Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 42 - 50)

Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.1. Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội

2.1.4. Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội

2.1.4.1. Dịch vụ vận chuyển

a. Dịch vụ vận chuyển hàng khơng

Trên địa bàn Hà Nội hiện có hai sân bay: sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay Gia Lâm. Sân bay Quốc tế Nội Bài có tổng diện tích 11.000km2, nằm cách trung tâm Hà Nội 30km. Sân bay Gia Lâm là sân bay nhỏ, cách trung tâm Hà Nội 5km. Sân bay này chỉ tiếp nhận được các máy bay cỡ nhỏ như máy bay trực thăng.

Tính đến tháng 6/2000 hàng khơng Việt Nam có mạng đường bay đến 29 thành phố lớn thuộc 5 khu vực trên thế giới và 24 đường bay đến 16 thành phố, thị xã trên toàn quốc. Hàng khơng Việt Nam đã đổi mới tồn bộ đội bay từ máy bay do Liên Xô (cũ) chế tạo sang loại máy bay mới hiện đại của các hãng chế tạo hàng đầu thế giới như Airbus A320, Boeing 767-777, ATR72S, Fokker 70S. Trong số 24 hãng hàng khơng nước ngồi tại Việt Nam có 8 hãng với 90 đường bay quốc tế xuất phát từ Hà Nội và đến Hà Nội.

Việc vận chuyển khách du lịch bằng máy bay có ưu thế đặc biệt về tốc độ, rút ngắn được quãng đường và thời gian đi lại, khắc phục một cách tốt nhất khoảng cách giữa các vùng, phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch ngày nay. Mối quan hệ tốt giữa các công ty lữ hành với các hãng hàng khơng sẽ góp phần giải quyết những khó khăn trong việc đi lại khi mà cầu vượt quá cung vào thời kỳ chính vụ (bằng việc tăng chuyến bay). Cũng mối quan hệ này sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành giảm giá tour để khích cầu vào dịp trái vụ (nhờ chính sách khuyến mại giảm giá vé máy bay của các hãng hàng không).

b. Dịch vụ vận chuyển bằng đường sắt

Hà Nội là đầu mối của hầu hết các tuyến đường sắt quốc gia. Nhà cung cấp vận chuyển khách du lịch bằng tàu hoả đi và đến Hà Nội duy nhất là liên hiệp đường sắt Việt Nam với các tuyến đường sắt xuất phát từ Hà Nội đi và đến các địa phương trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Hàng ngày có hàng chục chuyến tàu từ các địa phương đến Hà Nội. Hàng tuần có 4 chuyến tàu liên vận quốc tế đi - đến Hà Nội.

Hệ thống cơ sở vật chất của ngành đường sắt nhìn chung cịn phát triển chậm. Đường sắt ở Việt Nam có khổ rộng 1m, 1m45, 1m50, trong khi đó đường sắt của các nước trên thế giới phổ biến là 1,435m. Hệ thống thông tin tín hiệu từng bước được cải tiến và nâng cấp nhưng vẫn trong tình trạng lạc hậu. Kể từ năm 90 trở lại đây, ngành đường sắt đã có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng phục vụ: tốc độ vận chuyển tăng lên (trung bình 40 km/h), các dịch vụ và vệ sinh trên toa khách đuờng dài được chú trọng, thái độ tinh thần phục vụ của nhân viên được nâng lên. Điều này cho phép các doanh nghiệp lữ hành tạo ra các chuyến du lịch vận chuyển khách bằng tàu hoả, đặc biệt là khách quốc tế đi du lịch với mục đích tìm hiểu, ngắm cảnh. Bởi tốc độ của tàu hoả Việt Nam chưa cao nhưng lại thuận lợi cho khách du lịch đi thăm quan, ngắm cảnh. Cơ cấu chủng loại, dịch vụ chỗ ngồi các chuyến tàu cũng khá phong phú và đa dạng, giúp các nhà kinh doanh lữ hành có thể lựa chọn, đáp ứng yêu cầu của khách.

Tuy vậy, trong quan hệ giữa các công ty lữ hành Hà Nội với Liên hiệp đường sắt Việt Nam còn ở mức độ thấp. Các doanh nghiệp lữ hành khó có cơ hội để mặc cả, lợi thế thuộc về nhà cung cấp vì tính độc quyền cao. Mức giá mà các doanh nghiệp đường sắt dành cho các doanh nghiệp lữ hành hầu như khơng có sự khác biệt với mức giá công bố bán lẻ. Việc thuê cả toa tàu, hoặc cả chuyến tàu theo hình thức bán bn cũng khó. Vì vậy sự hỗ trợ nhau giữa hai ngành để khắc phục khó khăn của thời vụ du lịch hầu như chưa có (chưa tăng chuyến mùa cao điểm hoặc phối hợp khai thác nguồn khách từ các địa phương khác đến Hà Nội vào mùa thấp điểm).

c. Dịch vụ vận chuyển khách bằng đường bộ

Hệ thống cơ sở vật chất giao thông đường bộ ở Hà Nội gồm 2 bộ phận chính: phần tĩnh và phần động. Phần tĩnh chính là cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: đường ôtô, xe , nhà xưởng cung ứng nguyên liệu, vật liệu. Phần động là phương tiện, các chủng loại ôtô.

Hà Nội là một trong những đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của cả nước, nhưng diện tích giao thơng tĩnh ở Hà Nội rất thấp. Hệ thống đường nội thành ở Hà Nội hiện nay có quá nhiều điểm giao cắt. Phương tiện đi lai chủ yếu của cư dân Hà Nội là xe máy. Hàng ngày ở Hà Nội có hàng chục điểm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Trong khi số lượng các phương tiện vận chuyển đường bộ tăng nhanh về số lượng, phức tạp về cơ cấu, chủng loại với tốc độ cũng hết sức khác nhau, thì cơ sở hạ tầng giao thông nội thành ở Hà Nội lại thấp kém và thiếu. Sự bất hợp lý về tổ chức quản lý giao thông, ý thức chấp hành luật lệ giao thơng của cư dân ở mức độ thấp, do đó cũng gây trở ngại lớn cho việc hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp.

Thực hiện các dự án, mạng lưới giao thông vành đai Hà Nội, nâng cấp các đường quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc liên kết giữa nội thành với ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng phụ cận. Mạng lưới đường bộ từ các địa phương đến Hà Nội là một yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn đón khách về Hà Nội.

Mặc dù cơ sở hạ tầng (đường xá, bến xe, cầu...) của Hà Nội chậm phát triển nhưng các phương tiện vận chuyển bằng ơ tơ lại gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại. Bởi vậy, việc cung cấp phương tiện vận chuyển bằng ôtô cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn là khá thuận lợi. Hiện ở Hà Nội có tới hàng trăm doanh nghiệp cho thuê xe ôtô các loại từ 4 chỗ đến 45 chỗ. Chất lượng xe đều là xe đời mới, hình thức đẹp. Theo nguồn từ sở du lịch Hà Nội thì Hà Nội hiện có 600 xe được cấp biển hợp đồng (do Sở Giao thơng Cơng chính cấp) và 128 xe được cấp giấy phép vào phố cấm (Công an thành phố Hà Nội cấp và hạn chế số lượng). Số lượng này là rất ít so với nhu cầu sử dụng của khách du lịch.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành còn tự trang bị cho mình một số đầu xe hoặc có thể thuê xe từ các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển bằng ôtô trên địa bàn Hà Nội hoặc làm trung gian môi giới hưởng hoa hồng. Thêm nữa, hiện nay Hà Nội có rất nhiều các hãng taxi với hàng nghìn đầu xe. Các hãng này đã có các đầu xe trực tiếp đón khách tại các sân bay, nhà ga, khách sạn... Ngoài ra, các dịch vụ bảo đảm cung cấp xăng dầu, nguyên vật liệu, sửa chữa bảo dưỡng cũng rất kịp thời và thường xuyên.

Trên địa bàn Hà Nội cịn phát triển một số hình thức vận chuyển khác như xích lơ, xe ơm, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngồi.

Có thể nói, các phương tiện vận chuyển bằng đường bộ tại Hà Nội nhìn chung có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách vào dịp chính vụ. Nhưng các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn chưa có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp vận tải dẫn đến tình trạng tăng giá vào hoặc thiếu xe “ảo” vào dịp cao điểm.

d. Dịch vụ vận chuyển bằng đường thuỷ

Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận chuyển đường thuỷ cũng bao gồm hai bộ phận chính: bộ phận tĩnh (bến cảng...), bộ phận động (bao gồm tàu, thuyền...). Du lịch trên mặt nước bằng tàu thuỷ đặc biệt hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Hiện nay đã có doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội đi sâu vào khai thác tuyến du lịch sơng Hồng. Hình thức vận chuyển này hứa hẹn sẽ là một hình

thức vận chuyển hấp dẫn khách. Nó góp phần tạo ra sản phẩm du lịch mới của Hà Nội và có thể khai thác sản phẩm du lịch này vào thời kỳ trái vụ.

2.1.4.2. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Hà Nội là trung tâm du lịch của cả nước. Bởi vậy, dịch vụ lưu trú và ăn uống rất đa dạng, phong phú và chất lượng.

Trên địa bàn Hà Nội hiện có 428 cơ sở lưu trú du lịch với 12500 phịng, trong đó 176 khách sạn đó được xếp hạng với 8701 phịng. Cụ thể: 8 khách sạn 5 sao và tương đương với 2344 phòng, 5 khách sạn 4 sao với 845 phòng, 22 khách sạn 3 sao với 1951 phòng, 82 khách sạn 2 sao với 2556 phòng, 50 khách sạn 1 sao với 896 phòng, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 109 phòng (bảng 2.1).

Số phịng khách sạn hiện có chỉ đủ để đón 1 triệu lượt khách quốc tế mỗi năm. Do lượng khách du lịch đến tăng mạnh, các khách sạn 4-5 sao có cơng suất sử dụng phịng cao, q I/2005 đạt tới 80 – 85%, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh (75,3%).

Bảng 2.1. Hệ thống cơ sở lưu trú tại Hà Nội (tính đến tháng 10/2005)

STT Hạng khách sạn Số lượng Tỷ lệ % Số phòng Tỷ lệ % 1 5 sao 8 1.87% 2344 18.82% 2 4 sao 5 1.17% 845 6.78% 3 3 sao 22 5.14% 1951 15.66% 4 2 sao 82 19.16% 2556 20.52% 5 1 sao 50 11.68% 896 7.19% 6 TCTT 9 2.10% 109 0.88% 7 Nhà nghỉ DL 83 19.39% 560 4.50%

Cơ sở lưu trú chưa xếp hạng 169 3194

Tổng số KS đó xếp hạng 176 8701

(Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội) Quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống với các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội còn ở mức độ thấp. Các doanh nghiệp lữ hành chỉ được hưởng mức giá ưu đãi giảm từ 10 đến 20% mức giá công bố của các khách sạn. Giá tour của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội chào bán chưa có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, làm giảm khả năng thu hút khách đến Hà Nội. Vì vậy, việc các doanh nghiệp lữ hành muốn giảm giá tour để kích cầu thời kỳ trái vụ là rất khó thực hiện.

2.1.4.3. Dịch vụ vui chơi giải trí

Các nhà cung cấp dịch vụ giải trí ở Hà Nội đa dạng về chủng loại với chất lượng dịch vụ và mức giá cả khác nhau. Đây là "nguyên liệu" để các nhà kinh doanh lữ hành tạo ra sản phẩm du lịch mang tính nguyên chiếc, đa dạng và phong phú.

* Căn cứ vào đặc điểm sản xuất và tiêu dùng dịch vụ giải trí trên địa bàn Hà Nội có thể phân thành 3 nhóm các nhà cung cấp dịch vụ giải trí: chủ động, thụ động và kết hợp cả chủ động và thụ động.

Các nhà cung cấp dịch vụ giải trí chủ động: đặc trưng khi tiêu dùng dịch vụ này là khách du lịch trực tiếp tham gia vào hoạt động trên cơ sở tiện nghi và điều kiện có sẵn cùng với sự chỉ dẫn của các nhà cung cấp. Tại Hà Nội dịch vụ mang tính thể thao có hàng trăm cơ sở, dịch vụ mang tính nghệ thuật có 51 cơ sở.

Các nhà cung cấp dịch vụ giải trí thụ động: khách du lịch cảm nhận các giá trị thẩm mỹ thông qua hoạt động quan sát các đối tượng (đi xem). Số lượng cụ thể mỗi loại dịch vụ này ở Hà Nội là: múa rối nước 2 cơ sở, rạp xiếc 1, nhà hát sân khấu 8, rạp chiếu bóng 12, trung tâm hội chợ triển lãm 3, phịng trưng bày nghệ thuật 21, bảo tàng 13, sân vận động 3, trung tâm thi đấu thể thao 7.

Các nhà cung cấp dịch vụ giải trí kết hợp chủ động và thụ động: khách du lịch vừa chủ động tham gia vừa thụ động thưởng thức. Các nhà cung cấp dịch vụ giải trí này bao gồm cơng viên, karaokê, bar cà phê…

* Căn cứ vào đối tượng mang bản sắc văn hố Hà Nội có các dịch vụ tham quan làng nghề, mua hàng thủ công mỹ nghệ và tham gia vào các lễ hội truyền thống với các trò chơi dân gian.

Hà Nội có rất nhiều các làng nghề, phố nghề: làm tranh dân gian, gốm Bát Tràng, nghề giấy dó, lụa, dệt tơ tằm ở Bưởi, nghề thêu Yên Thái, đúc đồng Ngũ Xã. Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các làng nghề đã mai một chưa được đầu tư khơi phục, chỉ có làng gốm Bát Tràng là thu hút được khách du lịch song chưa phát huy hết khả năng vốn có. Hiện nay, các làng nghề cổ của

Hà Nội hầu như khơng cịn và vì vậy đã làm giảm đi tính hấp dẫn trong nội dung của chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội.

Hà Nội có khoảng 100 lễ hội lớn nhỏ, chủ yếu diễn ra ở khu vực ngoại thành. Số lượng các lễ hội lớn nhưng nó chưa thực sự trở thành “nguyên liệu” quan trọng trong thành phần chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Các hoạt động lễ hội thường do cấp phường, xã, quận đứng ra tổ chức. Phạm vi lễ hội ít vượt ra khỏi quy mô làng xã. Do quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít nên chưa tạo được những lễ hội hoành tráng, đặc sắc để thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lữ hành với ban tổ chức lễ hội tại các địa phương hầu như chưa có. Vì vậy, các chương trình du lịch đến Hà Nội chưa khai thác hết giá trị của lễ hội, mặt khác các nhà tổ chức lễ hội chưa nhận thức rõ vai trò của các doanh nghiệp lữ hành như là tổ chức thu hút khách tốt nhất cho lễ hội. Các trò chơi dân gian mang bản sắc của Hà Nội cũng chưa được phát huy bởi tính tổ chức, bởi sự quan tâm và sự định hướng khai thác các giá trị văn hố của các trị chơi dân gian trong kinh doanh du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với những dịch vụ vui chơi giải trí có sự đan xen, sự tham gia của nhiều ngành, vì vậy mà hoạt động quản lý nhà nước về du lịch đối với ngành kinh doanh này rất phức tạp, rắc rối và chồng chéo.

Nhìn chung, các nhà cung cấp dịch vụ giải trí ở Hà Nội tuy nhiều về số lượng, nhưng quy mô lại hết sức nhỏ bé, manh mún, tản mạn, chất lượng phục vụ thấp khơng có sức thu hút khách. Điều kiện giao thơng đến các di tích gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội cũng khơng tích cực chủ động giới thiệu các dịch vụ này vì lợi ích kinh tế cho họ mang lại không được bao nhiêu. Đặc biệt là khi đưa khách đến các cơ sở dịch vụ giải trí mang tính chất dịch vụ cơng.

2.1.4.3. Các dịch vụ khác

Trong những năm qua các nhà kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội được sự trợ giúp rất nhiều của các nhà cung cấp dịch vụ như bưu chính viễn thơng, ngân hàng bảo hiểm,…

Nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thơng ở Hà Nội có trang thiết bị thơng tin hiện đại, chất lượng cung cấp của các nhà kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thơng bảo đảm được tính kịp thời, chính xác về thơng tin trong mối quan hệ với khách của doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt với sự phát triển của Internet, di động,…giúp khách hàng tự liên hệ với các doanh nghiệp lữ hành một cách dễ dàng, tăng hình thức du lịch cá nhân.

Nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng: các hình thức thanh quốc tế thông qua ngân hàng của các doanh nghiệp lữ hành đã có nhiều thuận lợi, hệ thống ngân hàng đã được đổi mới và hồn thiện theo chức năng của nó.

Các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm: các doanh nghiệp lữ hành trở thành các trung gian (nguồn khách hàng lớn) của các nhà kinh doanh bảo hiểm.

Các dịch vụ này đảm bảo tính linh hoạt và tiện ích cho khách hàng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)