Giáo dục thanh niên ra sức học tập, nâng cao trình độ, để thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 40 - 47)

7. Kết cấu

1.2.3 Giáo dục thanh niên ra sức học tập, nâng cao trình độ, để thanh

niên tham gia vào xây dựng và bảo vệ đất nước.

Theo Hồ Chí Minh, nền giáo dục thực dân là nền giáo dục không phải để mở mang trí tuệ, mà chỉ làm cho dân thêm “u mê”. Đó là một giáo dục phản tiến bộ mang tính chất “đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát nữa”[35, tr 424]. Vì nó làm hư hỏng mất tính nết của người đi học. Điều mà thanh niên học được ở trường học thuộc địa là “lòng “trung thực” giả dối”, tư tưởng “sùng bái những kẻ mạnh hơn mình”, “yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc của mình và đang áp bức mình”[35, tr 424], là sự “khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình”. Mục đích của nền giáo dục thực dân là đào tạo những người phục vụ cho chính quyền của bọn xâm lược: tùy phái, thông ngôn, viên chức nhỏ... Trái lại, điều duy nhất mà thanh niên thuộc địa có thể nhận được từ nền giáo dục thực dân là sự phục tùng, là lòng trung thành tuyệt đối với nước mẹ ở chính quốc. Nền giáo dục đó làm cho thanh niên từng bước quên đi cội nguồn dân tộc, đánh mất bản thân mình. Thờ ơ trước vận mệnh của dân tộc, chỉ biết thụ hưởng cho riêng bản thân, không có ý thức, nghị lực cố gắng học tập, rèn luyện ý chí và hành động để đánh đổ thực dân và xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên. Nhất là văn hóa độc ác của Mỹ, nó dùng mọi cách như sách báo, phim ảnh … để làm cho thanh niên hư hỏng, trụy lạc. Thậm chí một số thanh niên hóa ra lưu manh, trộm cắp, cờ bạc …”[43, tr 265]. Thiếu kinh nghiệm do chưa từng trải nên không ít thanh niên nước ta đã quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với tương lai của dân tộc, tự đánh mất vai trò “người chủ tương lai” của đất nước. Chính vì vậy, trong chế độ cũ thanh niên Việt Nam không có điều kiện để học tập, để nâng cao sự hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, thay vì xây trường học thì thực dân Pháp lại xây nhiều nhà tù, đầu độc thanh niên ta bằng rượu cồn, thuốc phiện… đã làm cho một số bộ phận

không nhỏ của thanh niên nước ta quên đi trách nhiệm bổn phận của mình đối với tiền đồ của dân tộc mình.

Chế độ mới ra đời cùng với việc thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã khẳng định : Nền giáo dục của nước Việt nam sau khi được độc lập là nên giáo dục mới. Nền giáo dục đó sẽ “....làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[38, tr 7]. Nền giáo dục này sẽ đào tạo ra những con người có ích cho đất nước. Hồ Chí Minh đặt nhiều niềm tin vào thế hệ thanh niên và giao trách nhiệm cho họ là họ phải học tập, rèn luyện thật tốt để gây dựng sự nghiệp cho chính mình và góp phần công lao của mình để đưa đất nước ta phát triển. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước đây, cha anh các em,và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”[38, tr 34]. Hồ Chí Minh đã khẳng định nền giáo dục bây giờ khác với nền giáo dục thực dân. Đó là học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Như vậy, mới xứng danh làm chủ nhân tương lai của nước nhà. Trong bài nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội) Bác đã nói: “Ngày nay, ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ, thì phải học tập”[43, tr 178]. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiệm vụ của thanh niên, học sinh là học tập. Mục đích của việc học tập không phải là vì danh vọng cá nhân, hay được được tấm bằng với mục đích để làm ông nọ

bà kia. Thanh niên cần phải xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng. Mục đích cuối cùng là học là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Vì vậy, thanh niên muốn làm chủ được nước nhà, muốn gây dựng sự nghiệp cho mình và xây dựng tiền đồ của Tổ quốc, bản thân mỗi thanh niên cần phải ra học tập, nâng cao sự hiểu biết của mình để làm cơ sở để lập nghiệp cho mình và cống hiến tài năng, sức lực cho đất nước.Để đúng với những kì vọng của Người vào thế hệ trẻ, Người đã viết, “Nhiệm vụ của các cháu là thi đua học tập để sau này góp phần vào việc mở mang quê hương của mình và việc xây dựng nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.”[43, tr 375].

Hồ Chí Minh yêu cầu “ Thanh niên phải học và học cho giỏi”[47, tr 471]. Người rất chú trọng và đòi hỏi rất nghiêm ngặt đối với thanh niên trong việc học tập để nâng cao trình độ, văn hóa kỹ thuật nghề nghiệp, phấn đấu vươn lên lập nghiệp của mỗi thanh niên. Người coi đây là tiền đề, cơ sở để thanh niên lập thân, lập nghiệp, và cũng là điều kiện của thanh niên cống hiến tài năng và công sức của mình cho đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cách mạng tháng Tám, Người đã gửi thư căn dặn: “Ra sức học tập để nâng cao trình độ văn hóa , khoa học kĩ thuật và quân sự để cống hiến càng nhiều cho tổ quốc, cho nhân dân”[48, tr 135]. Vì vậy, thanh niên muốn xứng đáng với vai trò người chủ nước nhà thì phải ra sức cố gắng học tập, vì học tập có ý nghĩa quyết định đến tương lai của chính họ và đất nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ, cách mạng đòi hỏi những con người có văn hóa nên thanh niên phải cố gắng học những do hạn chế trong xã hội cũ mà thanh niên ta ít được học. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định thanh niên ta phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật. Nhiệm vụ chính của thanh niên là học. Nếu không chịu khó học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình về chính trị, văn hóa , kĩ thuật nghề nghiệp, ít hiểu biết tình hình trong nước và ngoài nước, ít nghiên cứu lý luận

và khinh nghiệm thực tiễn khi gặp khó khăn thì dễ bị dao động, lập trường cách mạng không vững vàng, thiếu tinh thần độc lập và chủ động sáng tạo. Bên cạnh đó, Người chỉ rõ nếu chỉ học văn hoá, khoa học kỹ thuật mà không học tập chính trị thì như “người nhắm mắt mà đi”. Người cho rằng trong học tập chính trị cần đặc biệt coi trọng học tập lý luận Mác – Lênin . Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hóa, chính trị, kỹ thuật “Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày”[47, tr 40] . Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất và khoa học nhất. Coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, giáo dục tư tưởng chính trị có nghĩa là đòi hỏi thế hệ trẻ phải kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Người nhấn mạnh, muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN, muốn trở thành người XHCN phải có tư tưởng XHCN. Với Hồ Chí Minh, không có văn hoá, khoa học kỹ thuật chung chung, trừu tượng mà phải gắn với dân tộc Việt Nam. Người luôn luôn căn dặn thế hệ trẻ “Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ thuật, có văn hóa... thanh niên phải học và học cho giỏi. Bàn việc gì, quyết nghị điều gì cũng phải thiết thực và cụ thể.”[47, tr 471].

Thanh niên cần phải tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện mình thành những người có đức, có tài để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Người chỉ rõ: “ Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”[45, tr 399]. Theo quan niệm của Người học tập là công việc suốt đời đối với mỗi thanh niên và đó cũng là cách tốt nhất để

thanh niên có cơ hội để nâng cao trình độ văn hóa, hiểu biết của mình để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của các mạng. Nếu thanh niên không chịu khó học tập thì khó mà tiến bộ được, và dần dần trở thành tụt hậu, thụ động trong công việc. Từ đó, không tạo tiền đề cho thanh niên lập nghiệp cho chính mình. Chính vì vậy, thanh niên cần phải ra sức học tập thì mới tạo dựng nên sự nghiệp cho chính mình. Trong xã hội có công nghệ máy móc ngày càng tinh sảo mà thanh niên không chịu khó học tập, nâng cao sự hiểu biết của mình thì càng đẩy mình đến sự tự làm mất cơ hội trong công việc của mình cũng như đẩy mình đến sự tự đào thải theo quy luật.

Bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, đề cao cái tôi của mình, đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích tập thể, lợi ích cộng đồng, đòi hỏi nhiều mà cống hiến thì ít. Trên tình hình đó, Hồ Chí minh đã căn dặn “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”[43, tr 265]. Do vậy, bản thân mỗi thanh niên phải không ngừng nỗ lực cố gắng học tập, rèn luyện bản thân nhằm tạo dựng cơ nghiệp để làm giàu cho chính mình và cống hiến vào tài năng cho đất nước, chứ không nên trông chờ, hoặc đòi hỏi sự giúp đỡ từ phía bên ngoài. Nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thanh niên có ý chí và tinh thần ham học hỏi, tự cố gắng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để thực hiện những lý tưởng, con đường, sự nghiệp của mình đã chọn.

Thanh niên phải có ý thức tự học tập và phải biết tự động học tập, nhiều lần Hồ Chí Minh đã nhắc nhở, còn “sống là còn phải học” và chỉ có học thì mới biết yêu Tổ quốc, yêu lao động, mới phụng sự được Tổ quốc, phụng sự được nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, mới biết cái hay cái tốt để đi

theo, cái xấu để loại trừ, và người còn chỉ rõ những điều cần phải học. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì tự học còn để khẳng định mình. Chỉ có mỗi tư học mới đánh thức được khả năng của mỗi thanh niên, để mỗi người thanh niên tự bộc lộ khả năng của mình, làm phát triển hoàn toàn những năng lực vốn có của mình, để tự xác lập và khẳng định vị trí vai trò của mình trong cuộc đời và tương lai. Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò tự học và được Người xác định làm làm cốt. Tự học chính là yếu tố cốt lõi của hoạt động học, là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc học tập. Muốn tư học tập thành công thanh niên phải kiên trì, bền bỉ, phải có kê hoạch, sắp xếp thời gian khoa học, phải biết tận dụng triệt để mọi hoàn cảnh phương tiên, mọi hình thức để học. Hồ Chí Minh còn chỉ dẫn cho thanh niên phương pháp học tập, Người viết: “ở nơi nào cũng có thể học, làm việc gì cũng phải học”[40, tr 359], “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”[40, tr 361]. Phải học tập với thái độ nghiêm túc, khiêm tốn, thật thà, điều gì chưa biết thì hỏi, không được phép giấu dốt, phải học tập một cách sáng tạo, độc lập, suy nghĩ, đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, có vấn đề gì chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận làm sáng tỏ. Hồ Chí Minh chỉ rõ cái cốt lõi nhất của việc học tập là nâng cao hiểu biết và để áp dụng những kiến thức đó vào việc làm học mà không làm được, học mấy cũng vô ích. Hồ Chí Minh cũng nêu rõ kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập. Học tập là công việc suốt đời bởi vậy, vật gì không tiến thì ắt sẽ bị thoái. Cho nên, thanh niên muốn tiến bộ, muốn tiền đồ của mình vẻ vang, thanh niên cần phải tích cực học tập và phấn đấu không ngừng nghỉ.

Không những phấn đấn rèn luyện bản thân mình, thanh niên cần phải thường xuyên đẩy mạnh công tác phê bình và tự phê bình để chống lại những biểu hiện của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân, với mục đích để đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người đã nhận xét về thanh niên: thanh niên có ưu

điểm là hăng hái, giàu tinh thần xung phong nhưng cũng có khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân. Do vậy, thanh niên muốn xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà thì phải tự giác rèn luyện bản thân. Đó là yếu tố hết sức quan trọng. Trước tiên, thanh niên “phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa” [46, tr 19], “ Phải trau dồi đạo đức của người cách mạng”[47, tr 89]. Chính vì thế, Người luôn khuyên thanh niên luôn “tự cải tạo để tiến bộ mãi”. Tự cải tạo là quá trình thanh niên nhìn nhận lại bản thân, tự đánh giá ưu và nhược điểm của mình, đồng thời phải kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm phấn đấu vươn lên theo kịp sự tiến bộ của xã hội. Nhưng muốn tự cải tạo mình, cũng phải trường kỳ và gian khổ, chứ không dễ đâu. Vì thế muốn đạt kết quả tốt thì thanh niên phải có lòng quyết tâm, phải tự nguyện, tự giác thực hiện.

Để việc học tập cho thanh niên trở nên đạt kết quả tốt, Người đã nói đến vai trò của nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện cho thanh niên ý chí và tinh thần lập nghiệp. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa những mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, để làm cơ sở cho thanh niên lập nghiệp. Người viết: “Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công”[44, tr 186]. Thế hệ trẻ mới có thể tích lũy được những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Tại hội nghị cán bộ Đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tinh thần lập nghiệp cho thanh niên việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)