4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực huy động vốn; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Tạp chí Ngân hàng của NHNN; các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, của Agribank, Ngân hàng Nhà nước... về các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác tăng cường huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ 2018- 2020 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2018, 2019, 2020; các báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020; tạp chí Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2018, 2019, 2020; tạp chí Ngân hàng Việt Nam năm 2018, 2019, 2020. Báo điện tử Ngân hàng Việt Nam.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Xác định mục đích và đối tượng điều tra
+ Mục đích: Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.
+ Đối tượng điều tra bao gồm: khách hàng (cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp), được thu thập từ phiếu điều tra thực tế ý kiến khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên để đo lường sự hài lòng và các đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Được thu thập trực tiếp từ đối tượng khách hàng thông qua các cuộc điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi.
- Xác định nội dung điều tra
Nội dung điều tra khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi, về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh thuộc Hội Sở Agribank tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ.
- Xác định cỡ mẫu
Những mẫu chọn ra đủ lớn, vừa đảm bảo tính đại diện cho đối tượng khách hàng, cho từng vùng, vừa đại diện và suy rộng được cho cả khu vực tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả đặt sai số mẫu là 10% kích thước mẫu sẽ được xác định như bảng dưới đây bằng cách sử dụng các kỹ thuật đơn giản lẫy mẫu ngẫu nhiên theo công thức sau:
n = N
1+N*e2 Trong đó:
- n: số mẫu đi điều tra, phỏng vấn. - N: tổng mẫu Khách hàng
- e: sai số, e = 10%
Bảng 2.1 Phân phối tần số người trả lời:
Chỉ tiêu Tổng mẫu (N Số người được điều tra, phỏng vấn (với e = 10%)
Khách hàng giao dịch tại chi
nhánh tỉnh Thái Nguyên 150 60
Khách hàng giao dịch tại chi
Khách hàng giao dịch tại chi
nhánh huyện Phú Lương 100 50
Khách hàng giao dịch tại chi
nhánh huyện Đồng Hỷ 120 55
Cộng 470 215
(Nguồn: Kết quả hoạt động tại Agribank CN tỉnh Thái Nguyên)
Vậy kích thước mẫu nghiên cứu (tổng số người được hỏi) là 215 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng của Agribank.
- Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thông tin sơ cấp dựa trên phiếu điều tra gồm 3 phần: + Phần I: Những thông tin chung về khách hàng (gồm có 5 câu hỏi). + Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại các chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ (gồm có 7 câu hỏi).
- Phần III: Đánh giá của khác hàng về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Hội Sở Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ (gồm 4 câu hỏi).
Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, Agribank chi nhánh huyện Đại Từ, Agribank chi nhánh huyện Phú Lương, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ từ năm 2018 đến 2020.
- Xây dựng thang đo:
Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Thang đo được tính như sau:
Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert Mức Khoảng điêm Ý nghĩa Mức Khoảng điêm Ý nghĩa 5 4.2 - 5.00 Tốt 4 3.40 - 4.19 Khá 3 2.60 - 3.39 Trung bình 2 1.80 - 2.59 Kém 1 1.00 - 1.79 Yếu (Nguồn: tác giả xây dựng)
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành tổng hợp, thống nhất toàn bộ nội dung, các nhận xét của các phiếu điều tra, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin thông qua việc lập các biểu đồ cột, hình tròn, bảng thống kê số liệu bằng cách sử dụng các phần mềm excel, word, máy tính…Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý để việc phân tích dữ liệu được hệ thống thuận lợi và đạt được hiệu quả cao nhất.
Tổng hợp là phương pháp đặt những sự vật, hiện tượng đơn lẻ từ kết quả phân tích, so sánh trong một mối quan hệ tổng thể, thống nhất. Qua đó, rút ra giá trị cốt lõi của vấn đề cần nghiên cứu từ đó có thể đưa ra được những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Tiếp cận và hệ thống số liệu, đánh giá kết quả đạt được qua các giai đoạn của Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát để phân tích từng vấn đề, kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp sát thực. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp so sánh: Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin
NHTM khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đối tượng nghiên cứu. Nội dung cần phân tích, so sánh là kết quả đạt được qua các năm, so sánh với các đối thủ cạnh tranh về các chỉ tiêu như thị phần, nợ xấu, số lượng khách hàng, doanh số, lợi nhuận.
- Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT (còn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm xem xét tổng thể những thuận lợi, khó khăn dựa trên điểm điểm mạnh, điểm yếu của nội tại chủ thể, cũng như những cơ hội và thách thức phát triển trong bối cảnh mới, từ đó chỉ ra những yếu tố tác động đến quá trình phát triển nhằm xây dựng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên dựa trên tranh thủ cơ hội, giảm thiểu rủi ro, phát huy tối đa lợi thế, hạn chế bất lợi thế trong quá trình phát triển.
Yếu tố môi trường Phân tích các yếu tố
Môi trường bên trong Điểm mạnh (S) Điêm yếu (W)
Môi trường bên ngoài Cơ hội (O) Các nguy cơ, thách thức (T)
- Phương pháp bảng biểu, đồ thị: Đồ thị là phương pháp mô hình hóa
thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong luận văn sẽ sử dụng đồ thị, bảng biểu để trình bày các kết quả nghiên cứu và phục vụ việc phân tích thông tin đối với việc tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân.