10. Kết cấu của Luận văn
2.2. Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính
2.2.2. Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Tà
Đối với khối đào tạo: Ban Quản lý Khoa học là đơn vị đầu mối tổng hợp kế hoạch nghiên cứu khoa học của các bộ môn, khoa và các ban chức năng trình Hội đồng khoa học và đào tạo Học viện xét duyệt. Đề tài nghiên cứu thƣờng là những vấn đề học thuật phục vụ trực tiếp cho mục tiêu chƣơng trình đào tạo nhƣ: biên soạn bài giảng gốc; giáo trình; sách tham khảo; chuyên khảo; tài liệu hƣớng dẫn. Đồng thời, các cán bộ, giảng viên còn tham gia nghiên cứu đề tài cấp Bộ, các đề tài mang tính ứng dụng thực tiễn với các ngành và các địa phƣơng. Số lƣợng đề tài của Học viện phục vụ trực tiếp cho mục tiêu đào tạo là khá lớn vì từ khi Học viện đƣợc thành lập liên tục mở
thêm các ngành học, chuyên ngành và môn học mới đƣợc đƣa vào giảng dạy. Trong 5 năm (2010-2014) khối đào tạo đã thực hiện hơn 500 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Điều đó cho thấy, Học viện đã nhận thức rõ tầm quan trọng của các hoạt động nghiên cứu phục vụ đổi mới nội dung, mục tiêu chƣơng trình đào tạo và coi đó là nền tảng của việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của Học viện Tài chính.
Đối với khối nghiên cứu: Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc cấp viện do Viện trƣởng xét duyệt, chủ yếu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh ở Việt Nam nhằm đánh giá và phản biện các chính sách điều hành quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nƣớc; các nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ do Viện Kinh tế - Tài chính tổng hợp trình Hội đồng Khoa học ngành Tài chính xét duyệt và Bộ trƣởng Bộ Tài chính ký quyết định đặt ra hàng năm hoặc trung hạn và dài hạn. Trong 5 năm (2010-2014) tổng số đề tài do khối nghiên cứu triển khai thực hiện gần 150 đề tài.
Các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc do Học viện Tài chính thực hiện là những đề tài có tính ứng dụng cao nhằm thực hiện các đề án lớn của Bộ Tài chính trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển, ban hành các chính sách chế độ trong lĩnh vực tài chính của đất nƣớc. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu mà Học viện Tài chính thực hiện trong giai đoạn này nhƣ:
- Chiến lƣợc phát triển tài chính đến năm 2020; - Đề án cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc; - Đề án xây dựng tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm; - Đề án phát triển Thị trƣờng chứng khoán;
- Đề án ban hành Luật thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam...
Điều đó cho thấy, các đề tài cấp Bộ đƣợc thực hiện ở Học viện Tài chính đều có nhứng đóng góp mới, có giá trị thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế - tài chính của đất nƣớc.
Để thấy rõ hơn những thành tựu, kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính trong những năm qua, tác giả đã tiến hành thống kê ở bảng biểu dƣới đây.
Bảng 2.5: Số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên Học viện Tài chính năm 2010-2014
Đề tài NCKH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng Cấp Nhà nƣớc, Bộ 15 10 8 0 3 36 Cấp Học viện 45 91 90 111 118 455 Cấp Viện 10 22 24 24 25 105 Cấp Khoa, Bộ môn 3 0 15 12 20 50 Tổng 73 123 137 147 166
(Nguồn: Ban Quản lý Khoa học, Học viện tài chính)
Qua bảng số liệu có thể thấy các đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện đƣợc triển khai thực hiện ở các cấp và liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên, số lƣợng các đề tài chủ yếu đƣợc thực hiện ở cấp Học viện và cấpViện, số đề tài cấp Bộ, Nhà nƣớc còn khá khiêm tốn, đặc biệt là năm 2013 và 2014.
Đối với nghiên cứu khoa học sinh viên: Không chỉ tập trung phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên, Học viện Tài chính còn luôn chú trọng duy trì và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên với nhiều hình thức nhƣ: đề tài nghiên cứu khoa học dự thi các cấp Khoa, Bộ môn; Học viện; Bộ; viết bài đăng Nội san nghiên cứu khoa học sinh viên; viết bài đăng kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên…Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên đƣợc đánh giá là một trong những mặt mạnh của Học viện tài chính.
Bảng 2.6: Số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên