Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía đông bắc của Tổ quốc, phía bắc giáp với 2 tỉnh là Thái Nguyên và Lạng Sơn, phía đông giáp với tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây cộng đồng gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam. - Tổng diện tích đất tự nhiên : 382.331,34 ha
Trong đó: + Đất nông nghiệp : 260.906,57 ha + Đất phi nông nghiệp : 90.709,88 ha + Đất chưa sử dụng : 30.714,89 ha
- Dân số : 1.596.696 người
Trong đó : + Dân tộc kinh chiếm : 75,59%
+ Một số dân tộc anh, em khác chiếm : 24,41% - Đơn vị hàng chính : 10 huyện, thành phố gồm: + TP Bắc Giang + Huyện Lục Ngạn + Huyện Lục Nam + Huyện Sơn Động + Huyện Yên Thế + Huyện Hiệp Hoà + Huyện Lạng Giang + Huyện Tân Yên + Huyện Việt Yên + Huyện Yên Dũng
Trước đây kinh tế Bắc Giang chủ yếu là nông – lâm nghiệp thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.
Nhưng từ năm 2000 cho tới nay cùng với sự phát triển của cả nước thì nền kinh tế của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 8,4%; GDP bình quân đầu người đạt 305 USD/ người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hết năm 2008 dự kiến tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản còn 43,5% (giảm 6,3% so với năm 2000); công nghiệp xây dựng chiếm 22,0%; dịch vụ chiếm 34,5%. Có được sự phát triển trên là do những năm qua đã có nhiều cơ chế chính sách liên quan được xây dựng bổ xung theo hướng thông thoáng, hấp dẫn hơn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư tăng nhanh: Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng, các ngành nghề nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật,kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được cải thiệt; quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự xã hội ổn định v.v.