Từ nối“bởi vì”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhóm từ nối thuộc phạm trù giải thích minh họatheo lí thuyết ba bình diện trong tác phẩm hồ chí minh tuyển tập (Trang 43)

1.3 .Ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học

2.3. Đặc điểm cấu tạo và chứcnăng ngữ pháp của nhóm từ nối trong các phát

2.3.3 Từ nối“bởi vì”

Cụm từ “bởi vì” là kết từ, dùng trƣớc một cấu trúc chủ- vị để biểu thì điều sắp nêu ra là lí do hoặc nguyên nhân giải thích việc đƣợc nói đến.

VD8:Tại sao ở Đông Dương, cái loài ăn hại ngân sách ấy lại nhiều đến

thế? Bởi vì thuộc địa là một thiên đường ở trần gian; ở đó, trừ một vài trường

hợp rất hiếm hoi, còn thì tất cả những cặn bã trong các ngành chính trị, tài chính, báo chí, v.v., mà chính quốc thải ra, đều tìm được môi trường rất thích hợp để phát triển…

(Bản án chế độ thực dân Pháp, Tập 1, tr. 122)

VD9:Mỹ thua thì nó xấu hổ lắm. Nó tức mình lắm. Bởi vì nó đã thua ở

Trung Quốc, thua ở Triều Tiên, bây giờ mà thua ở Việt Nam nữa, nó mất mặt, xấu hổ. Vì thế cho đến phút cuối cùng nó cắn, nó cố cắn rồi nó thu nữa

(Nói chuyện tại hội nghị thi đua bảo đảm giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc, Tập 2, tr. 410) Sau “bởi vì” chính là nguyên nhân, lí do đƣợc đƣa ra nhằm giải thích cho vấn đề đƣợc nói đến ở phát ngôn liền trƣớc “Tại sao ở Đông Dương, cái loài

ăn hại ngân sách ấy lại nhiều đến thế?” vàvì sao Mỹ thua thì lại “xấu hổ lắm,

tức mình lắm”.

2.2.3.4. Từ nối “chẳng hạn (như)”

Cụm từ “chẳng hạn (nhƣ)” biểu thị nhấn mạnh về điều đƣợc dẫn chứng, đƣợc nêu lên làm ví dụ.

VD10: Người Việt- nam rất hiền lành, rất ngoan ngoãn, nhưng người ta

lại nói chuyện với họ chỉ bằng những cái đá đít thôi.

Chúng ta coi những người Việt- nam yêu nước là những tên cướp. Chẳng

hạn như Đội Văn, một người yêu nước đã từng chiến đấu mấy năm trời chống

lại sự thống trị của người nước ngoài, bị chém tại Hà Nội, bêu đầu ở BắcNinh, ném ném xác xuống sông Hồng.Tống Duy Tân, sau mười năm ròng rã chiến đấu tuyệt vọng, đã bị bắt và bị chém.

Sau cụm “chẳng hạn nhƣ” là một loạt các ví dụ, dẫn chứng về những ngƣời An Nam yêu nƣớc nhƣng lại bị xem nhƣ những tên cƣớp và bị đối xử vô cùn tàn nhẫn, có những kết cục thƣơng tâm.

VD11: Đày tớ người bản xứ đã dễ bảo lại rẻ tiền, nên nhiều viên chức

thuộc địa về nghỉ hoặc về hưu mang theo cả người ở về nước.

Chẳng hạn ông Giăng Lơ M…ri- nhy ở phố Các- nô, thành phố Séc- bua.

Ông ấy ở Đông Dương về, mang theo một người bồi lương tháng 35 quan. Chẳng cần phải nói bạn cũng biết rằng, người bồi ấy phải làm quần quật từ mờ sáng đến đêm khuya. Trong nhà ấy, không có chủ nhật cũng chẳng có ngày lễ. Hơn nữa, người ta cho anh ăn uống hết sức kham khổ, và chỗ ở rất tồi tệ.

(Bản án chế độ thực dân Pháp, Tập 1, tr. 121) Sau cụm “chẳng hạn nhƣ” là một loạt các tình tiết diễn biến làm rõ cho nội dung đƣợc nói đến ở câu trƣớc chính là Đày tớ người bản xứ đã dễ bảo lại rẻ tiền.

Nếu sau 2 cụm từ nối “thứ nhất là,… thứ hai là…” và “vả lại” chỉ là những câu ngắn; thì sau “chẳng hạn (nhƣ) lại là một loạt những câu đầy đủ thành phần và rõ ràng về nghĩa, thậm chí là một đoạn văn nhằm dẫn chứng, bổ sung, làm rõ nghĩa hơn cho phần nội dung đƣợc nói ở trƣớc đó.

2.2.3.5. Từ nối“như sau”

Từ nối “nhƣ sau” là từ biểu thị cho cái nêu ra là ví dụ minh họa cho cái vừa nói đến

VD12: Hiện nay, Trường đại học phương Đông có l.025 sinh viên mà 151 là nữ sinh. Trong số sinh viên đó, có 895 người là đảng viên cộng sản. Thành

phần xã hội của sinh viên như sau: 547 nông dân, 265 công nhân, 210 trí

thức. Ngoài ra còn có 75 học sinh thiếu niên từ l0 đến 16 tuổi.

VD13:Lênin, người thầy vĩ đại của chúng ta đã tóm tắt sự quan trọng của

lý luận trong mấy câu như sau: "Không có lý luận cách mạng thì không có

phong trào cách mạng" và "chỉ có một đảng có lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiên phong". Đảng Cộng sản Liên Xô là đảng đầu tiên đã mở cho loài người con đường giải phóng, luôn luôn chú trọng đến lý luận. Vì Đảng nhận rằng lý luận vạch cho Đảng con đường đúng đắn tiến lên chủ nghĩa công sản.

(Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I trƣờng Nguyễn Ái Quốc, Tập 2, tr. 71)

VD14:Với đồng bào và chiến sĩ cả nước ta, tôi chúc mừng năm mới như sau:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên!

Toàn thắng ắt về ta!

(Thƣ chúc mừng năm mới, Tập 2, tr. 474) Qua các ví dụ trên ta có thể thấy rõ, sau “nhƣ sau” là một loạt các dẫn chứng cụ thể, tƣờng minh, súc tích làm rõ thêm nghĩa cho vấn đề đƣợc tác giả đề cập trƣớc đó.

2.2.3.6. Từ nối “tức là

Từ nối “tức là” (kết từ) biểu thị điều sắp nêu ra với điều nói đến chỉ là

một, tuy cách nói có khác, nêu thêm để nói rõ một khía cạnh nào đó.

VD15:Thuế thân tăng từ một hào tư lên hai đồng rưỡi. Những thanh niên chưa vào sổ đinh, nghĩa là còn dưới 18 tuổi, trước kia không phải nộp gì cả,

nay phải nộp ba hào mỗi người, tức là hơn gấp đôi một suất đinh trước kia.

VD16:Chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở miền Bắc, tức là giúp sức cho đồng

bào miền Nam đấu tranh, tức là đưa sự nghiệp hoà bình thống nhất nước nhà

đến thắng lợi.

(Bài nói chuyện tại đại hội Đảng bộ Hà Nội, Tập 2, Tr200)

VD17: Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có, mà

phải làm thế nào cho nó tiến lên, tức là phải lao động, lao động thiết thực

(Nói chuyện với cán bộ công nhân nhà máy dệt Nam Định, Tập 2, tr. 58) Sau “tức là” có thể là một kết cấu chủ- vị, có thể chỉ là một cụm động từ,... góp phần làm rõ ý hoặc tóm gọn lại nội dung đƣợc nói đến ở phát ngôn trƣớc theo một khía cạnh khác.

2.2.3.7. Từ nối“ví dụ”

Cụm từ “ví dụ” dùng để chỉ ra một/ nhiều trƣờng hợp cụ thể để minh họa, chứng minh cho vấn đề đƣợc nói đến ở phát ngôn trƣớc đó.

VD18:Trong cuộc chống Mỹ, cứu nước hiện nay, các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc, cứu nước, còn ân cần nuôi

nấng, giúp đỡ và bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như con cháu mình. Ví dụ:

bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xông pha bom đạn, không sợ sóng to gió lớn, suốt ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội và cán bộ qua sông để chiến đấu.

(Bài nói nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tập 2, tr. 434)

VD19: Việc giữ bí mật có khó không? Không khó. Ví dụ: bây giờ các cô,

các chú đi khai hội ở đây về, ai hỏi cũng không nói, chỉ nói những cái mà Ban Bí thư đã quy định. Phải giữ bí mật. Cái gì không được nói thì tuyệt đối không nói ra. Nguyễn Du nói rất đúng là: "ở đây tai vách mạch rừng...."

(Bài nói chuyện tại hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của TW, Tập 2, tr. 404)

VD20:Đưa mức sống của bần nông và trung nông lớp dưới lên ngang với

mức sống hiện nay của trung nông lớp trên, điều này có nơi đã làm được.

dụ như xã Ninh Tập ở Hưng Yên

(Nói chuyện với đồng bào và cán bộ xã Đại Nghĩa (Hà Đông), Tập 2, tr. 236) Sau “ví dụ” có thể là một phát ngôn hoặc nhiều phát ngôn nhƣng tất cả đều mang ý giải thích, làm rõ nghĩa cho nội dung phát ngôn trƣớc đó.

Sau khi khảo sát tác phẩm, chúng tôi thu đƣợc 285lƣợt sử dụng các từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa”, cụ thể tần số xuất hiện đƣơc thể hiện tại bảng sau:

STT Từ ngữ nối Tổng số lƣợt xuất hiện Tỷ lệ (%) 1 thứ nhất là… thứ hai là…/ một là (vì)…hai là (vì)… 20 7 2 (có/ thế) nghĩa là 68 24 3 bởi vì 14 4.9 4 chẳng hạn (nhƣ) 8 2.8 5 nhƣ sau 33 11.5 6 tức là 61 21.4 7 ví dụ/ thí dụ 81 28.4

Thông qua kết quả khảo sát, có thể thấy đƣợc sự chênh lệch rõ ràng về tần số xuất hiện của các từ ngữ nối. Không phải ngẫu nhiên mà các từ ngữ này xuất hiện không đồng đều. Tất cả đều là dụng ý của tác giả. Việc sử dụng từ ngữ nối một cách linh hoạt góp phần vào việc thể hiện mục đích nói cụ thể của tác giả. Mỗi khi có các từ ngữ nối xuất hiện trong văn bản thì câu trở nên rõ ràng hơn, tƣờng minh hơn; mối quan hệ giữa chủ ngôn và kết ngôn trở nên chặt chẽ, có sức thuyết phục hơn. Từ đó có thể thế khẳng định việc sử dụng từ ngữ nối trong liên kết văn bản là cần thiết và rất quan trọng.

2.3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ pháp của nhóm từ ngữ nối trong các phát ngôn

Qua khảo sát tài liệu chúng tôi nhận thấy cấu tạo của nhóm từ ngữ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” chủ yếu là các từ gồm 2 thành tố, duy nhất có 1 một trƣờng hợp ngoại lệ đó là cụm từ nối “thứ nhất là…, thứ hai

là…/ một là…, hai là…”

Về mặt chức năng ngữ pháp của nhóm từ ngữ nối trong các phát ngôn, chúng tôi đi vào khảo sát cụ thể từng từ nối nhƣ sau:

2.3.1.Vớicụm từ nối“thứ nhất là…, thứ hai là…/ một là…, hai là…

chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy cấu trúc của phát ngôn này:

A, thứ nhất là vì B, thứ hai là vì C(Trong đó cả A và B đều là những

cụm C-V diễn đạt rõ ý nhằm giải thích nội dung đã đƣợc nói đến ở chủ ngôn)

VD21: Ông ta nổi cơn giận lên, thứ nhất là vì người bản xứ ấy mải đọc

truyện đến nỗi không nhìn thấy ông mà chào; thứ hai là vì một người bản xứ

mà lại dám cười khi đi qua trước mặt một người da trắng

A, một là B, hai là C

VD22: Quần chúng còn mong các đồng chí văn nghệ chú ý giùm hai điều

nữa: một là chớ mượn chữ Hán quá nhiều, thậm chí có khi "chữ Tạc vạc ra

chữ Tộ". Hai là khi viết phải cẩn thận hơn, tránh viết những câu kỳ khôi như

"no cơm áo", "cười thênh thênh", vv..vv

(Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III, Tập 2, tr. 283) Trên thực tế, phát ngôn còn có thể kéo dài tiếp nếu tác giả vẫn có ý định nêu ra các lí do nhằm giải thích thêm cho nội dung đã nói đến ở chủ ngôn với từ nối tiếp theo gồm: thứ hai là, thứ ba là, ..vv..vv. Ngoài ra ở cặp từ nối này, tối thiểu ngƣời nói phải đƣa ra đƣợc 2 lí do bởi nếu câu chỉ phát triển ý đến “thứ nhất là…” và kết thúc tại đó thì sẽ không đáp ứng đƣợc đầy đủ tính logic bởi vì, có “thứ nhất” ắt hẳn phải có “thứ hai”.

VD23: Hai thứ cách mệnh đó tuy có khác nhau, vì dân tộc cách mệnh thì

chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại

cường quyền

(Đƣờng cách mệnh, Tập 1, tr. 236)

VD24: Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và

thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do,

bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa

Pháp khoe khoang bên An Nam.

(Đƣờng cách mệnh, Tập 1, tr. 254) Sau từ nối “nghĩa là” là một mệnh đề hoàn chỉnh nhằm giải thích nội dung cho chủ ngôn phía trƣớc đó. Nếu bỏ từ nối đi thì câu sẽ không có sự liên kết, tƣơng tác kết nối với câu trƣớc dẫn đến sự mơ hồ về nghĩa của phát ngôn.

2.3.3 Từ nối “bởi vì”

Phần lớn trong các ví dụ có từ nối “bởi vì” đƣợc khảo sát đều kết hợp dƣới hình thức Bởi vì+ (C-V)nhằm làm rõ nội dung cho mệnh đề đứng liền

trƣớcnhƣ ở 2 ví dụ sau

VD25: Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến

các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng

người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

(Thƣ gửi Hội nghị cán bộ Y tế, Tập 2, tr. 13)

VD26: Hiện nay đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng

không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta

có những đặc điểm riêng của ta

(Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trƣờng Nguyễn Ái Quốc, Tập 2, tr. 76)

Tuy nhiên vẫn có trƣờng hợp kết hợp ngoại lệ nhƣ VD27 sau:

VD27: Chúng ta có thể nói: Hội nghị Trung ương lần này kết quả tốt. Kết

quả tốt bởi vì có Đại hội lần thứ III của Đảng soi sáng, có đợt chỉnh huấn,

thảo luận rộng rãi và chuyên đi sâu vào một vấn đề.

(Bài nói tại hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng, Tập 2, tr. 226) Không chỉ kết hợp với cụm C-V, sau “vì”- một hình thức lƣợc từ của “bởi

vì” là một loạt các vị từ nhằm làm rõ nội dung đƣợc nhắc đến ở phát ngôn trƣớc đó là “Hội nghị Trung ương lần này kết quả tốt”. Có thể nhận thấy, việc tác giả đƣa ra một loạt các từ vì, bởi vì trong phát ngôn này không chỉ đơn thuần mang dụng ý liệt kê ra các lí do làm rõ nghĩa cho câu mà còn nhằm nhấn mạnh quá trình để đi đến “sự thành công của Hội nghị Trung ƣơng lần này”.

2.3.4. Từ nối “chẳng hạn (như)”

VD28:Ở đây (Hải Phòng), cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ.

Chẳng hạn như hôm thứ năm (ngày 15 tháng 8) là ngày mà hai chiếc tàu

phải nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.

(Bản án chế độ thực dân Pháp, Tập 1, tr. 94)

VD29:Chẳng hạn hôm kia, hai cảnh binh đã đến viện cứu tế Tơrinitê bắt

một phụ nữ tên là Luybanh, chị này hai đùi bị trúng nhiều vết đạn trong vụ nổ súng ở Rátxinhắc ngày 9 tháng 2. Người ta đã bỏ tù chị, lấy cớ rằng “chị đã vi phạm quyền tự do lao động bằng bạo hành hoặc bằng lời doạ dẫm

(Bản án chế độ thực dân Pháp, Tập 1, tr. 190) Ở cả 2 ví dụ trên đều xuất hiện cấu trúc chẳng hạn+ mốc thời gian làm trạng ngữ cho câu nhằm làm rõ ý nghĩa về mặt thời gian xảy ra các sự việc.

“Chẳng hạn” là từ nối có vị trí không cố định, nó có thể đứng đầu hoặc cuối câu và mang ý nghĩa giống từ nối “ví dụ”: đều nhằm nhấn mạnh về cái đƣợc dẫn chứng, đƣợc nêu ra để làm rõ nghĩa cho mệnh đề liền trƣớc.

VD30: Chẳng cứ gì người da đen mà cả những người da trắng nào dám bênh vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn, như bà Hariét Bichơ Stao,

tác giả cuốn "Cái lều của chú Tôm"chẳng hạn.

Ở ví dụ này, mặc dù chẳng hạn đứng ở cuối câu, không ở vị trí thông thƣờng (giữa câu) để thực hiện chức năng nối 2 mệnh đề tuy nhiên ngƣời đọc vẫn có thể hiểu rằng mệnh đề đứng trƣớc “chẳng hạn” là “bà Hariét Bichơ

Stao, tác giả cuốn "Cái lều của chú Tôm"” chính là nội dung làm rõ nghĩa cho

mệnh đề trƣớc đó. Bà Hariét Bichơ Stao chính là một dẫn chứng điển hình cho việc: ngƣời da trắng dám bênh vực ngƣời da đen và đã bị đối xử tàn nhẫn.

2.3.5. Từ nối “như sau”

Nếu nhƣ các từ nối khác có vị trí không cố định, thì “nhƣ sau” lại luôn luôn là từ đứng cuối cùng trong chủ ngôn và sau nó thƣờng xuyên xuất hiện dấu “:” nhƣ là một dấu hiệu nhận biết rằng tiếp theo sẽ là các dẫn chứng nhằm giải thích, minh họa cho chủ ngôn.Sau “nhƣ sau:” luôn là một loạt nội dung dẫn chứng chứ không chỉ là một mệnh đề đơn lẻ giống nhƣ sau các từ nối khác.

VD31: Chúng tôi chỉ có mất công chọn. Nhưng đáng lẽ trả tiền, thì người

ta lại có nhã ý bỏ vào giỏ đủ thứ như sau: ống điếu, khuy quần, mẩu tàn

thuốc (có lẽ họ làm như thế để giáo dục tính ngay thật trong việc mua bán cho người bản xứ chăng!).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhóm từ nối thuộc phạm trù giải thích minh họatheo lí thuyết ba bình diện trong tác phẩm hồ chí minh tuyển tập (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)