10. Kết cấu của Luận văn
2.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện
2.3.2. Quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu
Đối với kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, viên chức
Đề xuất Quyết định
Nhận xét bằng văn bản, gửi trƣớc ngày hop 05 ngày Lƣu trữ
Sơ đồ 2.8: Quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tại Học viện Tài chính
BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN TÀI CHÍNH HĐ NGHIỆM THU 1 Chủ tịch 2 phản biện 2 ủy viên HĐ 1 Thƣ ký Họp HĐ NGHIỆM THU - Có mặt Chủ tịch HĐ và ít nhất 3 thành viên khác - Xếp loại: Xuất sắc Giỏi Khá Đạt Không đạt CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI - Chỉnh sửa, hoàn thiện trong 30 ngày - Nộp 1 file nôi dung đề tài
1. Tất cả các công trình nghiên cứu khoa học chỉ đƣợc công nhận hoàn thành khi đã đƣợc Hội đồng nghiệm thu và xếp loại đạt yêu cầu trở lên;
2. Hội đồng nghiệm thu giáo trình, đề tài, đề án cấp Học viện do Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý Khoa học. Hội đồng nghiệm thu gồm có tổng số 05 thành viên là ngƣời am hiểu lĩnh vực nghiên cứu. Cơ cấu Hội đồng nghiệm thu gồm 01 Chủ tịch; 02 phản biện chính; 02 ủy viên Hội đồng và Thƣ ký Hội đồng (là đại diện của Ban Quản lý Khoa học, không tham gia bỏ phiếu đánh giá xếp loại kết quả nghiên cứu) làm nhiệm vụ quản lý hồ sơ công trình, ghi biên bản và kết luận của Hội đồng nghiệm thu;
3. Đối với bài giảng gốc, đề cƣơng bài giảng, bài tập và các công trình nghiên cứu khác không thành lập Hội đồng nghiệm thu, đƣợc công nhận hoàn thành và đƣa vào sử dụng sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Quản lý Khoa học;
4. Tất cả các thành viên Hội đồng nghiệm thu phải có nhận xét bằng văn bản, riêng 02 phản biện chính phải viết nhận xét chi tiết từng nội dung của từng chƣơng, từng phần của công trình. Các nhận xét công trình gửi về Ban Quản lý Khoa học trƣớc ngày họp Hội đồng nghiệm thu ít nhất là 05 ngày;
5. Việc tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện khi có ít nhất 04 thành viên Hội đồng bỏ phiếu (trong đó ít nhất 01 phản biện chính và chủ tịch) có mặt và thành viên vắng mặt có bản nhận xét bằng văn bản;
6. Các kết quả nghiên cứu đƣợc xếp loại theo nguyên tắc bỏ phiếu kín của các thành viên Hội đồng nghiệm thu. Việc kết luận theo từng loại: Không đạt; Đạt; Khá; Giỏi; Xuất sắc do chủ tịch Hội đồng quyết định trên cơ sở số phiếu đa số của các thành viên Hội đồng nghiệm thu bỏ phiếu;
7. Sau khi đánh giá, nghiệm thu và xếp loại, chủ nhiệm công trình có trách nhiệm tổ chức sửa chữa hoàn thiện nội dung theo ý kiến kết luận của
Hội đồng nghiệm thu. Thời gian hoàn thiện kết quả nghiên cứu do Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu quyết định nhƣng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nghiệm thu;
8. Sau khi nộp quyển công trình lần cuối (sau hoàn thiện), chủ nhiệm công trình phải nộp kèm theo 01 file chứa nội dung công trình cho Ban Quản lý Khoa học để phục vụ cho công tác lƣu trữ, in ấn, xuất bản;
9. Đề tài cấp khoa, bộ môn do Hội đồng nghiệm thu cấp khoa, bộ môn đánh giá với 03 thành viên đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa, bộ môn thành lập. Bản thảo kết quả nghiên cứu, các nhận xét và biên bản nghiệm thu phải đƣợc gửi về Ban Quản lý Khoa học làm cơ sở cho việc thanh toán kinh phí và quản lý các kết quả nghiên cứu khoa học.
Đối với kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên
Đề xuất Trình
Quyết định Thành lập
Quyết định
Sơ đồ 2.9: Quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên tại Học viện Tài chính
TRƢỞNG KHOA Lập danh sách Hội đồng BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU - Dƣới 25 đề tài: 3-5 thành viên - Trên 25 đề tài: 5-7 thành viên Họp HĐ NGHIỆM THU - Xếp loại: Xuất sắc Giỏi Khá Đạt Không đạt - Xếp giải. Đề tài dự thi cấp Học viện (ít nhất 50% thành viên Hội đồng đồng ý)
1. Hội đồng nghiệm thu đề tài sinh viên NCKH dự thi cấp Khoa do Trƣởng khoa lập danh sách gửi Ban QLKH, trình Ban giám đốc Học viện kí quyết định thành lập, trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa. Hội đồng bao gồm từ 03- 07 thành viên am hiểu các lĩnh vực nghiên cứu (Tối thiểu 70% thành viên hội đồng là thành viên của hội đồng khoa học và đào tạo Khoa), trong đó thƣ ký hội đồng có thể kiêm nhiệm ủy viên hội đồng. Số lƣợng thành viên hội đồng căn cứ vào số lƣợng các đề tài của sinh viên dự thi ở cấp Khoa:
- Dƣới 25 đề tài: Hội đồng gồm 3-5 thành viên; - Từ 25 đề tài trở lên: Hội đồng gồm 5-7 thành viên.
2. Hội đồng nghiệm thu có nhiệm vụ tổ chức việc chấm phản biện các đề tài dự thi, tổ chức đánh giá, nghiệm thu, xếp loại, xếp giải các đề tài của sinh viên dự thi cấp Khoa và lựa chọn các đề tài tiêu biểu để gửi dự thi cấp Học viện theo quy định.
3. Việc chấm phản biện các đề tài đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Phản biện kín; 02 ngƣời chấm phản biện/1 đề tài đƣợc lựa chọn đúng chuyên ngành nghiên cứu, chấm và cho nhận xét chi tiết bằng văn bản (Mẫu 1, Phụ lục),
cho điểm theo thang điểm quy định (trường hợp cán bộ giảng viên trong Khoa, đơn vị không có chuyên môn phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài, Khoa phải mời cán bộ giảng viên của Khoa, đơn vị khác tham gia chấm phản biện. Những đề tài không tuân thủ nguyên tắc này không được xét hỗ trợ kinh phí và không được dự thi cấp Học viện). Nếu 02 ngƣời chấm phản biện cho điểm chênh lệch trên 10 điểm (>10), Hội đồng cần phân công ngƣời chấm phản biện thứ 3 để đối chứng. Điểm trung bình chung của đề tài đƣợc tính là trung bình cộng của các điểm phản biện đã cho. Trƣờng hợp đề tài phải chấm phản biện lần 3 sẽ lấy điểm trung bình cộng của 2 ý kiến phản biện có cùng quan điểm.
4. Trên cơ sở điểm chấm phản biện và nhận xét của các phản biện về từng đề tài (hội đồng có trách nhiệm gửi nhận xét phản biện và bảng tổng hợp kết quả chấm phản biện các đề tài cho các thành viên hội đồng trước khi tổ chức họp để nghiên cứu trước), hội đồng thảo luận, đề xuất và thống nhất các tiêu chí, cách thức đánh giá nghiệm thu. Nếu hội đồng không đồng thuận với việc lấy điểm trung bình chung của các phản biện làm cơ sở để xét nghiệm thu đề tài, thì tổ chức bỏ phiếu kín cho điểm theo Bảng 2.7 để xếp loại, xếp giải, lựa chọn đề tài gửi dự thi cấp Học viện.
5. Chỉ xét dự thi cấp Học viện những đề tài đƣợc ít nhất 50% ngƣời chấm phản biện đồng ý có thể tham gia dự thi cấp Học viện.
6. Các đề tài đƣợc xếp loại theo điểm trung bình chung cuối cùng, cụ thể nhƣ sau:
Loại xuất sắc: Từ 90 điểm trở lên;
Loại giỏi: Từ 80 điểm đến dƣới 90 điểm; Loại khá: Từ 70 điểm đến dƣới 80 điểm; Loại đạt yêu cầu: Từ 50 điểm đến dƣới 70 điểm; Loại không đạt: Dƣới 50 điểm.