Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 37)

Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội

2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tính hữu ích của các yếu tố trong môi trường tự nhiên phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng du lịch được gọi là tài nguyên du lịch thiên nhiên. Sự tiếp nhận hình dạng bên ngồi của tự nhiên được gọi là phong cảnh. Phong cảnh bao gồm trong nó hình dạng bề mặt trái đất, sinh vật và nguồn nước…

a. Thuỷ văn

Mạng lưới sơng ngịi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc, khoảng 0,5 - 1,0 km/km2 và thuộc hai hệ thống sơng chính là sông Hồng và sông Thái Bình. Độ dốc của sơng nhỏ, các dịng uốn khúc quanh co.

Các hồ ở Hà Nội ngồi vai trị điều tiết nước giữa các mùa còn tạo ra cảnh quan rất hấp dẫn. Hà Nội được mệnh danh là thủ đô của sơng, hồ. Hà Nội có nhiều hồ đẹp như Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Bẩy Mẫu, hồ Giảng Võ, Hồ Ngọc Khánh, Hồ Thủ Lệ... Tiêu biểu là Hồ Tây với diện tích 500ha, được coi là lá phổi của thành phố. Hệ thống của Hà Nội cịn có thể khai thác vào các chương trình du lịch văn hố - lịch sử (như hồ Gươm gắn với truyền thuyết trao trả gươm thần của Lê Lợi, hồ Tây gắn với vụ án hồ Dâm Đàm), hoặc khai thác vào các chương trình du lịch thể thao, du lịch giải trí (bơi lội, nhảy dù, đua thuyền…)

b. Tài nguyên sinh vật

Ở Hà Nội hiện có trên 200.000 cây xanh, bao gồm 46 loài cây khác nhau như Xà Cừ, Bàng, Sấu, Hoa Sữa, Bằng Lăng... Hà Nội có trên 30 vườn

hoa, cơng viên với 377 ha thảm cỏ. Các làng hoa và cây cảnh như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, .... vốn rất nổi tiếng và có truyền thống từ lâu đời. Hà Nội có cơ sở để phát triển các chương trình chun đề về mơi trường, các chương trình du lịch thăm quan và học tập các làng nghề cây cảnh…

c. Thổ nhưỡng

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, tập trung các loại phù sa mới. Ở các vùng đồi núi thấp chủ yếu là đất feralit phát triển trên sa thạch. Hiện nay đang được sử dụng trồng rừng kết hợp với các loại cây ăn quả, nuôi trồng sinh vật cảnh, khai thác phục vụ tốt cho du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và du lịch trang trại.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên Hà Nội là những “chất liệu” rất quan trọng để các doanh nghiệp lữ hành xây dựng đa dạng các chương trình du lịch, đáp ứng được động cơ khác nhau của du khách đến Hà Nội.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là một lợi thế lớn để tạo ra tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của sản phẩm du lịch Hà Nội. Trước tiên phải nói đến con người Hà Nội, họ những người có trình độ văn hoá cao, coi trọng học hành và tri thức, chuộng cái đẹp, nét tài hoa và thanh lịch. Hà Nội là cái nôi của học vấn thi cử, đào tạo nhân tài cho cả nước. Truyền thống thi cử ở đây đã có bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Nơi đây tập trung các viện nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học, cao đẳng và một số trí thức đơng đảo. Có thể tận dụng lợi thế này để thu hút các chuyên gia, các giáo viên nước ngoài đến du lịch kết hợp tìm hiểu văn hố và trao đổi kinh nghiệm. Loại hình du lịch “Homestay” sẽ là một lợi thế của du lịch Hà Nội. Đối với khách nội địa, các nhà kinh doanh du lịch có thể tận dụng lợi thế này để xây dựng các chương trình du lịch học tập dành cho các bậc phụ huynh và các em học sinh phổ thơng tìm hiểu về mơ hình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp để các em có định hướng tốt trong việc chọn trường và chọn nghề… Hà Nội cịn có rất nhiều các di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia: Thăng Long tứ trấn, Thành Cổ loa, Hoàng Thành, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa

Diên Hựu, cột cờ Hà Nội, khu phố cổ ở quận Hồn Kiếm, Bích Câu Đạo Quán, đền Ngọc Sơn, các làng nghề truyền thống, khu di tích phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình, khu di tích Hoả Lị, Quảng trường cách mạng tháng Tám,...Đây là các chất liệu vô cùng phong phú để các nhà kinh doanh lữ hành có xây dựng đa dạng các chương trình du lịch: du lịch chuyên đề theo dấu chân các danh nhân, du lịch nghiên cứu (tìm hiểu về Thăng Long tứ trấn, các thành cổ của Hà Nội, nghiên cứu kiến trúc phố cổ, kiến trúc Pháp ở Hà Nội)…Loại hình du lịch này sẽ rất hấp dẫn và phù hợp với đối tượng khách là các trí thức, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và khách nước ngồi…

Hà Nội cịn là nơi tổ chức nhiều lễ hội hiện đại như quốc khánh 2 - 9, SEA GAMES 22, các giải bóng đá quốc tế và nhiều môn thể thao của khu vực...Vì vậy có thể phát triển loại hình du lịch thể thao để đón khách là các vận động viên, quan chức, cổ động viên và các phóng viên.

Hà Nội cịn hấp dẫn du khách bởi nghệ thuật ẩm thực được nâng lên thành “Văn hoá ẩm thực". Hà Nội nổi tiếng với các món ăn: rượu Kẻ Mơ,

bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, phở, bún, bánh tơm, cốm vịng, nem, ơ mai... Thưởng thức món ăn Hà Nội là thưởng thức các giá trị văn hố kết tinh trong đó. Món Chả cá Lã vọng của Hà Nội đã được một tạp chí của Mỹ bình chọn là một trong năm món ăn nên ăn nhất. Như vậy có thể xây dựng các chương trình du lịch kết hợp với các khố học chế biến món ngon Hà Nội do các nghệ nhân Hà Nội đảm nhiệm. Các chương trình du lịch kiểu này ít chịu tác động của tính thời vụ, chắc chắn sẽ rất hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt khách nước ngoài, những người trung niên, các bạn trẻ, phụ nữ. Có thể xây dựng thành các chương trình du lịch cuối tuần cho khách nội địa đến.

* Có thể thấy, Hà Nội chứa đựng trong mình một kho tàng tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với bề dầy lịch sử văn hoá, các lễ hội, phong tục tập quán về cư trú, về tổ chức xã hội, về ăn uống, kiến trúc, trang phục, các đối tượng văn hoá thể thao khác. Các yếu tố này góp phần tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng riêng cho Hà Nội. Vấn đề đặt ra là các nhà kinh doanh lữ hành Hà Nội làm thế nào để quan hệ với các nhà cung cấp nhằm khai thác các “chất

liệu” văn hố có tính đơn lẻ, độc lập để thiết kế ra các chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Có như vậy thì các nhà kinh doanh lữ hành Hà Nội mới giảm thiểu được những tác động bất lợi do tính thời vụ du lịch gây ra.

2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch Hà Nội

2.1.3.1. Điều kiện chính trị

Hà Nội là thủ đô của một trong những quốc gia có nền chính trị vào loại ổn định trên thế giới. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển là cơ hội thuận lợi cho kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Hà Nội tập trung các đại sứ quán, nhiều tổ chức nước ngoài, nhiều cơ quan đại diện của tổ chức chính phủ, phi chính phủ, của doanh nghiệp, của tập đoàn…tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế tại chỗ.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới - WTO, vào uỷ viên hội đồng không thường trực của liên hiệp quốc, ASEAM 5, APEC 14 đã đánh dấu bước tiến vượt bậc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để Hà Nội mở rộng cửa đón bạn bè quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn có thêm cơ hội khai thác các sự kiện để phát triển du lịch. Đây cũng là cách để chúng ta có thể giải quyết những khó khăn do thời vụ du lịch gây ra.

2.1.3.2. Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế có vai trị quan trọng và quyết định sự phát triển của du lịch Hà Nội.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội bình quân những năm trở lại đây cao (khoảng 10%). Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã chuyển dần theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố từ cơng nghiệp - nông nghiệp chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỷ trọng GDP từ dịch vụ là 58,3%.

Về đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đến hết năm 1999 so với đăng ký đạt 8301 triệu USD, vốn thực hiện là 3133 triệu USD, đạt tỷ lệ 37,3% tổng vốn đăng ký. Riêng số vốn đầu tư trong lĩnh vực du lịch là 1175 triệu USD trong đó khách sạn chiếm 31,7%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng Hà Nội thời gian qua có sự phát triển đáng kể. Thành phố được xây dựng ngày một đàng hoàng hơn, hiện đại hơn. Hệ thống giao thông, điện nước, các cơng trình cơng cộng... được nâng cấp cả về số lượng và chất lượng. Đây chính là cơ sở hạ tầng đảm bảo để Hà Nội có thể đón và phục vụ khách quanh năm; góp phần giải quyết áp lực vào mùa cao điểm đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để kích cầu vào mùa thấp điểm.

Nhiều cơ sở kinh tế liên doanh với nước ngoài, nhiều cơ quan đại diện của các cơng ty, tập đồn quốc tế lớn...đều đặt văn phòng tại Hà Nội, cho phép các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội có điều kiện phát triển thêm một số loại hình du lịch, khai thác khách du lịch tại chỗ.

Sự tăng trưởng của kinh tế Hà Nội góp phần kích thích cả cung và cầu du lịch phát triển.

2.1.3.3. Điều kiện văn hoá - xã hội

Hà Nội là trung tâm văn hoá - xã hội của cả nước. Nơi tập trung các viện nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học, cao đẳng và đội ngũ trí thức, các nhà khoa học đông đảo (giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và kỹ sư...). Chính điều này cho phép Hà Nội có thể phát triển loại hình du nghiên cứu, du lịch văn hoá, du lịch MICE vào dịp trái vụ để phục vụ tầng lớp này.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm biểu diễn nghệ thuật, trung tâm thể thao của cả nước. Trên địa bàn thành phố có rất nhiều các cơ sở phục vụ hội nghị, thi đấu thể thao và biểu diễn nghệ thuật như Trung tâm hội nghị quốc gia, Trung tâm hội nghị quốc tế, Nhà hát lớn, sân vận động Mỹ Đình, sân vận động Quần Ngựa, nhà thi đấu Hai Bà Trưng, triển lãm Giảng Võ, triển lãm Vân Hồ, các phòng trưng bày, các rạp chiếu phim…Đây là nơi tập trung của

các đoàn nghệ thuật: nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương, nhà hát tuổi trẻ, nhà hát kịch Việt Nam, nhà hát múa rối Thăng Long…Các cơ sở này cho phép Hà Nội tiến hành hoạt động giao lưu, tiếp xúc, tổ chức hoạt động biểu diễn ca nhạc, thời trang, hội thảo, hội nghị, Festival, chiếu phim, hội chợ, thi đấu thể thao, triển lãm...

Đây là tiền đề để Hà Nội có thể xây dựng các chương trình du lịch kết hợp xem các chương trình nghệ thuật hoặc cổ vũ thể thao (tức là tổ chức kinh doanh các cuộc gặp gỡ với mục đích khác nhau ở tầm quốc gia, quốc tế). Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản phẩm của kinh doanh lữ hành Hà Nội, giúp ích hữu hiệu trong việc giải quyết những khó khăn vào dịp trái vụ.

Mặt khác, Từ tháng 10/1999, Việt Nam thực hiện chế độ làm việc 40giờ/tuần đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các chuyến du lịch ngắn ngày(du lịch cuối tuần). Điều này cho phép Hà Nôi tăng lượng khách đến cả vào dịp chính vụ và trái vụ

2.1.4. Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội

2.1.4.1. Dịch vụ vận chuyển

a. Dịch vụ vận chuyển hàng không

Trên địa bàn Hà Nội hiện có hai sân bay: sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Gia Lâm. Sân bay Quốc tế Nội Bài có tổng diện tích 11.000km2, nằm cách trung tâm Hà Nội 30km. Sân bay Gia Lâm là sân bay nhỏ, cách trung tâm Hà Nội 5km. Sân bay này chỉ tiếp nhận được các máy bay cỡ nhỏ như máy bay trực thăng.

Tính đến tháng 6/2000 hàng khơng Việt Nam có mạng đường bay đến 29 thành phố lớn thuộc 5 khu vực trên thế giới và 24 đường bay đến 16 thành phố, thị xã trên toàn quốc. Hàng khơng Việt Nam đã đổi mới tồn bộ đội bay từ máy bay do Liên Xô (cũ) chế tạo sang loại máy bay mới hiện đại của các hãng chế tạo hàng đầu thế giới như Airbus A320, Boeing 767-777, ATR72S, Fokker 70S. Trong số 24 hãng hàng khơng nước ngồi tại Việt Nam có 8 hãng với 90 đường bay quốc tế xuất phát từ Hà Nội và đến Hà Nội.

Việc vận chuyển khách du lịch bằng máy bay có ưu thế đặc biệt về tốc độ, rút ngắn được quãng đường và thời gian đi lại, khắc phục một cách tốt nhất khoảng cách giữa các vùng, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch ngày nay. Mối quan hệ tốt giữa các công ty lữ hành với các hãng hàng khơng sẽ góp phần giải quyết những khó khăn trong việc đi lại khi mà cầu vượt quá cung vào thời kỳ chính vụ (bằng việc tăng chuyến bay). Cũng mối quan hệ này sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành giảm giá tour để khích cầu vào dịp trái vụ (nhờ chính sách khuyến mại giảm giá vé máy bay của các hãng hàng không).

b. Dịch vụ vận chuyển bằng đường sắt

Hà Nội là đầu mối của hầu hết các tuyến đường sắt quốc gia. Nhà cung cấp vận chuyển khách du lịch bằng tàu hoả đi và đến Hà Nội duy nhất là liên hiệp đường sắt Việt Nam với các tuyến đường sắt xuất phát từ Hà Nội đi và đến các địa phương trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Hàng ngày có hàng chục chuyến tàu từ các địa phương đến Hà Nội. Hàng tuần có 4 chuyến tàu liên vận quốc tế đi - đến Hà Nội.

Hệ thống cơ sở vật chất của ngành đường sắt nhìn chung cịn phát triển chậm. Đường sắt ở Việt Nam có khổ rộng 1m, 1m45, 1m50, trong khi đó đường sắt của các nước trên thế giới phổ biến là 1,435m. Hệ thống thơng tin tín hiệu từng bước được cải tiến và nâng cấp nhưng vẫn trong tình trạng lạc hậu. Kể từ năm 90 trở lại đây, ngành đường sắt đã có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng phục vụ: tốc độ vận chuyển tăng lên (trung bình 40 km/h), các dịch vụ và vệ sinh trên toa khách đuờng dài được chú trọng, thái độ tinh thần phục vụ của nhân viên được nâng lên. Điều này cho phép các doanh nghiệp lữ hành tạo ra các chuyến du lịch vận chuyển khách bằng tàu hoả, đặc biệt là khách quốc tế đi du lịch với mục đích tìm hiểu, ngắm cảnh. Bởi tốc độ của tàu hoả Việt Nam chưa cao nhưng lại thuận lợi cho khách du lịch đi thăm quan, ngắm cảnh. Cơ cấu chủng loại, dịch vụ chỗ ngồi các chuyến tàu cũng khá phong phú và đa dạng, giúp các nhà kinh doanh lữ hành có thể lựa chọn, đáp ứng yêu cầu của khách.

Tuy vậy, trong quan hệ giữa các công ty lữ hành Hà Nội với Liên hiệp đường sắt Việt Nam còn ở mức độ thấp. Các doanh nghiệp lữ hành khó có cơ hội để mặc cả, lợi thế thuộc về nhà cung cấp vì tính độc quyền cao. Mức giá mà các doanh nghiệp đường sắt dành cho các doanh nghiệp lữ hành hầu như khơng có sự khác biệt với mức giá công bố bán lẻ. Việc thuê cả toa tàu, hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)