1.3 .Ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
1.3.1. Bình diện kết học
Kết học (syntax, syntaxe) là phƣơng diện liên kết tín hiệu với tín hiệu để tạo một thông điệp.
Theo Peirce, trong chiều kết học, tín hiệu “đƣợc xem xét trong bản thân nó, trong qan hệ với chính nó, bởi vì tín hiệu tự nó chỉ đơn giản là một đặc tính nào đó.” [13. tr. 41]
Theo Morris, kết học “là chiều của những quan hệ hình thức giữa các tín hiệu với nhau”, “Tất cả các tín hiệu đều nằm trong quan hệ với những tín hiệu khác”
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Nói vắn tắt, kết học là lĩnh vực nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong thông điệp” [16, tr. 10]
Bình diện kết học (bình diện ngữ pháp) là bình diện nghiên cứu những khái niệm đƣợc xác định bằng các tiêu chuẩn hình thức thuần túy. Đó là những cách thức và quy tắc kết hợp các từ ngữ để tạo nên cụm từ (cú pháp cụm từ) và các thành phần câu, các đặc điểm và chức năng của thành phần câu, các kiểu cấu trúc câu (cú pháp câu) với mô hình cấu trúc của chúng.
Các vấn đề nghiên cứu thuộc bình diện này là:
- Từ pháp học: nghiên cứu từ và các đơn vị tƣơng đƣơng (ngữ cố định) - Cú pháp học: nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của các loại cụm từ, đặc biệt
là cụm từ chính phụ.
- Cú pháp câu: nghiên cứu đặc điểm. chức năng của các thành phần câu (nhƣ chủ ngữ, vị ngữ, các thành phần phụ của câu), cấu tạo của các kiểu câu theo kết cấu chủ- vị và các kiểu câu theo mục đích nói.
Xem xét đặc điểm kết học của nhóm từ ngữ nối “giải thích- minh họa” là xem xét sự kết hợp của các yếu tố trong cấu trúc của câu có chứa cụm từ nối
và sự kết hợp bên ngoài của các từ nối với những đơn vị ngôn ngữ khác khi tham gia vào cấu tạo câu. Vấn đè này sẽ đƣợc làm rõ ở chƣơng 2 của luận văn.