10. Kết cấu của Luận văn
2.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện
2.3.3. Đội ngũ đánh giá
Đội ngũ tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính là cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên hiện đang công tác tại Học viện Tài chính. Để đánh giá chất lƣợng đội ngũ nhân lực tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học, tác giả đã tiến hành khảo sát ở các nội dung nhƣ: Số lần tham gia đánh giá, cấp đề tài mà các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia đánh giá cũng nhƣ trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân lực đã từng tham gia đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học.
Hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên đã tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính đƣợc thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.10: Trình độ chuyên môn của ngƣời tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính năm học 2014-2015 STT Trình độ, học hàm và học vị Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) 1 GS, PGS 7 10 2 Tiến sỹ 22 31,4 3 Thạc sỹ 41 58,6 4 Cử nhân, cao đẳng 0 0 Tổng 70 100,0
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Qua kết quả khảo sát có thể thấy trình độ chuyên môn của các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học hoàn toàn từ thạc sỹ trở lên. Điều đó thể hiện rằng công việc này đòi hỏi các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên trƣớc khi tham gia đánh giá phải có một quá trình học tập, rèn luyện nhất định. Đội ngũ tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học chủ yếu có trình độ chuyên môn là Thạc sỹ và Tiến sỹ: 63/70 ngƣời (chiếm 90%). Trong khi đó, số lƣợng Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ tham gia đánh giá còn khá khiêm tốn: 7/70 ngƣời (chiếm 10%).
Về mức độ tham gia vào quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên: Dựa vào kết quả điều tra thu đƣợc cho thấy, giữa các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên có mức độ tham gia vào quá trình đánh giá kết quả nghiên cứu là khác nhau. Điều đó đƣợc thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 2.11: Số lần các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu tại Học viện Tài chính
(Tính đến năm học 2014-2015)
STT Số lần tham gia đánh giá Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Từ 1 đến 5 lần 18 25,7
2 Từ 6 đến 10 lần 29 41,4
3 Từ 11 đến 20 lần 14 20,0
4 Trên 20 lần 9 12,9
Tổng 70 100
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng chủ yếu các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ở mức từ 6 đến 10 lần: 29/70 ngƣời (chiếm 41,4%). Tổng số ngƣời tham gia đánh kết quả nghiên cứu khoa học từ 1 đến 10 lần là 47/70 ngƣời (chiếm 67,1%). Trong khi đó, mức độ tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu trên 20 lần chỉ có 9/70 ngƣời (chiếm 12,9%). Điều này phản ánh một thực tế đây là một công việc đòi hỏi những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm đánh giá trong thực tiễn, đồng thời cũng chỉ ra đƣợc cơ cấu của đội ngũ tham gia đánh giá tại Học viện Tài chính có sự phân chia theo trình độ chuyên môn.
Để nhận diện chất lƣợng của đội ngũ tham gia đánh giá không chỉ dựa trên số lần tham gia đánh giá mà còn cần căn cứ vào các cấp đề tài mà họ tham gia đánh giá.
Bảng 2.12: Cấp đề tài cao nhất mà các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên đã tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu
(Tính đến năm học 2014-2015) STT Đề tài NCKH Số ngƣời Tỷ lệ (%) 1 Cấp Khoa, Bộ môn 33 47,1 2 Cấp Viện 9 12,9 3 Cấp Học viện 25 35,7 4 Cấp Nhà nƣớc, Bộ 3 4,3 Tổng 70 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Cấp đề tài cao nhất mà các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia đánh giá chủ yếu là cấp Khoa, Bộ môn với 47,1% và cấp Học viện với 35,7%. Với cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ là 4,3%.
Với kết quả trên, có thể thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ cao và kinh nghiệm trong đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính khá dồi dào, đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.
2.3.4. Bất cập trong đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính
Từ thực trạng của công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính đƣợc trình bày trên đây. Tác giả nhận thấy công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay tại Học viện Tài chính đang còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học chƣa thể hiện đƣợc những yêu cầu cần thiết về tính mới, tính logic, khoa học, khách quan của đề tài mà còn nặng về cảm tính của ngƣời đánh giá.
- Thứ hai, việc đánh giá kết quả nghiên cứu đôi khi chƣa phản ánh đúng chất lƣợng của các sản phẩm kết quả nghiên cứu. Có nhiều kết quả nghiên cứu vốn có chất lƣợng khác nhau nhƣng bị đánh đồng, xếp loại đánh giá kết quả nghiên cứu giống nhau.
Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính chƣa thật hiệu quả là do một số nguyên nhân dƣới đây:
- Do những hạn chế của bộ tiêu chí đánh giá mà Học viện Tài chính đang áp dụng nhƣ đã đƣợc trình bày ở phần trƣớc. Nội dung của bộ tiêu chí phải nhận dạng đƣợc giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu. Nhƣng trên thực tế, bộ tiêu chí dùng để đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính còn rất chung chung chƣa thật sự rõ ràng, đồng thời cũng thiếu những tiêu chí cụ thể về tính mới, tính logic, khoa học, khách quan của đề tài khiến cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của ngƣời đánh giá.
Khi đƣợc hỏi về “yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với đánh giá kết quả nghiên cứu?” bên cạnh 38/70 ngƣời (chiếm 54,3%) trả lời là trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của các thành viên tham gia hội đồng thì có 29/70 ngƣời (chiếm 41,4%) cho rằng đó là tiêu chí đánh giá. Nhƣ vậy có thể thấy, tiêu chí đánh giá có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả nghiên cứu. Bộ tiêu chí chi tiết, khách quan, phản ánh đƣợc bản chất của nghiên cứu khoa học sẽ giúp ngƣời đánh giá xác định đúng chất lƣợng của các công trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên coi việc đánh giá kết quả nghiên cứu một cách đơn giản, chƣa thực sự
công tâm trong việc xem xét, đánh giá các sản phẩm nghiên cứu. Do hoạt động đánh giá kết quả nghiên cứu diễn ra trong nội bộ Học viện Tài chính, đội ngũ tham gia đánh giá hoàn toàn là các cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện Tài chính nên mối quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo, quản lý và giữa thầy và trò cũng có sự tác động nhất định đến quá trình đánh giá. Tâm lý “nể nang”, “né tránh”, “ không muốn động chạm” hay “dĩ hòa vi quý” đôi khi khiến cho các cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên tham gia hoạt động đánh giá chƣa thực sự đánh giá đúng chất lƣợng của kết quả nghiên cứu với quan điểm, chính kiến của mình. Trong khi đó, tiêu chí đánh giá không rõ ràng, chi tiết, khách quan sẽ càng tạo thuận lợi cho tình trạng trên diễn ra nhiều hơn, và khiến cho kết luận đánh giá về các kết quả nghiên cứu khoa học chƣa phản ánh đƣợc đúng chất lƣợng của đề tài nghiên cứu, chƣa đánh giá đƣợc hết những thiếu sót hoặc những cố gắng của các các nhân trong nghiên cứu.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính chƣa thật sự hiệu quả. Vấn đề cốt lõi ở đây là Học viện Tài chính phải sớm hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học nhằm khắc phục những bất cập tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm nghiên cứu khoa học của Học viện.
Tiểu kết Chƣơng 2:
Trong nội dung chƣơng 2, tác giả đã trình bày một số nội dung: - Giới thiệu khái quát về Học viện Tài chính.
- Khái quát về thực trạng công tác tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học ở Học viện Tài chính.
Đối với các trƣờng đại học nói chung và Học viện Tài chính nói riêng, nghiên cứu khoa học đƣợc xác định là một trong hai nhiệm vụ quan trọng.
trong suốt thời gian hình thành và phát triển, Học viện tài chính đã chú trọng đầu tƣ, phát triển các nguồn lực: nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị... nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính đƣợc đẩy mạnh triển khai ở cả khối đào tạo, khối nghiên cứu và nghiên cứu khoa học sinh viên ở tất cả các cấp: cấp Bộ môn, cấp Khoa, cấp Viện, cấp Học viện, cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc, với nhiều hình thức phong phú: bài viết nội san, tạp chí, tham luận đăng kỷ yếu hội thảo, bài giảng, giáo trình, chuyên đề thông tin, đề tài, chƣơng trình, đề án...
- Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoạt động đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học luôn giữ vai trò quan trọng. Luận văn đã trình bày hiện trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu tại Học viện Tài chính về đội ngũ đánh giá, quy trình đánh giá và tiêu chí đánh giá. Qua đó, tác giả phân tích những bất cập trong công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học cũng nhƣ hạn chế của những tiêu chí đánh giá này và nhận diện nguyên nhân của những hạn chế đó làm cơ sở đề xuất hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.
Để cho công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính ngày càng hiệu quả thì việc hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học khách quan, logic, cụ thể, đo lƣờng đƣợc có tính thống nhất chuẩn mực, phù hợp với thực tiễn nghiên cứu khoa học là vô cùng cần thiết. Bộ tiêu chí đánh giá sẽ giúp cho công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa của học viện đƣợc khách quan, công bằng và sát thực hơn, góp phần thực hiện đƣợc mục tiêu và định hƣớng trong nghiên cứu khoa khọc của Học viện trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (TRƢỜNG HỢP