7. Kết cấu
1.2.2 Giáo dục thanh niên có ý chí, nghị lực, bản lĩnh quyết tấm vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ.
Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục thanh niên nhận thức rõ ý thức và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Người đã đã nêu lên luận điểm: “Muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên”. Nhằm thức tỉnh những người đang đắm chìm trong cuộc sống hưởng lạc mà quên đi nỗi nhục mất nước, quên đi sự đau khổ của đồng bào đang chịu cảnh áp bức bót lột nặng nề. Trong thư Gửi thanh niên Việt Nam năm 1925, Người đã chỉ rõ thanh niên Việt Nam có khả năng cách mạng to lớn, là lực lượng xung kích chính của cách mạng. Như vậy, vận mệnh dân tộc, sự tồn vong của đất nước, tùy thuộc vào ý chí, nghị lực và bản lĩnh của thế hệ trẻ. Dù đất nước đang gặp nhiều khó khăn thử thách những Người vẫn thể hiện niềm tin vào tương lai đối với thế hệ thanh niên, Người đã khẳng định: “Không: người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể làm tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Luồng gió từ nước Nga thợ thuyền, từ Trung Quốc cách mạng hoặc từ Ấn Độ chiến đấu đang thổi đến giải độc cho người Đông Dương. Người Đông Dương không được học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn, nhưng người Đông Dương nhận sự giáo dục bằng cách khác. Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy duy nhất của họ. Nếu những người xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục, thì giai cấp tư sản thực dân và bản xứ - bọn quan lại - cứ phụ trách giáo dục bằng phương pháp của chúng. Người Đông Dương tiến bộ một cách rất màu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy của họ. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến”[35, tr 40].
Chính vì thế, Người luôn khơi dậy cho thanh niên Việt Nam có ý chí và lòng quyết tâm để giữ gìn và xây dựng bảo vệ đất nước những gì mà tổ tiên ta đã mang lại bằng sự hy sinh gian khổ của mình.
Người đã gắn thanh niên với vai trò quyết định tới vận mệnh dân tộc. Để mỗi người thanh niên họ đi đúng hướng, Người đã thành lập ra Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, thông qua hội thì Người đã tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cho những người thanh niên. Qua những lớp huấn luyện chính trị, đã hình thành nên rất nhiều thanh niên ưu tú và trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng. Để họ giúp họ trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, Người đã gửi những thanh niên ưu tú đó sang Quảng Châu học tập tại trường quân sự Hoàng Phố, Người còn gửi những những thiếu nhi trong độ tuổi từ 12 – 15 sang Mátxcova để tào tạo, với mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng nước ta.
Sức mạnh của đội ngũ thanh niên là vô cùng lớn, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên cần phải có ý thức và trách nhiệm của mình trong xây dựng vào bảo vệ đất nước. Người đã nhấn mạnh: “Thanh niên cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập. Phải có khí khái ham làm việc, chứ không ham địa vị. Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn, làm cho kỳ được. Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp. Phải có lòng kiên quyết tham gia kháng chiến để tranh cho kỳ được thống nhất và độc lập, dân chủ và tự do. Như thế, mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà”[40, tr 269]. Do đó, thanh niên cần phải rèn luyện các đức tính kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, không ngại khó, thanh niên phải cótinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Phải khiêm tốn học hỏi, coi việc học là việc làm suốt đời. Mặt khác, thanh niên còn phải chống lại thói kiêu căng, tự phụ, tự cao, tự đại… Người đã từng khẳng định, với bất cứ một công việc gì dù nhỏ mà
chúng ta không “có tín tâm và quyết tâm” thì cũng không bao giờ làm được. Còn nếu có tín tâm và quyết tâm thì việc dù to dù nhỏ cũng làm được. Từ đó, cho thanh niên thấy, làm bất cứ công việc gì cũng phải xuất phát từ tâm của mình, cộng thêm lòng quyết tâm, thì công việc đó ắt sẽ thành công. Như vậy, sẽ thôi thúc thanh niên có tinh thần ý chí quyết tâm vượt mọi gian khổ để hoàn thành những nhiệm vụ của mình trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Hồ Chí Minh luôn động viên, khích lệ tinh thần ý chí của thanh niên tham gia vào cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Để khích lệ tinh thần yêu nước của thanh niên, Người còn chú trọng tới việc giáo dục cho họ truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Người đã viết tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong tác phẩm có đoạn trích “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[41, tr 38] với mục đích làm cho thanh niên hiểu được lòng kiên trì chiến đấu chống lại các thế lực thù địch và khát vọng về một nước Việt Nam hòa bình của dân tộc ta. Chính nhờ tình thần đoàn kết chung sức một lòng vì tổ quốc đã giữ vũng nền độc lập dân tộc thống nhất đất nước, tinh thần đó vô cùng to lớn. Do đó, để động viên thanh niên phát huy hết sức mạnh của mình để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngoài ra, Người luôn nhắc nhở thanh niên nên học sửa ta, nhằm nhắc nhở thanh niên học về lịch sử truyền thống; hiểu về lịch sử đấu tranh của những anh hùng trong công cuộc dựng và giữ nước. Giúp thanh niên phải luôn ghi nhớ công lao của họ. Cho dù hy sinh, gian khổ, thế hệ trước vẫn không lùi bước trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và xây dựng, bảo vệ đất nước. Qua đó, để rèn luyện cho thanh niên, ý chí, tinh thần không
ngại khó khăn gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó khi bước vào cuộc cạch mạng đầy gian khổ
Người luôn đề cao phương pháp nêu gương trong giáo dục thanh niên, nhằm giáo dục thanh niên tinh thần không ngại khó khăn gian khổ, với một ý chí và bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng không lùi bước trước mọi gian khó. Dù gặp phải sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng những chiến sĩ cộng sản vẫn luôn nêu cao tinh thần, ý chí, quyết tâm giữ kín những bí mật mà công việc của mình được giao phó. Để nêu cao tinh thần đó, Người đã nêu ra nhiều câu chuyện, điển hình là câu chuyện của em Năm, quyết tâm, sáng kiến, gan góc, thà chết không nói khi bị giặc tra khảo. Người cũng viết tác phẩm “Nhờ ai ta có hòa bình” để nêu ra những tấm gương điển hình, họ sẵn sàng hi sinh tính mạng mình cho nhân dân và Tổ quốc, để mọi người học tập và noi theo. Người đã khẳng định “ Người tuy chết, những tiếng thơm lưu truyền mãi với non sông. Chúng ta cần ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy, để giáo dục nhân dân ta chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, quyết tâm làm trọn nhiệm vụ của nước nhà”[43, tr 135]. Do vậy, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi thanh niên phải có ý chí cách mạng, có chí tín thủ, một tâm lý quả cảm xung phong, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc để tiến bộ không ngừng và vượt qua mọi khó khăn thử thách. Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn như thế nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với sự hi sinh, mất mát của thế hệ trước đã giành lại nền độc lập cho dân tộc. Điều đó, được minh chứng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thanh niên hăng hái tham gia vào chiến đấu, họ không ngại khó khăn, sự hy sinh … vẫn quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập tự do cho đất nước.
Khi hòa bình lập lại, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở thanh niên, phải cố gắng khắc phục những khó khăn từ cuộc chiến tranh gây ra và ra sức củng cố lực
lượng để xây dựng và bảo vệ đất nước, xứng với những gì mà thế hệ trước đã không quản ngại khó khăn, gian khổ để giành lại nền hòa bình cho đất nước. Người viết “ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều”[38, tr 35]. Hồ Chí Minh luôn kì vọng vào thế hệ thanh niên, họ là những người tiếp tục kế nhiệm sự nghiệp cách mạng của dân tộc, họ luôn là lực lượng xung kích trên mọi mặt trận kinh tế, văn hóa…. để gây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta, đã giành lại bằng sự hy sinh sương máu của mình. Với một tinh thần không sợ khổ, không sợ khó, và luôn luôn thực hiện khẩu hiệu “ đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên”, luôn sẵn sàng đối phó với những khó khăn, thử thách trong mọi công việc được giao, quyết tâm gây dựng cơ nghiệp cho mình và xây dựng tiền đồ của Tổ quốc. Chính vậy, Người luôn yêu cầu thanh niên cần phải có “tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng” [43, tr 265]. Để quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian khổ để vươn lên lập nghiệp cho mình và cho tổ quốc
Ngoài ra, Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian viết thư thăm hỏi, đến dự các hội nghị, đại hội, theo dõi các phong trào của thanh niên Việt Nam, nhằm khuyến khích, đề cao những thành tích, những công việc mà thanh niên đã đạt được, đồng thời cũng nhẹ nhàng phê bình, chỉ ra những thiếu sót còn tồn tại. Qua đó, thanh niên dễ dàng sửa chữa những khuyết điểm của mình, để hoàn thiện bản thân mình hơn. Người đã nhắc nhở trách nhiệm của thanh niên với phong trào thi đua yêu nước:“Ngày nay, thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập, tự do, có Đảng, có Đoàn của mình, có chính quyền, có Mặt trận, có quân đội của mình, là người chủ tương lai của nước nhà mình. Chính vì là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ,
phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước nhà tốt đẹp - một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh - để mình làm chủ mai sau”[44,tr 437]. Để động viên, khích lệ khơi dậy, tinh thần ý chí của thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước. Vận động thanh niên tham gia vào cách mạng mẽ, các phong trào sản xuất, Người đã nêu ra phong trào thi đua yêu nước. Ngày 24/3/1961, Bác nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam và yêu cầu: Đoàn viên thanh niên “cần phải làm đầu tàu, làm gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước, phải thực hiện khẩu hiệu:“Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm”. Người chỉ rõ hành động của người đoàn viên là “phải xung phong gương mẫu trong mọi công tác, trong học tập và chấp hành kỷ luật lao động”[46, tr 461]. Trong quan niệm của Người, thanh niên đang trong quá trình hoàn thiện, phấn đấu vươn lên tích lũy kiến thức về mọi mặt và trau dồi đạo đức, phẩm chất nhân cách để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì thế, thanh niên cần phải thuấn nhuần đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội có ý thức làm chủ đất nước, đồng thời có ý chí phấn đấu nâng cao trình độ hiểu biết về văn hóa, khoa học kỹ thuật để đủ sức xây dựng và quản lý xã hội.
Từ những tình hình khó khăn của đất nước như : tình trạng chiến tranh kéo dài, sự phát triển kinh tế - xã hội thấp…Như vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn rèn luyện cho thanh niên bản lĩnh, ý chí kiên quyết không ngại mọi khó khăn, thử thách với một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai của Tổ quốc; sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung của dân tộc để xây dựng tiền đồ cho chính mình và đất nước. Như vậy, Hồ Chí Minh luôn giáo dục thanh niên có tinh thần ý chí, nghị lực, bản lĩnh sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, để thực hiện sứ mệnh của bản thân mình đối với tương lai của đất nước.