Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 40 - 42)

Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội

2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch

lịch gây ra.

2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch Hà Nội Hà Nội

2.1.3.1. Điều kiện chính trị

Hà Nội là thủ đô của một trong những quốc gia có nền chính trị vào loại ổn định trên thế giới. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển là cơ hội thuận lợi cho kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng. Hà Nội tập trung các đại sứ quán, nhiều tổ chức nước ngoài, nhiều cơ quan đại diện của tổ chức chính phủ, phi chính phủ, của doanh nghiệp, của tập đoàn…tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế tại chỗ.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới - WTO, vào uỷ viên hội đồng không thường trực của liên hiệp quốc, ASEAM 5, APEC 14 đã đánh dấu bước tiến vượt bậc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để Hà Nội mở rộng cửa đón bạn bè quốc tế. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn có thêm cơ hội khai thác các sự kiện để phát triển du lịch. Đây cũng là cách để chúng ta có thể giải quyết những khó khăn do thời vụ du lịch gây ra.

2.1.3.2. Điều kiện kinh tế

Điều kiện kinh tế có vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển của du lịch Hà Nội.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội bình quân những năm trở lại đây cao (khoảng 10%). Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã chuyển dần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ công nghiệp - nông nghiệp chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tỷ trọng GDP từ dịch vụ là 58,3%.

Về đầu tư nước ngoài tại Hà Nội đến hết năm 1999 so với đăng ký đạt 8301 triệu USD, vốn thực hiện là 3133 triệu USD, đạt tỷ lệ 37,3% tổng vốn đăng ký. Riêng số vốn đầu tư trong lĩnh vực du lịch là 1175 triệu USD trong đó khách sạn chiếm 31,7%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng Hà Nội thời gian qua có sự phát triển đáng kể. Thành phố được xây dựng ngày một đàng hoàng hơn, hiện đại hơn. Hệ thống giao thông, điện nước, các công trình công cộng... được nâng cấp cả về số lượng và chất lượng. Đây chính là cơ sở hạ tầng đảm bảo để Hà Nội có thể đón và phục vụ khách quanh năm; góp phần giải quyết áp lực vào mùa cao điểm đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để kích cầu vào mùa thấp điểm.

Nhiều cơ sở kinh tế liên doanh với nước ngoài, nhiều cơ quan đại diện của các công ty, tập đoàn quốc tế lớn...đều đặt văn phòng tại Hà Nội, cho phép các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội có điều kiện phát triển thêm một số loại hình du lịch, khai thác khách du lịch tại chỗ.

Sự tăng trưởng của kinh tế Hà Nội góp phần kích thích cả cung và cầu du lịch phát triển.

2.1.3.3. Điều kiện văn hoá - xã hội

Hà Nội là trung tâm văn hoá - xã hội của cả nước. Nơi tập trung các viện nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học, cao đẳng và đội ngũ trí thức, các nhà khoa học đông đảo (giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và kỹ sư...). Chính điều này cho phép Hà Nội có thể phát triển loại hình du nghiên cứu, du lịch văn hoá, du lịch MICE vào dịp trái vụ để phục vụ tầng lớp này.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm biểu diễn nghệ thuật, trung tâm thể thao của cả nước. Trên địa bàn thành phố có rất nhiều các cơ sở phục vụ hội nghị, thi đấu thể thao và biểu diễn nghệ thuật như Trung tâm hội nghị quốc gia, Trung tâm hội nghị quốc tế, Nhà hát lớn, sân vận động Mỹ Đình, sân vận động Quần Ngựa, nhà thi đấu Hai Bà Trưng, triển lãm Giảng Võ, triển lãm Vân Hồ, các phòng trưng bày, các rạp chiếu phim…Đây là nơi tập trung của

các đoàn nghệ thuật: nhà hát Ca nhạc nhẹ Trung ương, nhà hát tuổi trẻ, nhà hát kịch Việt Nam, nhà hát múa rối Thăng Long…Các cơ sở này cho phép Hà Nội tiến hành hoạt động giao lưu, tiếp xúc, tổ chức hoạt động biểu diễn ca nhạc, thời trang, hội thảo, hội nghị, Festival, chiếu phim, hội chợ, thi đấu thể thao, triển lãm...

Đây là tiền đề để Hà Nội có thể xây dựng các chương trình du lịch kết hợp xem các chương trình nghệ thuật hoặc cổ vũ thể thao (tức là tổ chức kinh doanh các cuộc gặp gỡ với mục đích khác nhau ở tầm quốc gia, quốc tế). Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản phẩm của kinh doanh lữ hành Hà Nội, giúp ích hữu hiệu trong việc giải quyết những khó khăn vào dịp trái vụ.

Mặt khác, Từ tháng 10/1999, Việt Nam thực hiện chế độ làm việc 40giờ/tuần đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các chuyến du lịch ngắn ngày(du lịch cuối tuần). Điều này cho phép Hà Nôi tăng lượng khách đến cả vào dịp chính vụ và trái vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)