Giới thiệu các doanh nghiệp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 51 - 53)

Chương 2 THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

2.2. Đánh giá hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành

2.2.1. Giới thiệu các doanh nghiệp khảo sát

2.2.1.1. Quy mô của các doanh nghiệp

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ giới hạn trong việc xem xét tính thời du lịch trên địa bàn Hà Nội ở góc độ Hà Nội là điểm đến, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội là những doanh nghiệp lữ hành nhận khách. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung tìm hiểu về lĩnh vực nhận khách quốc tế và nội địa của tám doanh nghiệp lữ hành khảo sát. Bao gồm: Công ty du lịch Việt Nam Hà Nội – Vietnamtourism Hanoi (DN1), Công ty du lịch Hà Nội – Hanoitourism (DN2), Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội - Hanoi Toserco (DN3), Công ty Điều hành Hướng dẫn Du Lịch Việt Nam - Vinatour (DN4), Công ty du lịch Việt Ý (DN5), Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ (DN6), Công ty liên doanh Hồ Gươm – Diethelm (DN7), Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội (DN8).

(Các ký hiệu thay thế tên của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khảo sát sẽ được sử dụng trong các bảng biểu sau này).

Đây là 8 doanh nghiệp lữ hành nhận khách hàng đầu của Hà Nội, trong đó có 3 doanh nghiệp luôn được xếp vào top 10 doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam là: Công ty Du lịch Hà Nội, Công ty du lịch Việt Nam Hà Nội, Công ty liên doanh Hồ Gươm – Diethelm. Cả 8 doanh nghiệp này đều có chức năng lữ hành quốc tế, trong đó lĩnh vực lữ hành nhận khách đóng vai trị chủ đạo.

So với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, tám doanh nghiệp này có quy mơ tương đối lớn. Vốn cố định của các doanh nghiệp này thường là trên, dưới 1 tỷ VNĐ. Điểm mạnh đặc biệt của các doanh nghiệp này là thu nhận được đội ngũ lao động trình độ cao, khoảng 80 % có trình độ đại học ở các lĩnh vực chun mơn khác nhau. Trong đó, trên 40 % có trình độ đại học chuyên ngành du lịch, 30% tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, còn lại tốt nghiệp các ngành đại học khác như marketing, tài chính… Đặc biệt, tại các doanh nghiệp đã có cán bộ, nhân viên đang theo học các khoá đào tạo sau Đại học về du lịch, có những cán bộ hướng dẫn thơng thạo các ngoại ngữ hiếm và nhiều chuyên gia tham gia cộng tác hướng dẫn cũng như đào tạo nguồn nhân lực. Độ tuổi trung bình của người lao động tại các doanh nghiệp này còn rất trẻ khoảng 32,5 tuổi trong đó nam giới chiếm 59% và nữ giới chiếm 41%.

2.2.1.2. Cơ cấu thị phần khách

Lượng khách inbound và nội địa đến Hà Nội qua 8 doanh nghiệp lữ hành khảo sát thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Khách đến Hà Nội trong 3 năm (2004, 2005, 2006) qua 8 doanh nghiệp khảo sát

Stt Năm Đơn vị

2004 2005 2006

Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế

1 DN 1 3900 19155 4150 25055 5503 28550

3 DN 3 5989 17550 3120 24001 3005 23799 4 DN 4 4100 14000 4111 14650 4255 17065 5 DN 5 1918 24398 1866 26190 1700 19005 6 DN 6 1419 15000 1522 14680 322 14980 7 DN 7 3005 26008 2955 25000 1233 38993 8 DN 8 1496 22015 1424 26977 2009 10610 Khách đến Hà Nội 3500000 950000 4230365 1109635 4900000 Khách đến Hà Nội

qua 8 doanh nghiệp 22520 162126 23916 185551 25127

Tỷ trọng thị phần 0,64 % 17% 0,56 % 16,7% 0,51% 17,1%

“Nguồn: Sở du lịch Hà Nội” Theo bảng số liệu này, năm 2005 tám doanh nghiệp khảo sát đón được 23916 khách nội địa so với tổng số khách nội địa tới Hà Nội là 4230365 chiếm 0.56% thị phần và 185551 khách quốc tế so với tổng số khách quốc tế tới Hà Nội là 1109635 chiếm 16,7% thị phần. Con số này tuy không phải là lớn nhưng nếu đặt trong tổng số các doanh nghiệp có đăng ký nghề nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố thì lại rất lớn (năm 2005 Hà Nội có 4230 doanh nghiệp có đăng ký nghề nghiệp kinh doanh lữ hành). Cũng tương tự như vậy, năm 2006, tám doanh này đón được 25127 khách nội địa so với tổng số khách nội địa tới Hà Nội là 4900000 chiếm 0.51% thị phần và 190002 khách quốc tế so với tổng số khách quốc tế tới Hà Nội là 1100000 chiếm 17,1% thị phần. Năm 2006, trên địa bàn Hà Nội có 11.544 doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh lữ hành, có 242 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, tăng 55 doanh nghiệp so với 2005.

Như vậy, thị phần khách của tám doanh nghiệp này chiếm một phần khơng nhỏ trong tồn bộ thị trường khách của Hà Nội. Tám doanh nghiệp này có thể coi là đặc trưng và đại diện cho các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)