Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.2. Đánh giá hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành
2.2.2. Thời vụ trong hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành
2.2.2.1. Cơ cấu khách đến theo thời vụ
Lượng khách nội địa và quốc tế mà tám doanh nghiệp đã đón trong 3 năm từ 2004 đến 2006 được thể hiện theo thời vụ trong bảng 2.3.
Phân tích số liệu tại bảng 2.3 có thể rút ra những nhận xét sau đây: - Mùa cao điểm du lịch nội địa tại Hà Nội thông qua tám doanh nghiệp khảo sát bắt đầu từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa thấp điểm là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.
- Mùa cao điểm du lịch Quốc tế tại Hà Nội thông qua tám doanh nghiệp khảo sát bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa thấp điểm là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
- Hà Nội có một mùa du lịch chính với cả du lịch nội địa và quốc tế. - Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch tại Hà Nội không bằng nhau với từng lĩnh vực du lịch (nội địa và quốc tế). Thời vụ du lịch nội địa của Hà Nội kéo dài trong chín tháng. Sự chênh lệch giữa tháng cao điểm và thấp điểm là khá lớn: năm 2004, tháng 12 tám doanh nghiệp đón được 2856 khách nhưng đến tháng 6 chỉ đón được 787 khách; năm 2005, tháng 12 đón được 3412 khách nhưng đến tháng 7 chỉ đón được 625 khách; năm 2006, tháng 12 tám doanh nghiệp đón được 2967 khách nhưng đến tháng bẩy chỉ đón được 1100 khách.
- Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch tại Hà Nội phụ thuộc vào các nhân tố sau:
+ Các nhân tố tác động lên “cung” du lịch (quốc tế và nội địa) + Các nhân tố tác động lên “cầu” du lịch (quốc tế và nội địa)
Bao gồm: sản phẩm du lịch (loại hình du lịch, điểm đến), thị trường khách, loại hình khách (du lịch thuần tuý, du lịch chuyên biệt, du lịch lễ hội thăm thân…)
+ Các nhân tố tác động lên cả “cung” và cầu du lịch: chính sách phát triển du lịch chuyên biệt, chính sách đầu tư, tuyên truyền quảng bá, phối hợp liên ngành…
Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến thời vụ du lịch tại tám doanh nghiệp khảo sát. Các nguyên nhân này sẽ đựợc xem xét cụ thể tại các phân tích tiếp theo.
Bảng 2.3. Cơ cấu khách đến Hà Nội theo thời vụ của 8 doanh nghiệp lữ hành trong 3 năm (từ 2004 đến 2006)
Tháng Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Lượng khách đến qua 8 DN 22520 162126 23916 185551 25127 190002 Tháng 1 2566 15874 2468 19462 3412 20747 Tháng 2 2656 18415 2219 20034 2600 22987 Tháng 3 2232 17003 1760 21058 2293 18012 Tháng 4 1502 10100 1993 16412 1602 15833 Tháng 5 929 5200 1029 6641 1360 7153 Tháng 6 787 4860 1125 4312 1255 7122 Tháng 7 990 4057 625 3008 1100 6878 Tháng 8 1010 5718 1150 5680 1245 6000 Tháng 9 2010 13964 2205 17443 2193 16452 Tháng 10 2214 21156 2853 22468 2744 20000 Tháng 11 2768 23654 3077 25450 2356 20333 Tháng 12 2856 22125 3412 23583 2967 28485 (Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội) 2.2.2.2. Khách đến theo thị trường
a. Khách quốc tế đến theo thị trường
Thị trường khách du lịch Quốc tế của Hà Nội chủ yếu tập trung vào 10 thị trường dưới đây (bảng 2.4):
Bảng 2.4. Cơ cấu khách quốc tế đến Hà Nội theo thị trường khách cuả 8 doanh nghiệp trong năm 2006
Thị trường Tháng Trung Quốc Nhật Bản Pháp Anh Úc Hàn Quốc Mỹ Đức Đài Loan Thái Lan Tháng 1 2100 1602 1456 1412 1241 1354 1252 968 412 500 Tháng 2 2098 1800 1040 1535 1000 1412 1247 515 355 405 Tháng 3 2074 2220 1002 1684 890 531 551 434 375 315 Tháng 4 1521 1056 967 700 665 706 757 647 200 212 Tháng 5 3055 1056 590 665 694 705 420 310 175 555 Tháng 6 1468 1285 589 550 552 933 315 215 198 772 Tháng 7 1440 900 450 528 657 450 334 205 202 725 Tháng 8 2513 1700 1976 805 1466 977 642 504 150 634
Tháng 9 2840 2645 1768 1900 1412 1243 722 934 287 859 Tháng 10 3065 1666 1750 1600 1444 1000 1204 845 344 795 Tháng 11 3133 1608 1765 1550 1565 1121 1525 1000 426 1000 Tháng 12 3099 1805 2590 2000 2254 2264 2015 1050 432 1212
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội) Phân tích số liệu bảng 2.4, có thể rút ra nhận xét về các thị trường khách của 8 doanh nghiệp như sau:
Thị trường khách Trung Quốc: Khách Trung Quốc đến Hà Nội qua 8
công ty hầu như quanh năm. Sự chênh lệch về lượng khách đến vào tháng thấp nhất (tháng 7 đón 1440 khách) và tháng cao nhất (tháng 11 đón 3133 khách) khơng q lớn (1693 khách). Lượng khách Trung Quốc đến đông tập trung vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Có giảm đơi chút vào tháng 1 do người Trung Quốc cũng ăn tết như Việt Nam. Trong khi đó vào tháng 5, lượng khách Trung Quốc đến Hà Nội lại có sự gia tăng đáng kể là do thời gian này trùng với dịp nghỉ quốc khánh Trung Quốc (Người Trung Quốc có 10 ngày nghỉ mừng quốc khánh). Bởi đây là khoảng thời gian người Trung Quốc thường hay đi du lịch để tham quan, kết hợp với nhu cầu mua sắm cuối năm hoặc tham dự các hội chợ…
Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 9 đến tháng 12 Hà Nội thường xuyên diễn ra các hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, các sự kiện…Các yếu tố này đồng thời tác động lên cả cung và cầu du lịch đối với thị trường khách Trung Quốc.
Thị trường này đứng thứ nhất trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 công ty. Do Trung quốc có chung biên giới với Việt Nam, việc đi lại đến Hà Nội và Việt Nam có thể thực hiện bằng đường bộ, đường bay, đường sắt, đường thuỷ hoặc kết hợp của các hình thức trên. Hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có những hiệp định song phương tạo điều kiện cho công dân hai nước được đi lại dễ dàng. Đây cũng chính là yếu tố thu hút khách du lịch Trung Quốc đến với Hà Nội nhiều hơn.
Như vậy, thời vụ du lịch chính của khách du lịch Trung Quốc tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau; thời kỳ thấp điểm là khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 trong năm.
Thị trường khách Nhật: Khách du lịch Nhật Bản đi du lịch hầu như
quanh năm. Người Nhật đi du lịch nhiều nhất vào các tháng 3, tháng 9 trong năm. Sự chênh lệch về lượng khách đến vào tháng thấp nhất (tháng 6) và tháng cao nhất (tháng 9) là 1745 khách.
Đây là thị trường đứng thứ hai trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 cơng ty. Mục đích chính của chuyến đi du lịch Hà Nội là thăm quan, công việc và mua sắm, phương tiện vận chuyển là máy bay. Yêu cầu chất lượng dịch vụ trong chương trình du lịch đạt tới mức hồn hảo khơng có sai sót dù chỉ là nhỏ. Hai đoạn thị trường hấp dẫn cho kinh doanh lữ hành Hà Nội là: nhân viên văn phòng, nữ giới, từ 18 đến 30 tuổi, đi du lịch theo nhóm, đoạn thị trường này ở Nhật gọi là (Shokuba Ryoko) và học sinh, sinh viên các trường trung cấp và đại học (Shugaku Ryoko). Họ thường đi nghỉ vào dịp hè. Vì vậy mà tổng lượng khách Nhật vào Hà Nội qua tám công ty vào những tháng hè cũng không giảm sút nhiều.
Sản phẩm du lịch Hà Nội nói chung khá phù hợp với đặc điểm tiêu dùng cũng như khả năng thanh toán của hai thị trường này. Những thuận lợi về visa, cho phép khách Nhật đi du lịch Việt Nam và đến Hà Nội dễ dàng hơn. Tháng 10 và tháng 12 lượng khách hơn so với các tháng chính vụ là do thiếu khách sạn cao cấp, khả năng đón khách của hàng khơng chưa tăng và hạn chế trong dịp APEC.
Như vậy, thời vụ du lịch chính của khách Nhật là từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 8 đến tháng 12. Thời kỳ trái vụ là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7.
Thị trường khách Pháp: Khách Pháp đến Việt Nam tập trung chủ yếu
vào khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 8 đến tháng 12. Thị trường này giảm đột biến vào khoảng thời gian từ tháng 6 và tháng 7 là do năm 2006 World cup tổ chức tại Pháp và Đức. Nhưng đến tháng 8 lại tăng trở
lại khá nhanh sau thời gian World cup khách có nhu cầu đi nhiều hơn và tháng 8 là khoảng thời gian mà ở Pháp nhiều doanh nghiệp đóng của và buộc nhân viên của họ phải đi du lịch. Tháng 10 và tháng 11 năm, thị trường này có dấu hiệu giảm sút là do hạn chế dịp APEC và thiếu phòng khách sạn mùa cao điểm.
Đây là thị trường đứng thứ ba trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 doanh nghiệp. Mục đích đến Hà Nội của thị trường này là du lịch thuần tuý (80%) và cơng việc khác (20%). Hiện nay, người Pháp có xu hướng đi du lịch dài ngày và hướng du lịch chuyển dần về phía châu Á. Mỗi năm, người Pháp được nghỉ 5 tuần để đi nghỉ. Nếu tính cả ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ thì một năm người Pháp có tới 140 ngày nghỉ. Những quy định mới về giảm giờ làm việc từ 39h/tuần xuống cịn 35h/tuần cũng kích thích người Pháp đi du lịch.
Sản phẩm du lịch mà tám doanh nghiệp bán cho thị trường này chủ yếu là các chương trình du lịch với mục đích thuần t. Hà Nội hiện cịn lưu giữ những cơng trình kiến trúc mang phong cách Pháp, nền văn hố có giao thoa với văn hố Pháp do ảnh hưởng của gần 100 năm Pháp. Hà Nội trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại Việt Nam của thị trường này. Chính sách đối ngoại giữa 2 nước, thuận lợi về visa cho phép Hà Nội tác động tích cực đến lượng khách Pháp đến Hà Nội. Tuy vậy, vào những tháng hè thời tiết Hà Nội quá oi nóng, làm cho thị trường này giảm sút đáng kể.
Như vậy, thời vụ du lịch chính của khách Pháp là từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 8 đến tháng 12. Thời kỳ trái vụ là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7.
Thị trường khách Anh: Thị truờng này tính thời vụ du lịch thể hiện khá
rõ rệt. Khách Anh đến Hà Nội tập trung vào những tháng đầu năm (tháng 1 đến tháng 3) và những tháng cuối năm (tháng 9 đến tháng 12). Lượng khách trong tháng 1 giảm xuống đơi chút vì gắn với dịp tết dương lịch. Từ tháng 4 đến tháng 8 thị trường này giảm đột biến do thời tiết q nóng khơng thích hợp với
những khách ở sứ lạnh. Tháng 10 và tháng 11, thị trường này có dấu hiệu giảm sút là do hạn chế dịp APEC và thiếu phòng khách sạn mùa cao điểm.
Đây là thị trường đứng thứ tư trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 doanh nghiệp. Mục đích đến Hà Nội của thị trường này là du lịch thuần tuý (85%) và kết hợp với các công việc khác (15%). Hiện nay người Anh có nhiều ngày nghỉ với các kỳ dài như nghỉ đông và nghỉ hè. Khách du lịch Anh đến Hà Nội chủ yếu là trung niên và người cao tuổi, những người đã về hưu, lứa tuổi có thể đi du lịch trong cả năm do không hạn chế về thời gian.
Sản phẩm du lịch mà tám doanh nghiệp bán cho thị trường này chủ yếu là các chương trình du lịch với mục đích thuần t. Những di tích cổ kính của Hà Nội, nghệ thuật như múa rối nước, ẩm thực…là những đối tượng thăm quan rất hấp dẫn với khách Anh.
Như vậy, thời vụ du lịch chính của khách Anh là từ tháng 1 đến tháng 3 và từ tháng 9 đến tháng 12. Thời kỳ trái vụ là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
Thị trường khách Úc: Khách Úc đi du lịch đến Hà Nội hầu như quanh
năm, kể cả những tháng hè. Không có sự khác biệt quá lớn về thời kỳ cao điểm và thấp điểm của khách du lịch Úc. Tuy vậy, lượng khách tập trung đông hơn vào tháng 1, tháng 2 và từ tháng 8 đến tháng 12. Cũng như các thị trường khách khác, tháng 10 và tháng 11, thị trường này có dấu hiệu giảm sút là do hạn chế dịp APEC.
Đây là thị trường đứng thứ năm trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 doanh nghiệp. Người Úc có rất nhiều ngày nghỉ trong năm. Họ có hai kỳ nghỉ là nghỉ đơng và nghỉ hè, thích đi du lịch và đi du lịch rất nhiều. Mục đích du lịch đến Hà Nội là du lịch thuần tuý, tham quan tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Hà Nội là điểm đến được rất nhiều thanh niên Úc lựa chọn, cả trong các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông.
Sản phẩm du lịch mà tám doanh nghiệp bán cho thị trường này chủ yếu là các chương trình du lịch với mục đích thuần tuý , giá cả phù hợp với dại đa
số khách Úc, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Các bảo tàng, danh thắng nghệ thuật như múa rối nước, ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội …là những đối tượng thăm quan rất hấp dẫn với khách Úc.
Thị trường khách Hàn Quốc: Khách Hàn Quốc qua 8 công ty hầu như
đến quanh năm. Sự chênh lệch về lượng khách giữa tháng cao nhất (tháng 12) và tháng thấp nhất (tháng 7) là 1814 khách. Lượng khách tập trung đông hơn vào tháng 1, tháng 2 và từ tháng 9 đến tháng 12. Khách giảm từ tháng 3 đến tháng 9.
Khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam và Hà Nội trong những năm gần đây tăng đột biến là do chính sách bỏ visa cho khách Hàn vào du lịch Việt Nam 15 ngày. Mục đích du lịch đến Hà Nội là du lịch thuần tuý, giải trí, tham quan tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Sản phẩm du lịch mà tám doanh nghiệp bán cho thị trường này chủ yếu là các chương trình du lịch với mục đích thuần tuý, giải trí, mua sắm.
Tuy vậy, đây chỉ là thị trường đứng thứ sáu trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 doanh nghiệp. Lý do là các hãng hàng không cũng chưa tăng chuyến, các doanh nghiệp lữ hành thiếu hướng dẫn viên biết tiếng Hàn, giá land tour thấp…
Thị trường khách Mỹ: Khách du lịch Mỹ đến Hà Nội vào khoảng thời
gian tháng 1, tháng 2 và từ tháng tháng 10 đến tháng 12.
Mục đích chủ yếu chuyến đi Hà Nội là tham quan tìm hiểu và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Vì vậy thị trường này tăng mạnh vào các tháng cuối năm. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng cao điểm của thị trường này do có nhiều Việt kiều về quê ăn tết. Năm 2006 đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong quan hệ Việt Mỹ, làm cho lượng khách Mỹ đến Hà Nội tăng cao vào những tháng cuối năm.
Sản phẩm du lịch mà tám doanh nghiệp bán cho thị trường này chủ yếu là các chương trình du lịch thuần tuý và công vụ. Khoảng thời gian tháng 1,2 và từ tháng 10 đến tháng 12 gắn với rất nhiều các sự kiện văn hố, chính trị
của Hà Nội, các hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, các hội thảo…góp phần thu hút một lượng lớn khách Mỹ đến Hà Nội.
Như vậy, thời vụ du lịch của thị trường này thể hiện rõ rệt: thời kỳ chính vụ là tháng 1, tháng 2 và từ tháng 10 đến tháng 12; thời kỳ trái vụ là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9.
Thị trường khách Đức: Thời vụ du lịch chính của thị trường này tập trung từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 12. Thị trường này giảm đột biến vào khoảng thời gian từ tháng 6 và tháng 7 là do năm 2006 World cup đồng tổ chức tại Đức.
Đây là thị trường đứng thứ tám trong 10 thị trường hàng đầu gửi khách đến Hà Nội qua 8 doanh nghiệp. Mục đích đến Hà Nội của thị trường này là du lịch thuần tuý (80%) và công việc khác (20%). Sản phẩm du lịch mà tám doanh nghiệp bán cho thị trường này chủ yếu là các chương trình du lịch với mục đích thuần t.
Như vậy, thời vụ du lịch chính của khách Đức là từ tháng 1 đến tháng 4