Phép nối với vấn đề liên kết ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhóm từ nối thuộc phạm trù giải thích minh họatheo lí thuyết ba bình diện trong tác phẩm hồ chí minh tuyển tập (Trang 57)

2.3.1 .Cụm từ nối “thứ nhất là…, thứ hai là…/ một là…, hai là

3.2. Phép nối với vấn đề liên kết ngữ nghĩa

Thuộc vào cấp độ ngữ pháp- từ vựng, phép nối đóng vai trị quan trọng trong việc liên kết câu. Phép nối sử dụng các yếu tố nối (nói gọn hơn là các từ

nối)có khả năng biểu hiện những ý nghĩa về quan hệ thƣờng gặp giữa các câu trong văn bản. Và đây chính là cơ sở tạo nên liên kết cho toàn văn bản

Bản chất quan hệ liên kết của phép nối là sự liên kết ngữ nghĩa. Phép nối dựa vào sự giả định giữa các câu có sự nối kết về ý nghĩa theo những quan hệ đã xuất hiện trong hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên, cùng với những quan hệ này, có những quan hệ phi cấu trúc đƣợc hình thành trong văn bản đƣợc gọi là những quan hệ nối và chúng có thể liên kết giữa những đơn vị đứng cạnh nhau hoặc nằm xa nhau, mặc dù quan hệ sau phải tập trung quan sát mới nhận ra đƣợc.

Trong văn bản, phép nối vừa có chức năng liên kết các phát ngơn,vừa có chức năng tạo ra những quan hệ ngữ nghĩa giữa các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan. Chính việc sử sụng các từ, cụm từ nối tạo cho văn bản các quan hệ phong phú, các sự vật, hiện tƣợng đƣợc thể hiện rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cơ sở của việc phân loại này là ý nghĩa của các từ, cụm từ nối và quan hệ giữa các phát ngôn.

Nếu nhƣ phép quy chiếu, phép tỉnh lƣợc và thay thế chủ yếu dựa vào mối quan hệ trực tiếp giữa hai hay nhiều yếu tố tạo ra liên kết, tạo ra mối quan hệ ngữ nghĩa trong văn bản thì phép nối lại chủ yếu dựa vào ý nghĩa chuyên biệt của bản thân từ nối và ý nghĩa của các đơn vị phát ngôn đƣợc nối trong văn bản: “Phép nối khác với quy chiếu, thay thế và tỉnh lƣợc ở chỗ nó khơng phải là cách để nhắc ngƣời đọc nhớ lại những thực thể hành động và sự thể đã đƣợc đề cập trƣớc đó (…) nó là phƣơng thức liên kết nối bởi vì nó báo hiệu các mối quan hệ, mà những quan hệ này chỉ có thể đƣợc hiểu một cách đầy đủ qua tham khảo các phần khác của văn bản” [29, tr. 46]. Sự xuất hiện của các phƣơng tiện nối (từ ngữ nối) báo trƣớc mối quan hệ nghĩa giữa các mệnh đề, câu - phát ngôn, đoạn văn trong văn bản; chúng liên kết các bộ phận của văn bản thành một chỉnh thể thống nhất.

Trong lĩnh vực ngữ pháp văn bản, từ nối đƣợc coi là một phƣơng thức liên kết ngang hàng với các phƣơng thức liên kết khác và đƣợc gọi là phép nối. Theo đó, phép nối có hai chức năng gồm chức năng liên kết và chức năng biểu hiện ngữ nghĩa (gọi tên, định loại quan hệ). Trong phƣơng diện ngữ dụng, từ nối đƣợc dùng để liên kết các hành vi ngôn ngữ. Các hành vi ngôn ngữ thƣờng xuất hiện thành một chuỗi có sự liên kết với nhau về phƣơng diện ngữ nghĩa.

Trên thực tế, từ nối là dấu hiệu tƣờng minh, chỉ sự nối kết giữa các phát ngôn. Thông thƣờng, giữa các phát ngơn đều có sự nối kết “tuyến tính”. Nhƣng khi mối quan hệ giữa các phát ngôn bị ràng buộc bởi một quan hệ ngữ nghĩa đạt tới mức phải “làm cho rõ” thì các từ nối xuất hiện. Khơng thể phủ nhận vai trò của từ nối trong câu, trong văn bản là rất quan trọng bởi chính nó đã góp phần làm rõ mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa các câu trong văn bản. Việc tác giả sử dụng các từ ngữ nối khơng chỉ có tác dụng tạo nên giá trị lập luận cũng nhƣ làm rõ cấu trúc tƣờng minh của các phát ngôn trong văn bản mà nó cịn góp phần tạo nên sự hoàn chỉnh về mặt nội dung của tác phẩm. Đồng thời, các từ ngữ nối cũng tạo nên một hƣớng triển khai diễn đạt ngữ nghĩa, tạo sự suy luận hàm ý cho ngƣời đọc.

Khảo sát bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi giữa các phát ngơn mà nó cịn thể hiện ở mọi cấp độ ngơn ngữ. Đặt trong cảnh huống ngơn ngữ ta có thể dễ dàng nhận thấy phép nối có mối liên hệ chặt chẽ với liên kết logic: Logic là chuỗi mắt xích của lí lẽ, là hệ thống của lí lẽ. Đây chủ yếu là sự liên kết phần thông báo của các phát ngơn do vậy nó mang tính ngữ nghĩa nhiều hơn. Từ đó, liên kết logic sẽ có tác dụng tích cực trong việc tạo ra tính mạch lạc, tính chặt chẽ của văn bản. Liên kết logic thƣờng đƣợc sử dụng khi những quan hệ ngữ nghĩa khơng có sự quyết định chặt chẽ thứ tự các thành tố nhƣ quan hệ định vị về không gian, định vị về thời gian, quan hệ

nhân quả… hoặc sử dụng trong những văn bản địi hỏi có độ chính xác cao nhƣ văn bản khoa học, hoặc văn bản địi hỏi tính lập luận, tính chặt chẽ

3.3.Giá trị nghĩa học và dụng học của nhóm từ nối theo phạm trù “giải thích- minh họa” trong “Hồ Chí Minh tuyển tập”

Có thể nói, các từ ngữ nối theo phạm trù “giải thích- minh họa” đƣợc chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng tƣơng đối nhiều và tần suất xuất hiện của các từ, cụm từ rất linh hoạt. Cùng với các từ nối thuộc phạm trù khác, các từ ngữ nối này có tác dụng đối với vấn đề liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa của văn bản. Bên cạnh đó, việc sử dụng các từ ngữ nối theo phạm trù này đã tạo nên giá trị lập luận cho văn bản; mở rộng phạm vi liên kết giữa các phát ngơn có chứa từ ngữ nối. Mặt khác, nó cũng đã góp phần chỉ ra đƣợc vị trí và vai trị của từng phát ngơn trong văn bản.

Thứ nhất, các từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” tạo giá trị lập luận cho văn bản. Lập luận là đƣa ra những luận điểm, luận cứ nhằm dẫn dắt, thuyết phục ngƣời đọc, ngƣời nghe về nội dung, vấn đề mà tác giả đƣa ra và dẫn dắt ngƣời đọc tiếp nhận theo đúng định hƣớng mà tác giả mong muốn.

Lập luận giữ vai trò hết sức quan trọng trong mỗi văn bản. Đólà một thao tác của tƣ duy đƣợc biểu hiện qua hành động ngơn ngữ. Nói cách khác, lập luận là hoạt động dùng ngôn ngữ tác động vào nhận thức và hành vi của ngƣời tiếp nhận- một sự lựa chọn có tính đến những can thiệp mạnh mẽ của tƣ duy để điều chỉnh tƣ. Lập luận là hoạt động phổ biến trong tất cả các cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các văn bản dù đƣợc xây dựng theo phong cách nào cũng cần dùng tới lập luận. Theo Đỗ Hữu Châu “Lập luận là một hoạt động

ngôn từ. Bằng công cụ ngơn ngữ người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra mợt (mợt sớ) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó.”[7, tr.180]. Hay nói một cách cụ thể

hơn thì lập luận là cách mà con ngƣời: “đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt

nói ḿn đạt tới” [8, tr.155]. Nhƣ vậy, với tƣ cách là một bình diện của hành

động ngơn ngữ, lập luận là yếu tố giúp con ngƣời tạo thành phát ngơn cụ thể để hiện thực hóa nhận thức. Qua khảo sát các tác phẩm trong Hồ Chí Minh tuyển

tập chúng tơi nhận thấy, bằng những luận cứ, lí lẽ rõ ràng, mạch lạc kết hợp

với việc sử dụng các từ ngữ nối một cách sáng tạo, linh hoạt đã tạo nên những tác phẩm mang màu sắc riêng, logic chặt chẽ về mặt hình thức và nhất quán về mặt nội dung, đậm chất Hồ Chủ tịch.

Thứ hai, các từ ngữ nối thuộc phạm trù giải “thích- minh họa” có tác dụng mở rộng phạm vi liên kết. Liên kết là thứ quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau. Hay nói một cách cụ thể hơn, liên kết chính là quan hệ ngữ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia và trên cơ sở đó hai câu chứa chúng liên kết đƣợc với nhau.

Qua thực tế khảo sát các tác phẩm trong Hồ Chí Minhtuyển tập có thể

thấy, tác giả vận dụng khá linh hoạt các yếu tố liên kết. Các phép liên kết, các phƣơng tiện liên kết đƣợc sử dụng khéo léo, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Sử dụng các từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” trong các tác phẩm ngoài việc giúp liên kết các phát ngơn với nhau thì nó cịn có khả năng mở rộng hơn nữa phạm vi liên kết văn bản. Chính nhờ mở rộng phạm vi liên kết giữa các mệnh đề, các câu, các đoạn văn hay trong toàn bộ văn bản đã góp phần quan trọng tạo nên một chỉnh thể tác phẩm thống nhất về cả nội dung lẫn hình thức.

Sau đây chúng tơi sẽ phân tích giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ngữ nối cụ thể thuộc phạm trù “giải thích- minh họa”.

3.3.1. Cụm từthứ nhất là… thứ hai là…/ một là (vì)…hai là (vì)…

VD37: Nhờ chuyến thất bại 1905, thợ thuyền mới hiểu rằng: một là phải tổ chức vững vàng, hai là phải liên lạc với dân cày, ba là phải vận đợng lính,

ḿn đuổi vua thì phải đuổi cả tư bản.Cách mệnh 1905 thất bại làm gương cho cách mệnh 1917 thành công.

(Đƣờng cách mệnh, Tập 1, tr. 252) Cụm “một là…, hai là…” đứng đầu các phát ngơn có tác dụng nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến “thất bại 1905”, khơng chỉ dừng ở đó, vấn đề mà tác giả muốn nói đến chính là những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra sau khi cách mệnh 1905 thất bại. Giải quyết, khắc phục đƣợc 5 nhƣợc điểm trên sẽ là tiền đề để cách mạng 1917 thành công. Việc sử dụng một loạt các từ nối mang nghĩa liệt kê bổ sung một mặtgiúp cho phát ngôn minh xác về nghĩa mặt khác lại mang một nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn truyền tải đến đối tƣợng tiếp nhận.

VD38: Việc lớn chưa thành khơng phải vì đế q́c mạnh, nhưng một là vì

cơ hợi chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm.Nay cơ hợi giải

phóng đến rồi, đế q́c Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, càng không thể cứu bọn thống trị Pháp ở ta.

(Kính cáo đồng bào, Tập 1, tr. 322) Trong VD này, ngoài chức năng liên kết, tƣờng minh kiểu quan hệ giải thích, phƣơng tiện nối “một là…, hai là…” cịn có tác dụng nhấn mạnh lí do

“việc lớn chưa thành”. Nếu giản lƣợc đi cụm từ nối, câu không chỉ thiếu logic

về mặt ngữ nghĩa mà cịn mất đi tính lí lẽ mà tác giả muốn đề cập đến.

Trong cả 2 ví dụ trên đều mang những giá trị lập luận nhất định mà tác giả muốn chuyển tải tới đối tƣợng tiếp nhận. Kết tử lập luận ở đây chính là cụm từ nối “một là…, hai là…”.

Phân tích VD37: Nhờ chuyến thất bại 1905, thợ thuyền mới hiểu rằng(6):

một là phải tổ chức vững vàng(1), hai là phải liên lạc với dân cày (2), ba là

phải vận đợng lính (3), bốn là khơng tin được tụi đề huề(4)) , năm là biết tư

bản và vua cùng là mợt tụi, ḿn đuổi vua thì phải đuổi cả tư bản(5). Cách mệnh 1905 thất bại làm gương cho cách mệnh 1917 thành công.

Xét trong cảnh huống ngơn ngữ thì (1), (2), (3), (4), (5) chính là những luận cứ (P)và (6) chính là cái đích của mệnh đề luận cứ hƣớng tới hay nói cách khác (6) chính là kết luận (R). Từ đó có thể hiểu đơn giản hơn rằng, “thất bại 1905” ngun nhân là vì 5 lí do đƣợc tác giả đƣa ra.

Tƣơng tự nhƣ vậy ở VD38, Việc lớn chưa thành khơng phải vì đế q́c mạnh(3), nhưng một là vì cơ hợi chưa chín (1), hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm (2). Nay cơ hợi giải phóng đến rồi, đế q́c Pháp bên Âu đã không thể tự cứu, càng không thể cứu bọn thớng trị Pháp ở ta.

Ở ví dụ này kết luận đứng ở đầu phát ngơn, sau đó mới là những luận cứ đƣa ra để làm rõ nghĩa cho kết luận. Xét trong quan hệ lập luận, 2 luận cứ P(1) và Q(2) đồng hƣớng với nhau vì cả 2 luận cứ đƣa ra đều cùng hƣớng tới kết luận (3). Các luận cứ đƣợc nối với kết luận nhờ có cụm từ “một là vì ...,

hai là vì ...”. Ta có lập luận: Việc lớn chƣa thành khơng phải vì đế quốc mạnh

mà là vì cơ hội chƣa chín và dân ta chƣa hiệp lực đồng tâm.

3.3.2. Từ nối (có/ thế) nghĩa là

VD39: Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi (3),

nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng sớ nhiều (1),

chớ để trong tay mợt bọn ít người (2). Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc.

(Đƣờng cách mệnh, Tập 1, tr. 242) Trong ví dụ trên, phƣơng tiện nối nghĩa làđứng ở giữa các phát ngôn. Xét về chức năng cú pháp thì phƣơng tiện nối khơng giữ vai trị cú pháp gì trong câu mà chỉ làm nhiệm vụ liên kết các phát ngôn trong đoạn văn này lại với nhau. Trong trƣờng hợp này, tác giả sử dụng phƣơng tiện nối nghĩa làlàcần thiết để giúp cho việc dẫn dắt lập luận đồng thời làm rõ nội dung cho phát ngơn liền trƣớc đó.Ở ví dụ này kết tử lập luận “nghĩa là” nối luận cứ (1), (2) với kết luận (3). Ta có thể khái quát VD42 trênthành cấu trúc R (kết luận) <= P (luận cứ 1), Q (luận cứ 2). Dễ dàng nhận thấy đây là cấu trúc

lập luận khá phổ biến trong các ví dụ có chứa từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa”.

VD40: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. …Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (3).

Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo(1), làm cho

tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, cơng việc kháng chiến(2).

(Báo cáo chính trị tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Tập 1, tr. 485) Phát ngôn (3) là chủ ngơn, nhờ có từ nối “nghĩa là” mới có thể liên kết với 2 phát ngơn đứng sau nó. Tất cả các phát ngôn này làm lên một đoạn văn mang theo định hƣớng lập luận nhất quán. Chủ ngôn đồng thời cũng là kết luận của lập luận đứng đầu đoạn văn. Các luận cứ (1), (2) tiếp sau nằm trong mạch diễn giải vừa mang tính liệt kê lại vừa nhằm làm rõ, nhấn mạnh cho kết luận (3). Nếu lƣợc bỏ tác tử lập luận “nghĩa là” thì câu sẽ trở nên mơ hồ về nghĩa và không đạt đƣợc giá trị nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.

VD41: Xã Đại Nghĩa có hơn 600 hợ xã viên(1), chăn ni được 500 con lợn (2), nghĩa là bình qn mỗi hợ chưa được mợt con (3). Như vậy là quá ít (4).

(Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa, Tập 2, tr. 230) Ở phát ngôn này, “nghĩa là” đơn thuần chỉ mang chức năng làm rõ nghĩa cho (1), (2); kết luận (4) của mệnh đề lập luận này lại nằm ở cuối phát ngơn. Tác giả hồn tồn có thể lƣợc bỏ “nghĩa là”. Khi lƣợc bỏ kết tử này sự tƣờng mình về nghĩa của phát ngơn khơng bị ảnh hƣởng, ngƣời đọc vẫn hiểu rõ nội dung đƣợc phản ánh tuy nhiên sắc thái ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt tới ngƣời nghe đã bị mất đi. Điều mà tác giả muốn nói tới ở đây khơng phải là liệt kê số lƣợng “600 hộ xã viên” hay “nuôi được 500 con lợn”tại Xã Đại Nghĩamà chính là số lƣợng lợn ni bình qn của mỗi hộ “là quá ít”. Việc

thêm từ nối “nghĩa là”khơng chỉ nhằm làm rõ nghĩa hơn mà cịn nhằm nhấn mạnh vấn đề mà tác giả đang muốn ngƣời nghe hƣớng đến.

3.3.3. Từ nối “bởi vì”

Xét lại VD28: Chúng ta có thể nói: Hợi nghị Trung ương lần này kết quả

tớt(4). Kết quả tớt bởi vì có Đại hợi lần thứ III của Đảng soi sáng (1), vì có

đợt chỉnh huấn(2), vì thảo luận rợng rãi và chuyên đi sâu vào một vấn đề(3).

(Bài nói tại hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TƢ Đảng, Tập 2, tr. 226) Xét trong ngữ cảnh của tồn văn, chúng tơi nhận thấy đây là một phát ngôn mang ý nghĩa nhấn mạnh bởi là câu mở đầu cho Bài nói tại hội nghị lần thứ 5- Ban chấp hành TƢ Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bỏ qua văn cảnh phát ngơn, ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ý nghĩa nhấn mạnh của vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhóm từ nối thuộc phạm trù giải thích minh họatheo lí thuyết ba bình diện trong tác phẩm hồ chí minh tuyển tập (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)