Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học (Trang 54 - 60)

10. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện

2.3.1. Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học

Đề tài NCKH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng Dự thi cấp Khoa, Bộ môn 149 160 130 175 175 789 Dự thi cấp Học viện 55 62 62 68 68 315 Dự thi cấp Bộ 8 5 4 4 4 25 Tổng 212 227 196 247 247 1129

(Nguồn: Ban Quản lý Khoa học, Học viện tài chính)

Qua bảng thống kê, có thể thấy rằng tổng số đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên dự thi các cấp của Học viện Tài chính đã tăng lên trong giai đoạn 2010-2014: trong 5 năm tổng số đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên tăng 35 đề tài (16,5%), trung bình tăng 3,5% mỗi năm. Tuy nhiên, số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên trong giai đoạn này chủ yếu là dự thi cấp Khoa, Bộ môn và Học viện với 1104 đề tài (chiếm 97,8%). Trong khi đó, số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên dự thi cấp Bộ lại khá khiêm tốn với 25 đề tài (chiếm 2,2%).

2.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính viện Tài chính

2.3.1. Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính viện Tài chính

Hiện nay, thực hiện hoạt động quản lý khoa học và công nghệ ở Học viện Tài chính dựa trên một số văn bản hƣớng dẫn do Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo và Học viện Tài chính ban hành:

(1) Thông tƣ liên tịch số 44/2007/TTLT – BTC – BKH&CN ngày 7 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc;

(2) Thông tƣ số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(3) Quy định về quản lý đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 12/2010/TT-BGĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

(4) Quyết định số 266/QĐ-HVTC ngày 21 tháng 4 năm 2010 Ban hành Quy định quản lý Khoa học và Công nghệ của Học viện Tài chính;

(5) Quy định quản lý hoạt động Khoa học và công nghệ của Học viện Tài chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 266/QĐ-HVTC ngày 21 tháng 4 năm 2010).

Những văn bản nêu trên chỉ mang tính hƣớng dẫn chung cho hoạt động quản lý khoa học và công nghệ của Học viện Tài chính chứ chƣa phải là những văn bản có tính chất hƣớng dẫn cụ thể về việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính.

Hiện nay, ở Học viện Tài chính chƣa có văn bản chính thức quy định cụ thể về bộ tiêu chí chuẩn mực thống nhất cho đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên. Phƣơng thức đánh giá kết quả nghiên cứu thực hiện thông qua hội đồng khoa học. Việc đánh giá đƣợc thực hiện trong khuôn khổ các hội đồng nhƣ: hội đồng nghiệm thu đề tài, hội đồng bảo vệ khóa luận, luận văn, luận án…

Trên thƣc tế, trong các hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học vẫn thống nhất đánh giá, nhận xét đề tài nghiên cứu dựa trên các tiêu chí:

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài; 2. Mục tiêu nghiên cứu;

3. Phƣơng pháp nghiên cứu; 4. Nội dung khoa học;

5. Đóng góp về mặt kinh tế – xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng;

6. Hình thức trình bày báo cáo tổng hợp của đề tài.

7. Yếu tố vƣợt trội: Có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nƣớc.

Việc các tiêu chí đánh giá chƣa đƣợc quy định cụ thể trong một văn bản chính thức cũng chính là khó khăn rất lớn đối với công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính trong thời gian qua.

Trong các hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ , viên chức, sử dụng thang đánh giá 5 mức: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Đạt và Không đạt. Việc đánh giá đề tài nghiên cứu ở mức nào rất có thể mang nặng cảm tính, chƣa có tiêu chí cụ thể để xếp hạng đánh giá. Nhƣ vậy, việc đánh giá và xếp loại kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất lớn vào quan điểm chủ quan của ngƣời đánh giá.

Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đƣợc thực hiện dựa theo Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Học viện Tài chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 496/QĐ-HVTC ngày 03 tháng 10 năm 2013). Theo đó, Học viện Tài chính đã xây dựng bảng tiêu chí để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên gồm 7 nhóm tiêu chí nhƣ sau:

Bảng 2.7: Thang điểm đánh giá đề tài NCKH sinh viên

TT Nội dung đánh giá

Điểm quy định tối đa Điểm đánh giá của TV HĐ

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài

10

2 Về mục tiêu đề tài 15

3 Về phƣơng pháp nghiên cứu 15

4 Nội dung khoa học 35

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục

và đào tạo, an ninh, quốc phòng,…

15

6 Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài

5 7 Điểm thƣởng (có công bố khoa học từ

kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước)

5

Cộng 100

(Nguồn: Ban Quản lý Khoa học, Học viện tài chính)

Loại xuất sắc: Từ 90 điểm trở lên; Loại giỏi: Từ 80 điểm đến dƣới 90 điểm; Loại khá: Từ 70 điểm đến dƣới 80 điểm; Loại đạt yêu cầu: Từ 50 điểm đến dƣới 70 điểm; Loại không đạt: Dƣới 50 điểm.

Bộ tiêu chí đánh giá nêu trên đã vạch ra đƣợc một cách khái quát các tiêu chí cần tiến hành đánh giá trong quá trình nghiệm thu một công trình nghiên cứu khoa học. Đồng thời, bảng tiêu chí đánh giá trên cũng đã lƣợng hóa thành các mức điểm đánh giá tối đa cho mỗi tiêu chí đánh giá. Ƣu điểm

này giúp cho ngƣời đánh giá dễ dàng hơn trong việc xếp loại chất lƣợng các kết quả nghiên cứu và giảm thiếu tính chủ quan trong quá trình đánh giá của ngƣời tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, trong bộ tiêu chí đánh giá này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể nhƣ sau:

- Thứ nhất, các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học còn rất chung chung, chƣa thể hiện đƣơc yêu cầu đối với kết quả nghiên cứu ở mỗi tiêu chí. Chăng hạn, đối với tiêu chí số 3: “về phƣơng pháp nghiên cứu”, tiêu chí này chƣa đặt ra đƣợc yêu cầu đối về sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; mức độ mô tả quy mô, cách thức thực hiện để thu đƣợc kết quả...

Các tiêu chí đánh giá không đƣợc xây dựng cụ thể, chi tiết sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá và lƣợng hóa thành điểm số. Nhƣ vậy, việc đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học vẫn phụ thuộc rất lớn vào chủ quan cảm tính của ngƣời đánh giá.

- Thứ hai, trong nhóm tiêu chí về “nội dung khoa học” không nêu rõ yêu cầu về “tính mới” của kết quả nghiên cứu, nhƣ vậy chƣa phản ánh đúng đắn và đầy đủ tƣ tƣởng sáng tạo và tính mới trong các nghiên cứu khoa học. Tính mới trong nghiên cứu khoa học thể hiện giá trị khoa học của một công trình nghiên cứu, chính vì vậy đây là một tiêu chí quan trọng cần đánh giá đối với một kết quả nghiên cứu khoa học. Việc không có hoặc không nêu rõ tiêu chí về tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học trong bộ tiêu chí đánh giá có thể dẫn đến việc ngƣời đánh giá không chú trọng hoặc bỏ qua nội dung này khi nghiệm thu đề tài. Và nhƣ vậy, rất có thể một kết quả nghiên cứu khoa học hoàn toàn không có tính mới, không có giá trị khoa học nhƣng vẫn đƣợc nghiệm thu, thậm chí vẫn đƣợc đánh giá với số điểm cao. Điều này làm cho kết quả đánh giá không sát với chất lƣợng thực tế của kết quả nghiên cứu khoa học.

- Thứ ba, bảng tiêu chí này chƣa đánh giá đƣợc tính logic của kết quả nghiên cứu khoa học. Cụ thể là chƣa nêu rõ đƣợc yêu cầu về sự đầy đủ các bộ phận trong chuỗi logic của kết quả nghiên cứu: Tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và luận cứ phải logic với nhau và đảm bảo thống nhất toàn bộ nội dung nghiên cứu. Chính điều này sẽ dẫn đến việc ngƣời tham gia đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học không chú trọng đến yêu cầu về logic của kết quả nghiên cứu đó.

Nguyên nhân của những hạn chế trong tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính:

Sau những nỗ lực trong việc nghiên cứu và xây dựng những tiêu chí đánh giá nhằm có đƣợc những căn cứ đề nâng cao hiệu quả, chất lƣợng và tính khách quan trong hoạt động đánh giá nghiên cứu khoa học nhƣng cho đến nay, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính vẫn rất khó có thể định lƣợng mà phần nhiều còn mang tính định tính và phụ thuộc rất lớn vào nhãn quan, cảm tính của ngƣời đánh giá.

Hiện nay, bộ tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học còn tồn tại một số hạn chế ở việc chƣa phản ánh hết đƣợc bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, việc xác định đƣợc nguyên nhân bản chất của hạn chế đó không phải là điều dễ dàng. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, nguyên nhân căn bản dẫn đến hạn chế trong tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học là do xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học không dựa trên hoặc chƣa xác định đủ tầm quan trọng của đặc điểm của nghiên cứu khoa học và logic của nghiên cứu khoa học.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng hạn chế trong tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu tại Học viện Tài chính cần đƣợc khắc phục và hoàn thiện theo hƣớng:

- Xây dựng các tiêu chí dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học

- Các tiêu chí phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng và lƣợng hóa mức điểm tối đa cụ thể cho mỗi tiêu chí, chỉ báo nhằm giúp ngƣời đánh giá dễ dàng nhận diện và cho điểm với mỗi nội dung cần đánh giá.

- Phù hợp với mục tiêu và định hƣớng nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)