Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học (Trang 41)

10. Kết cấu của Luận văn

1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học

Tiêu chí (criterion) là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá một đối tƣợng, mà bao gồm các yêu cầu về chất lƣợng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả đó.

Theo Wiktionary, tiêu chí là tính chất, dấu hiệu để dựa vào mà phân biệt một vật, một khái niệm, để phê phán nhằm đánh giá. Nhƣ vậy tiêu chí đƣợc hiểu là tính chất, dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết, xem xét, đánh giá hoặc phân loại một vật, sự vật.

Ví dụ: các tiêu chí để chọn mua tủ lạnh nhƣ: dung tích, giá, mẫu mã, xuất xứ,…

Trong khuôn khổ nội dung của luận văn, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc hiểu là dấu hiệu để nhận biết, xem xét và xếp loại chất lƣợng của một kết quả nghiên cứu khoa học.

Bộ tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc hiểu là tập hợp các tiêu chí dùng làm căn cứ để nhận biết, xem xét và xếp loại chất lƣợng của một kết quả nghiên cứu khoa học.

Bộ tiêu chí đánh giá có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. Bộ tiêu chí đánh giá đƣợc xem nhƣ công cụ để đánh giá một kết quả nghiên cứu khoa học. Các nội dung cần đánh giá đƣợc cụ thể hóa, chi tiết hóa qua bộ tiêu chí đánh giá. Nó giúp cho ngƣời đánh giá nắm rõ đƣợc là họ cần phải đánh giá những vấn đề nào, khía cạnh nào, chi tiết nào trong từng nội dung cần đánh giá ở một nghiên cứu. Đồng thời bộ tiêu

chí đánh giá cũng là cơ sở để đảm bảo sự khách quan và công bằng trong đánh giá một kết quả nghiên cứu, hạn chế tối đa những cảm tính trong đánh giá. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí đánh giá cũng có vai trò định hƣớng cho ngƣời nghiên cứu khoa học về yêu cầu đối với sản phẩm khoa học của mình nhằm tránh những thiệt thòi đáng tiếc.

Yêu cầu về bộ tiêu chí đánh giá:

- Bộ tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học phải thể hiện đƣợc tính khách quan và logic. Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá đƣa ra phải mang tính khách quan và phải logic với nhau. Bên cạnh đó, bộ tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học cũng cần phải phù hợp với thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Các tiêu chí dùng để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học phải rõ ràng, cụ thể, đo lƣờng đƣợc. Điều này góp phần quan trọng quyết định hiệu quả của việc đánh giá một kết quả nghiên cứu khoa học. Nếu các tiêu chí đánh giá đƣợc đƣa ra một cách chung chung, định tính sẽ gây khó khăn cho ngƣời đánh giá, và chắc chắn kết quả đánh giá sẽ phụ thuộc rất lớn vào cảm tính chủ quan của ngƣời đánh giá. Các tiêu chí có thể đƣợc cụ thể bằng 1 hay nhiều chỉ báo khác nhau, đƣợc đánh giá với những mức điểm tối đa cụ thể cho từng chỉ báo.

Tiểu kết Chƣơng 1:

Trong nội dung chƣơng 1 của Luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học:

- Thống nhất cách hiểu về một số khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận văn: khái niệm khoa học; nghiên cứu khoa học; kết quả nghiên cứu khoa học; đánh giá nghiên cứu khoa học; đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

- Trình bày và phân tích đặc điểm của nghiên cứu khoa học bao gồm: tính mới; tính tin cậy của kết quả; tính thông tin; tính khách quan; tính rủi ro của quá trình; tính kế thừa; tính cá nhân; tính bất định của sản phẩm; tính phi kinh tế.

- Trình bày và phân tích logic của nghiên cứu khoa học thể hiện qua: chủ đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu; phƣơng pháp nghiên cứu và luận cứ đề chứng minh giả thuyết.

- Luận văn sử dụng lý thuyết của tác giả Vũ cao Đàm về Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học và Đánh giá nghiên cứu khoa học để phân tích và làm rõ mục đích đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học; quan điểm đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học; chủ thể đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học; phƣơng pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp cũng nhƣ các chỉ báo trong đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

- Luận văn cũng làm rõ vai trò của bộ tiêu chí đánh giá cũng nhƣ yêu cầu đối với bộ tiêu chí đánh giá trong hoạt động đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học:

+ Vai trò của bộ tiêu chí đánh giá thể hiện qua vai trò công cụ đánh giá và vai trò định hƣớng đối với ngƣời đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.

+ Yêu cầu của bộ tiêu chí đánh giá trong hoạt động đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học cần phải khách quan; cụ thể; logic; đo lƣờng đƣợc và phù hợp với thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trong chƣơng 2 tiếp theo, luận văn sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại một cơ sở giáo dục – đào tạo và nghiên cứu cụ thể là Học viện Tài chính.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 2.1. Khái quát về Học viện Tài chính

Ngày 31/7/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 117/CP thành lập Trƣờng cán bộ Tài chính kế toán Trung ƣơng (trực thuộc Bộ Tài chính), đây chính là cơ sở tiền thân của Học viện Tài chính hiện nay.

Học viện Tài chính thành lập theo quyết định số 120/2001 QĐ/TTG ngày 17/8/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập Trƣờng Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (Thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính (thành lập năm 1961) và Trung tâm Bồi dƣỡng cán bộ Tài chính - Bộ Tài chính.

Học viện Tài chính trực thuộc Bộ Tài chính, chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành khác theo chức năng đƣợc Chính phủ quy định. Học viện Tài chính có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở của Học viện đặt tại Hà Nội.

Chức năng, nhiệm vụ:

- Đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dƣỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh Tài chính, Tin học Tài chính kế toán và Hệ thống thông tin quản lý với các loại hình đào tạo: Đại học chính quy, Đại học Tại chức, Đại học bằng 2, Hoàn chỉnh kiến thức đại học và Sau đại học.

- Bồi dƣỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về Tài chính - Kế toán.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, ngày 03 tháng 07 năm 2007,

Hội đồng Trƣờng đã có quyết nghị xác định sứ mạng của Học viện là: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất

Các trụ sở:

- Trụ sở chính: Số 8 Phan Huy Chú, Phƣờng Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

- Cơ sở đào tạo Phƣờng Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Cơ sở đào tạo 53E Phan Phù Tiên, phƣờng Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tổ chức cán bộ:

Hiện nay, Cơ cấu tổ chức của Học viện Tài chính gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa, 12 ban và tƣơng đƣơng, 05 đơn vị sự nghiệp (xem sơ đồ 2.2).

Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến 30/4/2014 là 791 cán bộ, viên chức, trong đó có 496 giảng viên (62,7%); 58 nghiên cứu viên (7,3%); 237 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ (30%); số cán bộ, viên chức có trình độ từ thạc sỹ trở lên là: 474 ngƣời, trong đó giáo sƣ (GS), phó giáo sƣ (PGS): 48 ngƣời; Tiến sỹ: 83 ngƣời và thạc sỹ: 343 ngƣời.

Tổng số cán bộ lãnh đạo của Học viện từ cấp bộ môn và tƣơng đƣơng trở lên là 152 ngƣời trong tổng số công chức, viên chức toàn Học viện.

Các ấn phẩm do Học viện Tài chính xuất bản:

Bảng 2.1: Các ấn phẩm do Học viện Tài chính xuất bản

(Nguồn: Ban Quản lý Khoa học, Học viện Tài chính)

1. Website: www.hvtc.edu.vn

2. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán 12 số/năm 3. Nội san Sinh viên nghiên cứu khoa học 10 số/năm

4. Thông tin tài chính 2 số/tháng

5. Thông tin phục vụ lãnh đạo 2 số/tháng

7. Bản tin thị trƣờng hàng ngày hàng ngày

8. Bản tin thị trƣờng 1 số/tuần

9. Bản tin thị trƣờng chủ nhật 1 số/tuần

(

BAN GIÁM ĐỐC

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Học viện Tài chính

(Nguồn: Văn phòng Học viện Tài chính)

TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ

- Đảng bộ - Công đoàn

- Đoàn thanh niên CSHCM - Hội cựu chiến binh - Hội sinh viên

HỘI ĐỒNG TRƢỜNG CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN

- Hội đồng thi đua Khen thƣởng - Hội đồng Khoa học và Đào tạo - Hội đồng chức danh GS, PGS - Hội đồng lao động và phúc lợi

CÁC BAN CHỨC NĂNG

1. Văn phòng Học viện 2. Ban Tổ chức cán bộ 3. Ban Quản lý đào tạo

4. Ban Khảo thí và Quản lý chất lƣợng

5. Ban Quản lý khoa học

6. Ban Công tác chính trị và sinh viên

7. Ban Hợp tác quốc tế 8. Ban Thanh tra giáo dục 9. Ban Tài chính kế toán 10. Ban Quản trị thiết bị 11. Thƣ viện

12. Trạm Y tế

KHỐI CÁC KHOA

1. Khoa Lý luận chính trị 2. Khoa Cơ bản

3. Khoa Tài chính công 4. Khoa Thuế và Hải quan 5. Khoa Tài chính doanh nghiệp 6. Khoa Ngân hàng-Bảo hiểm 7. Khoa Tài chính quốc tế 8. Khoa Kế toán

9. Khoa Quản trị kinh doanh

10. Khoa Hệ thống thông tin kinh tế 11. Khoa Ngoại ngữ

12. Khoa Kinh tế 13. Khoa Sau đại học 14. Khoa Tại chức

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC HỌC VIỆN

1. Viện Kinh tế - Tài chính 2. Viện Đào tạo quốc tế

3. Trung tâm Bồi dƣỡng và tƣ vấn 4. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học 5. Trung tâm Thông tin

2.2. Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

2.2.1. Các nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính

Nguồn lực đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học đƣợc hiểu là những yếu tố đầu vào đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học: nhân lực khoa học, tài lực (tài chính); tin lực (thông tin); vật lực (cơ cở vật chất).

Học viện Tài chính với lịch sử hình thành và phát triển hơn 50 năm qua, các nguồn lực phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện khá dồi dào. Tình hình các nguồn lực đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học đƣợc thể hiện qua phần trình bày sơ lƣợc dƣới đây:

 Nguồn nhân lực khoa học

Theo số liệu thống kê của Học viện Tài chính, tính đến năm học 2014 - 2015, lƣợng nhân lực khoa học này gồm có 706 ngƣời, trong đó có 648 cán bộ quản lý, giảng viên (91,8%) và 58 nghiên cứu viên (8,2%). Trong đó, số cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên là: 474 ngƣời, trong đó GS, PGS: 48; Tiến sỹ: 83 và thạc sỹ: 343, đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn của nhân lực khoa học Học viện Tài chính năm học 2014-2015

STT Trình độ, học hàm và học vị Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 GS, PGS 48 6,8 2 Tiến sĩ 83 11,8 3 Thạc sĩ 343 48,5 4 Cử nhân, cao đẳng 232 32,9 Tổng 706 100,0

Qua bảng số liệu thống kê, có thể nhận thấy số lƣợng nhân lực khoa học phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính khá dồi dào với 706 ngƣời chiếm 89,3% tổng số nhân lực của Học viện Tài chính. Về trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực khoa học đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học với 48 GS, PGS (chiếm 6,8%); 83 tiến sĩ (chiếm 11,8%); 343 thạc sỹ (chiếm 48,5%); 232 cử nhân và cao đẳng (chiếm 32,9%).

Đây thực sự là nguồn lực quan trọng quyết định đối với sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính. Một phần không nhỏ nguồn nhân lực khoa học của Học viện Tài chính có trình độ chuyên môn, học hàm, học vị cao, là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, lực lƣợng này cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kèm cặp, hƣớng dẫn đối với đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên mới vào nghề còn non trẻ về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, số lƣợng nghiên cứu viên vẫn còn khá kiêm tốn (chỉ chiếm 8,5% tổng số lƣợng nhân lực khoa học của Học viện). Đội ngũ này cần đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng và có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

 Nguồn lực tài chính

Nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính bao gồm:

- Kinh phí đƣợc cấp từ ngân sách nhà nƣớc cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ đƣợc giao theo quy định của Nhà nƣớc;

- Kinh phí trích từ nguồn thu hợp pháp, từ các quỹ của Học viện; - Nguồn thu thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nƣớc;

- Nguồn thu viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; - Các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Trong đó, nguồn kinh phí đƣợc cấp từ ngân sách nhà nƣớc cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữ vai trò quan trọng.

Nguồn lực tài chính đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính trong giai đoạn 2010 – 2104 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Nguồn lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính giai đoạn 2010-2014

(Đơn vị: Triệu đồng) Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Học viện Tài chính 3,100 2,604 2,300 3,800 3,930 Viện Kinh tế - Tài chính 2,000 2,200 1,910 2,680 2,800

Viện Đào tạo Quốc tế 0 0 390 800 400

Tổng 5,100 4,804 4,600 7,600 6,640

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2010,2011,2012,2013,2014 của Học viện Tài chính)

Cơ sở vật chất

Cùng với sự phát triển của Học viện Tài chính, cơ sở vật chất từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hiện tại, Học viện có 3 cơ sở tại Hà Nội: Số 8 Phan Huy Chú, Phƣờng Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm; Cơ sở đào tạo Phƣờng Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm; Cơ sở đào tạo 53E Phan Phù Tiên, phƣờng Cát Linh, quận Đống Đa với hệ thống 78 giảng đƣờng và hệ thống phòng làm việc đều đƣợc

lắp đặt các thiết bị hiện đại và hệ thống máy vi tính phục vụ cho việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học; 2 phòng học ngoại ngữ với 70 cabine, 10 phòng thực hành, hệ thống thƣ viện với hàng vạn đầu sách, báo, tạp chí đáp ứng cơ bản nhu cầu tra cứu, nghiên cứu của cán bộ, viên chức và học viên. Hệ thống mạng LAN nội bộ đƣợc lắp đặt và sử dụng khá hiệu quả; phòng họp hội thảo kỹ thuật số kết nối trực tiếp với phòng họp Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính sử dụng trong giao ban trực tuyến.

Bên cạnh đó, Học viện có hệ thống bể bơi thông mình có mái che, sân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)