Đơn vị tính: triệu đồng
TT Doanh nghiệp Doanh thu DN kê khai
Doanh thu theo
thanh tra Chênh lệch
1 Công ty DV An Thịnh 21.423 22.100 + 677
2 Công ty Thanh Lâm 42.500 44.343 + 1.843
3 Công ty CP V.O.T 35.000 37.000 + 2,000
Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Giang Nhìn vào bảng dữ liệu trên ta thấy, tình trạng DN khai doanh thu chưa chính xác, vẫn tồn tại với số doanh thu khai thiếu không nhỏ. Tình trạng che dấu doanh thu này làm giảm đáng kể số thuế phải nộp của các DN, ảnh hưởng đến số thu NSNN. Các doanh nghiệp có thể che dấu doanh thu bằng rất nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến là các cách sau:
Thứ nhất, tình trạng DN bỏ sót những khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu: Đây là tình trạng khá phổ biến đặc biệt xảy ra với doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt như trường hợp chủ đầu tư đã thanh toán tiền và đã có biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành, khối lượng quyết toán nhưng bên thi công lại không đưa vào doanh thu xác định kết quả kinh doanh trong kỳ mà treo trên công nợ ứng trước. Hoặc với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì việc ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm bàn giao bất động sản đưa vào sử dụng là phổ biến. Việc bỏ sót những khoản doanh thu tính thuế trong kỳ, không hạch toán trong kỳ này mà hạch toán trong những kỳ tiếp theo, chuyển số thuế phải nộp sang kỳ sau thực chất là hành động chiếm dụng tiền thuế của nhà nước.
Ví dụ: Khi kiểm tra quyết toán thuế TNDN tại Công ty TNHH Thăng Long thời kỳ từ năm 2014-2015, đoàn kiểm tra Cục thuế Bắc Giang đã tăng doanh thu chịu thuế TNDN 1.150 triệu đồng năm 2014 do công ty không kê khai doanh thu của hợp đồng ký với Công ty CP Hoàn Hảo đã có khối lượng nghiệm thu hoàn thành nhưng doanh nghiệp chưa xuất hóa đơn.
Thứ hai, các doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng với giá thực tế bán. Tình trạng này phổ biến trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực: xe máy, đồ gỗ, bất động sản… Các lĩnh vực này rất nhạy cảm, khó quản lý nhưng nếu chúng ta có thể quản lý tốt thì số thu thuế sẽ tăng lên rất nhiều. Hiện nay, có một thực tế là giữa “giá bán lẻ đề xuất” và giá bán thực tế có sự chênh lệch rất lớn. Thường thì giá ghi trên hóa đơn chỉ bằng hoặc thấp hơn mức “giá bán lẻ đề xuất”.
Ví dụ: “giá bán lẻ đề xuất” của xe Air Blade là 39.5tr đồng (đã có VAT), nhưng trên thực tế chiếc xe này được bán với giá 45 - 46 tr đồng (đã có VAT) tại Công ty xe máy Việt Nhật…
Thứ ba, các trường hợp doanh thu tăng do đơn vị quyết toán thấp hơn dữ liệu thực tế kê khai với cơ quan thuế, các trường hợp doanh nghiệp đã xoá bỏ hóa đơn nhưng không hợp lệ…
Ví dụ: Sai phạm phát hiện làm tăng doanh thu chịu thuế TNDN năm 2015 khi kiểm tra thuế tại Công ty TNHH Nam Huệ Long cụ thể như sau: (1) Doanh thu tính thuế TNDN tăng 27.160.000 đồng do đơn vị lập quyết toán thấp hơn so với doanh thu thực tế. (2) Tăng doanh thu số tiền 248.416.410 đồng do doanh nghiệp đã xoá bỏ hoá đơn không hợp lệ, đã ghi đầy đủ thông tin, dữ liệu và xé rời khỏi cuống, nhưng doanh nghiệp không đưa vào doanh thu năm 2015. Số thuế TNDN phải nộp năm 2012 tăng thêm là 77.161.395 đồng.
Hiện nay với chế tài rõ ràng hơn, mức xử phạt quy định cụ thể và cao, nên các vấn đề liên quan đến hóa đơn như: mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, kê khai sai giá bán đã hạn chế.
Qua phân tích trên ta thấy một thực trạng đó là, tình trạng che dấu doanh thu của các doanh nghiệp là khá phổ biến.
Kiểm tra chi phí hợp lý được trừ
Chi phí hợp lý được trừ là một yếu tố quyết định đến thuế TNDN. Doanh thu tính thuế có quan hệ cùng chiều với số thuế TNDN thì chi phí hợp lý được trừ có quan hệ ngược chiều với thuế TNDN phải nộp. Trong những năm qua, Cục thuế Tỉnh Bắc Giang đã làm tốt công tác kiểm tra chi phí hợp lý được trừ. Trên cơ sở xem xét tình hình kê khai của DN, cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra những doanh nghiệp có nghi ngờ sai phạm và phát hiện ra khá nhiều trường hợp hạch toán chi phí hợp lý không đúng. Cụ thể như sau: