1.3 .Ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
1.3.2. Bình diện nghĩa học
Theo Morris, “nghĩa học là lĩnh vực của những quan hệ giữa tín hiệu với cái đƣợc biểu thị và cái đƣợc sở chỉ.”[13, tr. 53]. Quan điểm này đƣợc Đỗ Hữu Châu cụ thể hóa: Nghĩa học là phƣơng diện của những quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực đƣợc nói tới trong thông điệp, nói đúng là giữa tín hiệu với vật đƣợc quy chiếu trong thông điệp. Đây là lĩnh vực của các chức năng miêu tả, của những thông tin miêu tả, thông tin sự vật. [14, tr. 10]
Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Đỗ Hữu Châu và xem đây là cơ sở để tiếp cận đặc điểm nghĩa học của nhóm từ nối thuộc phạm trù “giải thích- minh họa” ở chƣơng 3 của luận văn.
Bình diện nghĩa học nghiên cứu nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái và nghĩa biểu trƣng.
1.3.2.1. Nghĩa miêu tả (nghĩa biểu hiện)
Nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) phản ánh sự việc, hiện tƣợng, hoạt động, trạng thái, tính chất,… ngoài thực tế khách quan đƣợc đƣa vào ngôn ngữ. Nếu sự vật tồn tại trong thế giới ở những dạng khác nhau cơ bản là vật chất thì ý nghĩa miêu tả của từ thuộc phạm trù tinh thần của ngôn ngữ.
“Nghĩa miêu tả thƣờng đƣợc phân tích theo hƣớng cấu trúc vị tố- tham thể. Vị tố- tham thể là khái niệm ngữ pháp chức năng do L. Tesnie đƣa ra, dùng để phân tích nghĩa miêu tả của câu. Trong đó, vị tố trong cấu trúc vị tố- tham thể là phƣơng tiện ngôn ngữ (thƣờng là động từ, tính từ, quan hệ từ) dùng để biểu thị đặc trƣng quan hệ của sự việc đƣợc phản ánh trong câu, có quan hệ chỉ phối với các tham thể có liên quan và thuộc phạn trù chức năng- nghĩa” [69, tr. 176]
“Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa quan trọng của câu- phát ngôn. Nghĩa tình tháo là một phần nghĩa quan trọng của câu thể hiện thái độ hay quan hệ giữa ngƣời nói với ngƣời nghe, giữa ngƣời nói với hiện thƣc (sự tình) đƣợc phản ánh trong câu, giữa nội dung đƣợc phản ánh trong câu với hiện thực ngoài thực tế khách quan.” [69, tr. 193]
Nghĩa tình thái là thành phần nghĩa quan trọng nhƣng rất phức tạp. Phức tạp bởi nghĩa tình thái rất rộng và rất tinh tế, không có phƣơng tiện cụ thể nhƣ nghĩa biểu hiện nên rất khó nắm bắt. Nghĩa tình thái là thái độ hay quan hệ giữa ngƣời nói với ngƣời nghe; thái độ hay quan hệ giữa ngƣời nói với nội dung sự tình đƣợc phản ánh: “Nghĩa tình thái là phần nghĩa có tác dụng làm cho sự tình mà câu biểu hiện hƣớng đến mục đích, đến những hành động ngôn ngữ nhất định, hoặc thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của ngƣời nói đối với sự tình đƣợc đề cập đến hay đối với ngƣời nghe”[70, tr. 31]
Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt, NxbGD-2000 đã đƣa ra ý kiến về tình thái của phát ngôn.
Tình thái của phát ngôn là chỉ quan hệ, thái độ, cách đánh giá của ngƣời nói đối với cái đƣợc nói đến trong câu (tức là đối với phần miêu tả của câu). Tình thái phát ngôn gồm có:
- Tình thái khách quan là tình thái có thể kiểm tra đƣợc tính đúng sai. Tình thái khách quan đƣợc phân biệt thành tình thái khẳng định và tình thái phủ định.
- Tình thái chủ quan chỉ thái độ, cách đánh giá của ngƣời đối với vật, việc, hiện tƣợng đƣợc nói đến. Tình thái chủ quan là tình thái không kiểm tra đƣợc tính đúng sai.
1.3.2.3. Nghĩa biểu trưng
Nghĩa biểu trƣng là toàn bộ những ý nghĩa, khái niệm đƣợc khái quát từ hình ảnh, sự vật, sự việc cụ thể đƣợc miêu tả và nhắc tới.
Theo “Từ điển tiếng Việt”, biểu trƣng có nghĩa là “biểu hiện một cách tƣợng trƣng và tiêu biểu nhất” [53, tr. 80]. Biểu trƣng là cách ngƣời ta lấy một
sự vật cụ thể hoặc một tính chất thích hợp để gợi ra, liên tƣởng đến một cái trừu tƣợng nào đó. Quan hệ liên tƣởng là cơ sở để tạo ra nghĩa biểu trƣng. Đó có thể là liên tƣởng tƣơng đồng (ẩn dụ) hay liên tƣởng tƣơng cận (hoán dụ). Nghĩa biểu trƣng mang tính ƣớc lệ, tính quy ƣớc và biểu hiện các hiện tƣợng khái quát, trừu tƣợng. Nghĩa biểu trƣng đƣợc tạo ra trên cơ sở cái đƣợc quy chiếu là tính có lí do. Nó có thể đƣợc hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tƣợng, hoặc có thể dựa trên sự gán ghép theo chủ quan của con ngƣời.