4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2. Cơ sở thực tiễn về huy động vốn của một số ngân hàng thương mại và bà
1.2.1. Các nghiên cứu về huy động vốn của các ngân hàng thương mại
Đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Xuân Tình (2010), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng cạnh tranh của BIDV Quảng Bình trong hoạt động huy động vốn chưa mạnh, loại hình huy động chủ yếu vẫn là các hình thức huy động vốn truyền thống. Tuy nhiên nếu thực hiện tốt công tác cải tiến chính sách huy động vốn, tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ huy động vốn, BIDV Quảng Bình vẫn có khả năng phát huy các thế mạnh sẵn có.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Đoàn thị Thùy Dung (2015), Phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh Đắc Lắk cho thấy hiệu quả huy động vốn không cao do hoạt động ngân hàng Đông Á Chi nhánh Đắc Lắk gặp nhiều khó khăn do thị trường nhỏ, trong khi có quá nhiều ngân hàng trên địa bàn dẫn đến sự cạnh tranh lớn.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Đào Quỳnh Vân (2020), Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng cạnh tranh của Bắc Á – Chi nhánh Huế trong hoạt động huy động vốn còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, loại hình huy động chủ yếu vẫn là các hình thức huy động vốn truyền thống, kết quả kinh
doanh chứa đựng nhiều rủi ro khi nền tảng khách hàng, thị phần huy động vốn giảm.
Tất cả các nghiên cứu trên mặc dù có những biện pháp cũng như cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn để đảm bảo an toàn trong thanh khoản ngân hàng có tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn huy động. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về khả năng tiếp cận vốn huy động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tại Hội Sở và 3 chi nhánh loại II gồm Agribank Chi nhánh huyện Phú Lương, Đại Từ và Đồng Hỷ. Do đó đề tài không bị trùng với các nghiên cứu khác.
1.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
1.2.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Techcombank) trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Ngân hàng Techcombank là một trong những NHTM cổ phần lớn ở Việt Nam và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng mà Techcombank cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Ngày 29/9/1993, Ngân hàng Techcombank đã chính thức được thành lập đặt tại Trụ sở 191, Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bên cạnh đó, các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên địa bàn Hà Nội còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sản phẩm tài chính thông qua liên kết.
Các chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trên địa bàn TP. Hà Nội đã tung ra chương trình “Gắn kết bền lâu” - một chương trình chăm sóc khách hàng một cách toàn diện đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Các chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên địa bàn TP. Hà nội đã áp dụng cho các khách hàng thân thiết của mình khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân như: thẻ tín dụng,
gửi tiết kiệm... Khách hàng được tích luỹ điểm thưởng và đổi lấy phần quà có giá trị từ máy tính bảng Ipad, xe máy,. cho đến những chuyến du lịch, dịch vụ giải trí, chăm sóc bản thân (spa, mua sắm). Vì vậy năm 2011 ngân hàng đã đạt danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2011 của Việt Nam” do tạp chí Asian Banking and Finance trao tặng và danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” cũng một phần nhờ vào những chương trình chăm sóc khách hàng sáng tạo và linh hoạt của các chi nhánh. Để góp phần tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hiệu quả các chi nhánh Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp sau:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng. Triển khai các sản phẩm, dịch vụ linh hoạt, hấp dẫn. Thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi theo từng thời điểm.
+ Xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng lớn. Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
+ Có kế hoạch phát triển, đào tạo cán bộ chuyên sâu, tác phong giao dịch chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng.
1.2.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động vào 28//3/2008 và chính thức ra mắt ngày 01/5/2008 với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 của LienVietPostBank đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của Ngân hàng với vốn Điều lệ tính đến thời điểm 31/12/2020 là 10.746 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu: 14.232 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 242.343 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 177.024 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế đạt hơn 2.427 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch, mức cao nhất kể từ khi thành lạp Ngân hàng đến nay. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank là ngân hàng TMCP có mạng lưới rộng, với hệ thống gồm hơn 76 Chi nhánh và 480 Phòng Giao dịch khắp 63 tỉnh thành và quyền khai thác các điểm giao dịch tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới mọi người dân Việt Nam (Báo cáo Tài chính năm 2020 của ngân hàng LienVietPostBank).
Để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn huy động để góp phần giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, LienVietPostBank đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý huy động vốn cụ thể:
- Về mặt lập kế hoạch huy động vốn: Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối ưu cho khách hàng dễ dàng làm thủ tục gửi tiền. Ban Giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch huy động vốn để giao chỉ tiêu cụ thể đến từng chi nhánh tỉnh,thành phố để phù hợp với từng địa bàn huy động.
- Trong công tác triển khai kế hoạch huy động vốn: Trong những năm gần đây, toàn hệ thống LienVietPostBank phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí cao, sự linh hoạt, sáng suốt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, LienVietPostBank đã cơ bản hoàn thành thắng lợi các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong các năm.
Ngân hàng đã áp dụng tốt các biện pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế ở địa phương trong việc huy động vốn theo quy định. Mặc dù lãi suất huy động có nhiều thay đổi song công tác huy động vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo ổn định, không vượt quá hạn mức kế hoạch đề ra. Để
duy trì hoạt động có hiệu quả, bền vững, LienVietPostBank thường xuyên coi trọng công tác huy động vốn từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Về công tác kiểm soát huy động vốn: Tuy LienVietPostBank làm rất tốt về công tác lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch huy động vốn hàng năm. Nhưng công tác kiểm soát huy động vốn lại chưa thực sự tốt thể hiện qua: Ban lãnh đạo đã chưa điều chỉnh được kế hoạch phù hợp cho mỗi giai đoạn làm cho có lúc không sử dụng hết nguồn vốn huy động nhưng có lúc lại thiếu nguồn.
- Về công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Báo cáo tổng kết hàng năm của LienVietPostBank nêu công tác huy động vốn xem đã thực hiện tốt kế hoạch được giao hay chưa từ đó cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nguồn vốn của Chi nhánh.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về giải pháp huy động vốn cho Agribank
chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Từ những kinh nghiệm huy động vốn của 02 Ngân hàng trên, Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
- Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.
- Đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm do để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.
- Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu thị trường. Việc mở rộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.
- Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, ngành giáo dục đào tạo, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải
trí,... nhằm khuếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng.
- Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng dể dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp Ngân hàng kịp thời nắm bắt những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.
- Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho Ngân hàng.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.536,4 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước. Về
mặt hành chính Thái Nguyên có 6 huyện, 2 thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.150,15 ha.
Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây cũng là một thuận lợi của tỉnh trong việc canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.
Về vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên giáp ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với 10 đơn vị hành chính là thành phố
Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện, trong đó có 01 huyện vùng cao, 04 huyện miền núi; có tổng diện diện tích 3.531 km2; Dân số năm 2020 trên địa bàn tỉnh theo số liệu là 1.307.871 người; đạt tỷ lệ tăng dân số bình quân 10 năm là 1,36%/năm (theo Báo cáo kinh tế xã hội năm 2020 và số liệu của
Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; Bản quy hoạch phát triển tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020).
Về hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn duy động trên địa bàn đến 31/12/2021 đạt 77 nghìn tỷ đồng, tăng 17,67% so với năm 2021; Tổng dư nợ cho vay đạt 63 nghìn tỷ đồng, tăng 10.23% so với năm 2020. Nợ xấu là 527 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,89%/tổng dư nợ. Nợ xấu thường xuyên được kiểm soát ở mức dưới 1%/tổng dư nợ và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nợ xấu có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới
(Số liệu theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020).
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng
2.1.2.1. Thuận lợi
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là mục tiêu định hướng cho việc phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng là định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
- Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển, thu được những kết quả
nhất định. GRDP năm 2020 tăng 4,24%, tuy mức tăng trưởng năm 2020 thấp hơn so với năm 2019 nhưng vẫn tăng cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước. Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, đời sống của dân cư ngày dần được cải thiện.
- Chính quyền địa phương các cấp có chương trình phát triển kinh tế xã hội cụ
thể, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh. Thành Phố Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại I đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có nhiều chi nhánh và chủ yếu trên
địa bàn các huyện với kinh tế nông nghiệp nông thôn là chủ đạo, ít chịu ảnh hưởng hơn trước sự suy thoái của kinh tế thế giới.
- Các chính sách, cơ chế về hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Lãi suất huy động vốn trong năm 2020
được điều chỉnh giảm 7%/năm, lãi suất tiền vay đã được điều chỉnh giảm phù hợp với mức giảm của lãi suất huy động.
2.1.2.2. Khó khăn
Trong giai đoạn hiện nay huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, có vai trò quyết định đến sự sinh tồn của NHTM. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 chi nhánh cấp I của Agribank gồm Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên (chi nhánh Agribank Chi nhánh Nam Thái Nguyên tiền thân là Chi nhánh Thành phố trực thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên được nâng cấp lên thành chi nhánh loại I trực thuộc Agribank kể từ 01/10/2919 sau khi sắp xếp lại màng lưới hoạt động). Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay tính đến thời điểm 31/12/2020 đang tồn tại 31