4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Miền núi Trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.536,4 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước. Về
mặt hành chính Thái Nguyên có 6 huyện, 2 thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 354.150,15 ha.
Mặc dù là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình tỉnh Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác. Đây cũng là một thuận lợi của tỉnh trong việc canh tác nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà nhiều tỉnh trung du miền núi khác không có.
Về vị trí địa lý: Tỉnh Thái Nguyên giáp ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ, nhất là khi tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được xây dựng.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Thái Nguyên là một tỉnh miền núi với 10 đơn vị hành chính là thành phố
Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và 6 huyện, trong đó có 01 huyện vùng cao, 04 huyện miền núi; có tổng diện diện tích 3.531 km2; Dân số năm 2020 trên địa bàn tỉnh theo số liệu là 1.307.871 người; đạt tỷ lệ tăng dân số bình quân 10 năm là 1,36%/năm (theo Báo cáo kinh tế xã hội năm 2020 và số liệu của
Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; Bản quy hoạch phát triển tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020).
Về hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn duy động trên địa bàn đến 31/12/2021 đạt 77 nghìn tỷ đồng, tăng 17,67% so với năm 2021; Tổng dư nợ cho vay đạt 63 nghìn tỷ đồng, tăng 10.23% so với năm 2020. Nợ xấu là 527 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,89%/tổng dư nợ. Nợ xấu thường xuyên được kiểm soát ở mức dưới 1%/tổng dư nợ và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn ngành. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nợ xấu có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới
(Số liệu theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2020).