7. Kết cấu
1.2.1 Giáo dục mục tiêu lập nghiệp cho thanh niên
Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ và gắn lợi ích lập nghiệp của thanh niên với vận mệnh của quốc gia dân tộc. Với ý chí quyết tâm, giành lại độc lập cho đất nước thì Hồ Chí Minh ra sức thức tỉnh tầng lớp thanh niên. Người giúp thanh niên nhận rõ tương lai của họ gắn chặt với tương lai của dân tộc. Người viết “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc”[43 , tr 178]. Để giác ngộ, giáo dục thanh niên thì Hồ Chí Minh đã thành lập ra Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên và mở các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận cho thanh niên, nhằm giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, giúp họ hiểu vì sao phải làm cách mạng và làm cách mạng như thế nào. Qua đó đề thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì đất nước của tầng lớp thanh niên, để lập nên nghiệp lớn. Người cũng từng khẳng định: “Nếu quyền lợi của dân tộc không còn, quyền lợi và sự nghiệp gì của cá nhân liệu có giữ được an toàn không?”[38, tr 97]. Do đó, thanh niên, cần có nhận thức rõ được sự nghiệp của cá nhân luôn nằm trong tiền đồ của dân tộc. Người luôn gắn tiền đồ, vận mệnh của dân tộc với việc lập nghiệp của bản thân mỗi thanh niên. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định đối với thanh niên “Muốn tiền đồ mình vẻ vang, nhất định vẻ vang thì phải làm cho tiền đồ của Tổ quốc, của dân tộc vẻ vang, phải gắn liền tiền đồ của mình với tiền đồ dân tộc, tiền đồ giai cấp, không thể tách riêng được”[44, tr 578]. Thanh niên muốn sự nghiệp của mình được vẻ vang thì phải cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và xây dựng tiền đồ cho Tổ quốc. Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, Người đã khẳng định “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ
thanh niên già”[47, tr 298], đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai, “ thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”[47, tr 298], “ là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc”[47, tr 299]. Như vậy Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của tầng lớp thanh niên đối với gây dựng sự nghiệp của bản thân và tương lai của đất nước.
Vai trò của thanh niên rất lớn, vì thế trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong công cuộc kháng chiến, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của của Đảng, Đoàn, thanh niên tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, là lực lượng chủ yếu hăng hái tham gia thực hiện các nhiệm vụ cách mạng ( tăng gia sản xuất, xóa nạn mù chữ, thực hành đời sống mới,..) và nêu cao tinh thần bất khuất, không ngại hy sinh quyết tâm kháng chiến để giữ vững nền độc lập và bảo vệ, xây dựng nước nhà.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Người động viên thanh niên thực hiện tốt hơn vai trò xung kích của mình trong thi đua sản xuất, chiến đấu, thực hành tiết kiệm và làm tròn nhiệm vụ khi được giao“Các cháu thanh niên gái cũng như trai hãy thực hiện tốt “ Ba sẵn sàng”, xung phong dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”[48, tr 578]. Thanh niên đã hưởng ứng lời kêu gọi của Người và họ hăng hái tham gia các phong trào như “sẵn sàng chiến đấu”, “sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang” và “sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến” để góp phần công lao nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở miền Bắc, thanh niên hăng hái thi đua trên mọi mặt trận: nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế … với
tinh thần “việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”. Với những thành tích đã đạt được như: Thanh niên công nhân đẩy mạnh phong trào cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Thanh niên nông dân ra sức thực hiện “phong trào Đại Phong”, xung phong trong công tác thủy lợi, cải tiến nông cụ. Thanh niên các ngành đều thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm. Bên cạnh đó, còn có thanh niên trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ hăng hái thực hiện “phong trào Ba nhất”,tham gia tích cực giữ gìn trật tự và bảo vệ Tổ quốc. Trong trường học thanh niên tiếp tục thực hiện công việc xóa nạn mù chữ, bổ túc văn hóa, xung phong đưa văn hóa lên giúp đồng bào miền núi. Phong trào “Ba sẵn sàng” đã thực sự trở thành một phong trào cách mạng của thanh niên trong những năm đất nước tiến hành sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở miền Nam hàng triệu thanh niên sôi nổi tham gia phong trào “Năm xung phong” do Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Việt Nam phát động. Với tinh thần dũng cảm, mưu trí, các nữ thanh niên đã đóng góp tích cực vào những cuộc đấu tranh của “đội quân tóc dài”. Thanh niên nông thôn, xung phong vào bộ đội, đi dân công phục vụ chiến trường và để bảo vệ quê hương. Thanh niên tiếp tục thi đua trong chiến đấu, lao động sản xuất, học tập thanh niên lập nên nhiều thành tích to lớn. Hồ Chí Minh đã gửi những lời khen đến thanh niên, nhằm động viên tinh thần, ý chí của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: “Các cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng. Bác mong các cháu đều xứng đáng là những anh hùng trong sự nghiệp cách mạng tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc và xây dựng xã hội mới”[38, tr 620].
Người cũng đã nói nên sự hy sinh của các thế hệ trước để cho thế hệ sau học tập và noi theo: “Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của
để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà”[38, tr 34]. Để họ thấy được trách nhiệm của mình đối với công lao to lớn của thế hệ trước và tương lai đất nước. Từ đó, tiếp thêm sức mạnh, động mục tiêu gây dựng nên sự nghiệp cho chính mình và đất nước. Do đó, Hồ Chí Minh coi thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, tin tưởng ở thanh niên, tin vào bản chất và sức mạnh của họ, vào ưu thế vượt trội của họ với ý chí và lòng quyết tâm gây dựng sự nghiệp cho chính mình, dân tộc. Nhưng Người cũng chỉ rõ,“Thanh niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”[39, tr 216]. Tương lai đó là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta. Cho nên thanh niên muốn làm chủ tương lai đó thì phải ra sức học tập, lao động để góp phần công sức của mình vào việc kiến thiết, xây dựng đất nước và lập nghiệp cho chính mình. Với thanh niên, để hoàn thành sứ mệnh “Người chủ tương lai của nước nhà” thì thanh niên phải “làm đầu tàu, xung phong gương mẫu”, phải “tiên phong” đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả thì thanh niên phải làm cho tốt. Vì vậy, thanh niên phải ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết của mình, rồi vận dụng những kiến thức đó vào trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội,với mục đích gây dựng sự nghiệp cho mình nhằm đem lại lợi ích cho chính mình, gia đình và sự phát triển của đất nước, để xứng với những hy sinh mất mát mà thế hệ trước đã giành lại bằng chính sương máu của mình. Như vậy, giáo dục mục tiêu lập nghiệp cho thanh niên, Hồ Chí Minh đã gắn với mục tiêu chung của đất nước, tham gia vào cách mạng để giành độc lập cho dân tộc và xây dựng, bảo vệ đất nước.