Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 50 - 51)

Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội

2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội

Trong kế hoạch phát triển 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội phấn đấu đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng hàng năm ít nhất là 10%. Đưa tỷ trọng GDP của Du lịch Hà Nội lên 15% vào năm 2010. Thủ đô phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch lớn không chỉ của quốc gia mà cịn thành một điểm đến có tên tuổi trong khu vực và thế giới. Đưa du lịch Hà Nội ngang tầm với thủ đô các nước trong khu vực, tạo việc làm cho xã hội, tạo cơ hội cho sự phát triển của các ngành liên quan.

Du lịch Hà Nội đã tập trung khai thác các thị trường mục tiêu là Tây Âu, Nhật, Trung Quốc, Bắc Mỹ và các nước ASEAN,... Năm 2001 Hà Nội tham gia Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á triển khai “chiến dịch chào mừng đến Châu Á”; năm 2003, đưa nghệ nhân đại diện cho các làng nghề của thủ đô tham dự Hội chợ tại Nhật Bản; năm 2004 mở rộng đến thị trường Nam Phi, Nam Mỹ và thực hiện dự án phát triển du lịch chất lượng cao với thành phố Madrid - Tây Ban Nha. Hà Nội trở thành điểm đến của 162 thị trường khách quốc tế.

Du lịch Hà Nội đã xuất bản ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng, phân phát rộng rãi trong và ngoài nước, nhiều chương trình truyền hình, truyền thanh của Trung ương và Hà Nội đã đăng tin, viết bài, dựng phóng sự tuyên truyền về Du lịch Hà Nội. Các công ty du lịch đã in ấn hàng vạn trang quảng cáo giới thiệu các sản phẩm Du lịch Hà Nội ra nước ngồi thơng qua các Đại sứ quán, các văn phịng đại diện du lịch ở nước ngồi, tổ chức các trung tâm thông tin du lịch tại các khu vực của Hà Nội.

Thông qua các Liên hoan du lịch Quốc tế Hà Nội (2 năm/ một lần), Hà Nội đẩy mạnh được công tác tiếp thị điểm đến, thu hút khách nội địa và quốc tế, khơng chỉ có khách du lịch mà cịn có cả các nhà báo, hãng lữ hành... Đây chính là cơ hội tốt, là nơi gặp gỡ của các nhà báo, các hãng thơng tấn báo chí, các hãng lữ hành và khách du lịch.

Tất cả những việc làm trên đều nhằm tạo dựng hình ảnh cho du lịch Hà Nội, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng sẵn có, đồng thời mở rộng thị trường khách đến. Những nỗ lực này sẽ làm tăng nguồn khách cả vào dịp chính vụ và trái vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)