc. Đó là một tiến bộ” [42, tr 183]. Bởi “tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ chung của dân tộc” [44, tr

594]. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh chưa bao giờ đưa ra khái niệm giáo dục tinh thần lập nghiệp cụ thể nào nhưng thông qua những tác phẩm của Người và thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, Hồ Chí Minh giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên thể hiện qua : khơi dậy lòng yêu nước, động viên thanh niên, sẵn sàng tham gia vào cuộc kháng chiến để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong kháng chiến, Hồ Chí Minh luôn luôn khích lệ, động viên tinh thần sẵn sàng tham gia cách mạng của nhân dân để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đứng trước nguy cơ của một dân tộc mất nước, Hồ Chí Minh luôn động viên nhân dân tham gia vào cuộc kháng chiến để giành độc lập cho dân tộc. Người khẳng định:“ Nếu quyền lợi của dân tộc không còn, quyền lợi và sự nghiệp gì của cá nhân liệu có giữ được an toàn không?”[38, tr 97]. Chính vì lẽ đó, Người luôn gắn sự nghiệp của mỗi cá nhân với sự nghiệp chung của dân tộc. Người đã chỉ rõ “tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ của các mạng, của dân tộc”[44, tr 334]. Do vậy, đã thúc đẩy tinh thần yêu nước của thanh niên thể hiện sự hi sinh và lòng quyết tâm tham gia vào cách mạng để đòi lại quyền lợi cho chính mình và dân tộc mình.

Để động viên tinh thần quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước của thanh niên, Người đã viết tác phẩm Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12- 1946): “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”[38, tr 534]. Người giải thích: “Toàn dân kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông đàn bà, người già con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến.Tổ quốc là Tổ quốc chung. Tổ quốc độc lập, thì ai cũng được tự do. Nếu mất nước, thì ai cũng phải làm nô lệ”[38,

tr 539]. “ Chiến sĩ hy sinh xương máu để giữ đất nước. Bụng có no, thân có ấm mới đánh được giặc.Làm ra gạo thóc cho chiến sĩ ăn, làm ra vải vóc cho chiến sĩ mặc. Đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương. Muốn giúp cho chiến sĩ ăn mặc đầy đủ, thì phải ra sức tăng gia sản xuất, nuôi nhiều gà, vịt, lợn, bò, giồng nhiều lúa, khoai, ngô, đậu. Hậu phương thắng lợi, thì chắc tiền phương thắng lợi. Thế là đồng bào hậu phương cũng ra sức tham gia kháng chiến”[38, tr 540]. Người đã tìm được điểm chung giữa các tầng lớp trong xã hội đó là lợi ích của dân tộc. Đó là nguyên tắc sống còn được Người khái quát ngắn gọn là: dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người cũng nêu rõ: Cuộc kháng chiến của ta là toàn dân, thực sự là một cuộc chiến tranh nhân dân. “31 triệu đồng bào ta ở cả hai miền, bất kỳ già trẻ, gái trai, phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”[49, tr 412]. Điều đó đã thể ý chí toàn thể dân tộc Việt Nam quyết “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để bảo vệ nền tự do, độc lập mà Người đã từng tuyên bố trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. Quyết tâm đó được dựa trên lòng tin vào sức mạnh của đoàn kết của nhân dân.

Sau khi giành chính quyền đó là tinh thần xây dựng và bảo vệ nên hòa bình cho đất nước.

Khi chính phủ mới ra đời, để kêu gọi những người hiền tài ra vào xây dựng và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh đã viết bài “Tìm người tài đức”đăng trên báo Cứu quốc, số 411, ra ngày 20/11/1946. Người nhấn mạnh: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” [38, tr 504]. Do uy tín và sự ảnh hưởng của mình, Người đã làm cho tầng lớp nhân sĩ, trí thức cảm phục và sẵn sàng đem hết công sức của mình vào sự nghiệp cách mạng.

Để đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến và phát huy sức mạnh của của dân tộc, Hồ Chí Minh phát động phong trào tăng gia sản xuất, “thực túc binh cường”. Người viết: “Vì cứu quốc, các chiến sĩ đấu tranh ở ngoài mặt trận, vì kiến quốc, nhà nông phấn đấu ngoài đồng ruộng. Chiến sĩ ra sức giữ gìn nước non. Nhà nông ra sức giúp đỡ chiến sĩ. Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác. Cho nên hai bên đều có công với dân tộc, đều là anh hùng”[38, tr 134] và Người yêu cầu: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá”[39, tr 556]. Từ những phong trào như vậy, đã khích lệ, động viên tinh thần yêu nước của nhân dân, và sẵn sàng cống hiến hết khả năng của mình cho sự nghiệp kháng chiến và xây dựng, bảo vệ nước nhà.

Khi nước ta tiến hành xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đó là tinh thần vượt khó, vượt khổ để học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học tiến bộ của nhân loại để xây dựng cơ sở vật chất, khôi phục đất nước sau chiến tranh, xây dựng những tiền đề về kinh tế xã hội cho đất nước.

Hồ Chí Minh luôn động viên thanh niên tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội không có sự bóc lột người, con người được tự do phát triển một cách toàn diện….tất cả nhằm tới mục tiêu là giải phóng con người. Người quan điểm về chủ nghĩa xã hội rất cụ thể và dễ hiểu: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”[ 35, tr XII]; “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”[47, tr 17]; “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ” [47, tr 17]. Nguời khẳng định chủ nghĩa xã hội là “không có người bóc lột người, mọi người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”[46, tr 70]. Tuy nhiên ở Việt Nam, là một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua giai

đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản, Hồ Chí Minh đã khẳng định mục tiêu trước mắt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ, Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước.”[39, tr 81]. Đã làm cho thanh niên có ý chí và lòng quyết tâm tham gia vào xây dựng đất nước và gây dựng sự nghiệp cho chính bản thân mình

Như vậy, giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên là động viên thanh niên tham gia vào xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi theo quan niệm của Hồ Chí Minh, thanh niên có vai trò quyết định tới tương lai của dân tộc, họ là những con người sẵn sàng xung phong tới những nơi gian khổ, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, họ là những người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội… Chính vì vai trò và sức mạnh của tầng lớp thanh niên như vậy, Người đã khẳng định: “chính vì là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước nhà tốt đẹp”[44, tr 437] hay “tương lai rực rỡ của các em phần lớn là do các em tự xây dựng”[48, tr 339]. Do vậy, đã khơi dậy cho thanh niên tinh thần, ý chí làm chủ nước nhà, họ ra sức học tập và gây dựng tiền đồ cho chính mình và cho đất nước

Giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên là giáo dục thanh niên có ý thức và trách nhiệm của mình trước tương lai của mình và vận mệnh của dân tôc. Nước nhà độc lập, một phần không nhỏ là do sự hy sinh quên mình của các thế hệ cha anh đi trước, vì muốn nước nhà độc lập họ sẵn sàng chiến đấu với lý tưởng cao cả mà họ đã chọn. Vì vậy, cần phải giáo dục cho thanh niên về ý chí, lòng quyết tâm muốn tạo dựng cơ nghiệp cho chính mình và cho cả dân tộc.

1.2 Những nộ dun cơ bản của quan đ ểm Hồ hí M nh về o dục tinh thần lập nghiệp cho thanh n ên ệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)