4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2. Cơ sở thực tiễn về huy động vốn của một số ngân hàng thương mại và bà
1.2.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động vào 28//3/2008 và chính thức ra mắt ngày 01/5/2008 với vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2020 của LienVietPostBank đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và vững chắc của Ngân hàng với vốn Điều lệ tính đến thời điểm 31/12/2020 là 10.746 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu: 14.232 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 242.343 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 177.024 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận
trước thuế đạt hơn 2.427 tỷ đồng, đạt 143% kế hoạch, mức cao nhất kể từ khi thành lạp Ngân hàng đến nay. Song song với việc phát triển có hiệu quả các hoạt động kinh doanh, LienVietPostBank là ngân hàng TMCP có mạng lưới rộng, với hệ thống gồm hơn 76 Chi nhánh và 480 Phòng Giao dịch khắp 63 tỉnh thành và quyền khai thác các điểm giao dịch tại những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần đáng kể trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới mọi người dân Việt Nam (Báo cáo Tài chính năm 2020 của ngân hàng LienVietPostBank).
Để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn huy động để góp phần giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu, LienVietPostBank đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý huy động vốn cụ thể:
- Về mặt lập kế hoạch huy động vốn: Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi một cách tối ưu cho khách hàng dễ dàng làm thủ tục gửi tiền. Ban Giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch huy động vốn để giao chỉ tiêu cụ thể đến từng chi nhánh tỉnh,thành phố để phù hợp với từng địa bàn huy động.
- Trong công tác triển khai kế hoạch huy động vốn: Trong những năm gần đây, toàn hệ thống LienVietPostBank phải đối mặt với nhiều thử thách từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước, thị trường tài chính có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Nhưng với sự đoàn kết, nhất trí cao, sự linh hoạt, sáng suốt trong chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo cùng sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh, LienVietPostBank đã cơ bản hoàn thành thắng lợi các mục tiêu hoạt động kinh doanh trong các năm.
Ngân hàng đã áp dụng tốt các biện pháp điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với thực tế ở địa phương trong việc huy động vốn theo quy định. Mặc dù lãi suất huy động có nhiều thay đổi song công tác huy động vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo ổn định, không vượt quá hạn mức kế hoạch đề ra. Để
duy trì hoạt động có hiệu quả, bền vững, LienVietPostBank thường xuyên coi trọng công tác huy động vốn từ nhân dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Về công tác kiểm soát huy động vốn: Tuy LienVietPostBank làm rất tốt về công tác lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch huy động vốn hàng năm. Nhưng công tác kiểm soát huy động vốn lại chưa thực sự tốt thể hiện qua: Ban lãnh đạo đã chưa điều chỉnh được kế hoạch phù hợp cho mỗi giai đoạn làm cho có lúc không sử dụng hết nguồn vốn huy động nhưng có lúc lại thiếu nguồn.
- Về công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm: Báo cáo tổng kết hàng năm của LienVietPostBank nêu công tác huy động vốn xem đã thực hiện tốt kế hoạch được giao hay chưa từ đó cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nguồn vốn của Chi nhánh.