Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 52)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Cơ cu ngun vn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng,, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động

thừa. thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động =

Tổng VHĐ kỳ này - Tổng VHĐ kỳ trước

Tổng vốn huy động kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ.... Mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hướng biến đổi trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng là hình thức ngân hàng huy động các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dân cư hoặc tổ chức kinh tế trong xã hội.

Tỷ lệ tiền gửi từ dân cư = Tiền gửi dân cư Tổng vốn huy động Tỷ lệ tiền gửi từ TCKT = Tiền gửi từ TCKT

Tổng vốn huy động - T l vn huy động theo k hn: Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn = Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động Trong đó:

Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động

không kỳ hạn =

Vốn huy động không kỳ hạn Tổng vốn huy động

+ Vốn huy động không kỳ hạn: là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

+ Vốn huy động có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Họ chỉ được rút tiền vào thời điểm đáo hạn hoặc yêu cầu ngân hàng cho rút trước hạn (trường hợp rút trước hạn, khách hàng có thể không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất khuyến khích). - Cơ cu vn huy động theo k hn: Tỷ lệ vốn huy động nội tệ = Vốn huy động nội tệ Tổng vốn huy động Tỷ lệ vốn huy động ngoại tệ = Vốn huy động ngoại tệ Tổng vốn huy động

2.4.2. Quy mô ngun vn huy động

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng

Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn. Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

2.4.3. Tc độ tăng trưởng ngun vn huy động

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu tỉ lệ này lớn hơn 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện. Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống.

2.4.4. Chi phí huy động vn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) và chi phí phi lãi.

Chi trả lãi chiếm phần lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí lãi như: Chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng và một số chi phí khác.

Khoản chi phí chính mà các ngân hàng quan tâm là chi phí trả lãi. Mức lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, khi các ngân hàng đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Ngược lại, trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động của ngân hàng lên cao. Ngoài ra, tùy theo chiến lược cạnh tranh của mỗi ngân hàng mà ngân hàng có thể đặt mức lãi suất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường.

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả. Các ngân hàng thường xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình quân.

Chi phí trả lãi

bình quân =

Chi phí trả lãi Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu chi phí lãi bình quân phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả.

Chương 3

KẾTQUẢNGHIÊNCỨUVÀTHẢOLUẬN 3.1. Khái quát chung về Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc đim hình thành và phát trin

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam mà trong đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một chi nhánh được tách ra hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh từ năm 1998, khi bắt đầu quá trình chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.

Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có trụ sở tại số 279 Đường Thống Nhất, Phường Gia Sàng, Thành phố Thái Nguyên. Là một thành viên hạch toán phụ thuộc Agribank có quyền tự chủ kinh doanh theo sự phân cấp của Agribank, có con dấu riêng và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank. Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên với tổng số 284 cán bộ, trong đó 96% cán bộ có trình độ đại học, và trên đại học có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh ngân hàng.

Chính thức thành lập theo quyết định số 400/CT của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thực sự hoạt động từ tháng 6/1988, khi có Nghị định 53/HĐBT được ban hành, phạm vi hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Từ khi chuyển đổi cơ chế, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã tập trung khắc phục những yếu kém trước đây, coi đó là điều kiện để tồn tại và phát triển. Đến nay, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi.

Từ khi được thành lập đến nay, trải qua 33 năm hoạt động, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã không những chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà

còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao, tạo được uy tín và vị thế là thương hiệu mạnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Cơ cu t chc và mng lưới hot động

Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, với triết lý kinh doanh: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN KHÁCH HÀNG”, và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “TRUNG THỰC, KỶ CƯƠNG, SÁNG TẠO, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ”, xây dựng Agribank là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng. Toàn thể cán bộ, viên chức Agribank nỗ lực đổi mới phương thức phục vụ hướng đến phát triển, hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại nhằm đem lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng và Ngân hàng.

Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc theo sơ đồ sau:

Hình 3.1. Phân cấp của hệ thống mạng lưới hoạt động Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

PHÒNG GIAO DỊCH

Agribank Chi nhánh Huyện (Chi nhánh loại II) Agribank Chi nhánh thỉnh Thái Nguyên (Chi nhánh Loại I)

Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ tiện quan hệ vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch, vì vậy ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Dưới đây là sơ đồ tổ chức của các phòng ban ở Agribank - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên:

Hình 3.2: Bộ máy tổ chức và quản lý của Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Agribank Chi nhánh Huyện Phú Lương Agribank Chi nhánh Huyện Định Hoá Agribank Chi nhánh Huyện Đồng Hỷ Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Agribank Chi nhánh Huyện Võ Nhai Agribank chi nhánh Sông Cầu Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân Phòng Điện toán Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Ban Giám đốc

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Phòng Dịch vụ & marketing Phòng Tổng hợp Phòng Kinh doanh Ngoại hối

Bộ máy tổ chức ở Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có 09 phòng nghiệp vụ, 06 chi nhánh loại II và 10 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:

- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí Phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.

- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

+ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Đầu mối tham mưu đề xuất vói Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển khách hàng Doanh nghiệp, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng này nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý (hoàn chình, bổ sung, bảo quản, lữu trữ, khai thác ...) hồ sơ tín dụng theo qui định; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiên công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối.

+ Phòng Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược phát triển loại hình khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, phuơng án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý hồ sơ tín dụng hộ sản xuất và cá nhân theo qui định.

+ Phòng Kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân bàng Nhà nước, Agribank. Xây dựng

chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

+ Phòng Điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học.

+ Phòng Dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dich, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.

+ Phòng Tổng hợp: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm viêc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiển lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)