a) Cấu trúc có +[( P)+ ư, đâu, nào, sao,chứ, gì ] dùng để chỉ ra nội dung thông báo (P) là phản thực hữu với phương thức phủ định- bác bỏ sự tồn tại của (P). Ngữ nghĩa của phát ngôn là bác bỏ sự tình (P) đã nói trước đó với dụng ý “(P) không có thực” và nó đã bị bác bỏ bằng hình thức chất vấn. Phương thức bác bỏ (P) với hình thức chất vấn sự tồn tại của P có hai nội dung chất vấn:
a(1) Chất vấn trực tiếp về sự tồn tại của (P). Nếu (P) không tồn tại, không có thực, vậy thì nó sẽ bị bác bỏ.
Ví dụ:
1) Hai thầy nghe, tôi cũng có lúc sung sướng, chứ có phải khổ như bây giờ
đâu. [36. 57]
2) Tôi có gặp lại cô ấy đâu. [37. 77]
3) Nhưng chỉ khi cháu bị đau. Chứ truyện thì có làm đau ai đâu ạ. [41. 132] a(2) Chất vấn về tính có lí (về khả năng, về mục đích, thời gian...) cho sự tồn tại của (P), nếu những khả năng có lí đó không được khẳng định, (P) sẽ không tồn tại và do đó (P) bị bác bỏ.
Ví dụ:
1) Cái thằng ấy có bao giờ nói chuyện đứng đắn đâu. [7. 397] 2) Họ không biết thêm gì nữa sao ? Có ai biết gì đâu.
Trong ví dụ 1), kết cấu “có...đâu” dùng để báo bỏ sự tồn tại của thời gian xảy ra hành động (bao giờ) và kết quả là nó đã bác bỏ hành động, sự tình (P), chỉ ra (P) phản thực hữu. Phát ngôn trên được khúc giải là: Cái thằng ấy không bao giờ nói chuỵên đứng đắn cả.
Phát ngôn 2) với kết cấu “có...gì ” sự chất vấn sự tồn tại của khả năng xảy ra sự tình P, và cũng dẫn đến bác bỏ sự tình P, chỉ ra rằng P phản thực hữu.
b) Cấu trúc (P) + [đâu, nào, gì] dùng để phủ định toàn bộ nội dung (P) là không chân thực, không có thực. Cấu trúc này là cấu trúc phủ định bác bỏ nội dung P (thường là mệnh đề) và có nhiều điểm tương đồng với cấu trúc có+ [P+ ư, đâu,
nào, sao, chứ]. Sở dĩ như vậy là vì một số các cấu trúc này đều có thể thêm từ có
vào trước động từ tạo thành cấu trúc có+ (P)+ đâu mà vẫn giữ nguyên nghĩa. Ví dụ:
1) Đừng mong mang mặt nạ mà lừa tôi đâu. [47. 232]
Đừng có mong mang mạt nạ mà lừa tôi đâu.
Các cấu trúc chứa tiểu từ tình thái phản thực chứa trạng ngữ chỉ thời gian “đã” thường không thể thêm có trước động từ.
Không thể nói: Ô, mà lúc đó bé đã có biết nói đâu.
Và cũng không thể thêm có trước động từ làm trong cấu trúc: Ai làm gì. Ngoài cấu trúc này thì vẫn có thể thêm có trước động từ làm (Tôi làm chuyện đó đâu chứTôi có làm chuyện đó đâu chứ)
Ví dụ: Tôi bịa ra một chuyện như vậy làm gì ?
Không thể nói: Tôi bịa ra một chuyện như vậy có làm gì?
c) Các cấu trúc chứa tiểu từ cuối câu Sao, Ư và Chứ, Gì trong câu hỏi dùng
để bác bỏ. Để biểu thị ý nghĩa tình thái phản thực, các tiểu từ này thường được
dùng ở cuối câu hỏi với mục đích bác bỏ. Nghĩa phải phụ thuộc rất nhiều dựa vào ngữ cảnh và tình huống dùng câu. Tính chất phủ định- bác bỏ phải suy ra từ ngữ cảnh không nằm trên hình thức câu hỏi và dựa chủ yếu vào mục đích phát ngôn của người nói (ngạc nhiên, mỉa mai, phê phán, trách móc...).
Như vậy một số câu nghi vấn chứa tiểu từ tình thái phản thực sao, ư, chứ , gì
đều có thể xem là câu nghi vấn có giá trị phủ định và các cấu trúc câu hỏi này là một hình thức thể hiện tình thái phản thực của các tiểu từ tình thái cuối câu.
Ví dụ:
1) Cô ta là vợ của cậu ư ?(Chưa chi mà đã làm như/ Mà quản lí cậu ghê quá) 2) Anh ta thì giỏi cái nỗi gì chứ ? (Chỉ nhờ cái biết nịnh hót mà leo lên chức cao thế)
3) Thằng bé là con anh hay sao ? (Mà anh dám đánh mắng nó tuỳ tiện) 4) Cậu hỏi tôi thì có tác dụng gì ? [37. 157] (Không có tác dụng)
Các tiểu từ ư, chứ, sao, gì chỉ có tác dụng biểu thị tình thái phản thực hữu khi chúng được dùng như các trợ từ nghi vấn nhưng dùng để chỉ ý nghĩa phủ định như các trường hợp trên. Ngoài ngữ cảnh trên, không thể hiểu các câu trên có ý nghĩa bất biến là phủ định được. Vì vậy các từ này có thể được xếp vào nhóm tiểu từ 2 (nhóm tiểu từ tình thái không có sự ổn định về các hành vi mà nó biểu hiện là tuỳ theo nội dung mệnh đề đi kèm- tất nhiên tùy theo tình huống sử dụng. Một lần nữa
thấy rõ sự quy định của các nhân tố ngữ cảnh, mục đích phát ngôn chủ quan của người nói đối với ngữ nghĩa- ngữ dụng của các tiểu từ.
d) Tiền giả định của các cấu trúc (P)+ [ư, đâu, nào, sao, gì, chứ ] và Có+
[(P)+ ư, đâu, nào, sao, chứ, gì ] là: “Trước đó có ý kiến khẳng định (P) là đúng”
hoặc “Trước đó có những dấu hiệu, khả năng hoặc câu hỏi trước đó về khả năng
(P) là đúng”. Như vậy ý khẳng định (P) nằm trong ý kiến đi trước hoặc những dấu
hiệu, khả năng được nói trước đó mâu thuẫn với nhận định của người nói ở phát ngôn chứa tiểu từ phản thực, do vậy (P) bị bác bỏ.
Ví dụ:
1) Sao hôm nay con về sớm thế.- Có sớm gì đâu. Cũng như mọi hôm. [36. 237] 2) Sao lúc nào trông anh cũng buồn rầu thế. – Không, anh có buồn gì đâu.
[47. 273]
3) Anh ta thì giỏi cái nỗi gì chứ?
4) Anh ta có giỏi đâu.
Với ví dụ 1) và 2) hai phát ngôn đi trước “Sao hôm nay con về sớm thế “ và
“Sao lúc nào trông anh cũng buồn rầu thế” là ý kiến, câu hỏi của “đối ngôn” về
“chủ thể” đồng thời cũng là tiền giả định của hai phát ngôn đi sau “Có sớm gì đâu”
và “Không, anh có buồn gì đâu”. Tiền giả định đó được hiểu là : Con về sớm và
Anh buồn rầu. Hai phát ngôn trả lời chứa tiểu từ phản thực “Có sớm gì đâu” và
“Anh có buồn gì đâu” có nội dung phủ định hai tiền giả định này và bác bỏ (P), chỉ
ra (P) phản thực.
Phát ngôn 3) có tiền giả định là : “Trước đó có một câu hỏi/ nhận định về khả
năng đúng của (P)- trước đó có ý kiên cho rằng anh ta giỏi”, ngữ cảnh tồn tại của
4) có thể là : Anh ta có giỏi không ? – Anh ta thì giỏi cái nỗi gì chứ ?, hoặc “Nghe
nói anh ta giỏi lắm”- Anh ta thì giỏi cái nỗi gì chứ ?. Tương tự phát ngôn 5) có tiền
giả định là “trước đó có ý kiến cho rằng anh ta giỏi”.
e) Các “kết hợp đôi” hoặc “kết hợp ba” giữa các tiểu từ chỉ tình thái phản thực
Sự kết hợp của các tiểu từ tình thái cuối câu đã được tác giả Nguyễn Văn Hiệp [2001, tr 20] đề cập đến với biểu hiện cụ thể là nhóm tiểu từ có chức năng cầu khiến ; đi, đã, chứ trong các lối nói đi chứ, đi nào (ăn đi chứ, ăn đi nào...). Tuy vậy, sự kết hợp của các tiểu từ chỉ tình thái phản thực chưa được nhắc đến trong một công trình nghiên cứu nào.
Theo chúng tôi có thể lí giải căn nguyên ngữ nghĩa của các kết hợp này theo cách: xem cách kết hợp này là các kết hợp có nguyên do ngữ nghĩa, theo đó mỗi tiểu từ tình thái có đóng góp riêng vào ngữ nghĩa chung của phát ngôn và giữa chúng có sự phân công chức năng, thể hiện ở tầm tác động của chúng với nội dung mệnh đề và giữa chúng với nhau.
Nguyên tắc kết hợp của các tiểu từ phản thực vẫn là nguyên tắc kết hợp cơ bản của các yếu tố biểu thị tình thái trong phát ngôn : một phát ngôn có thể có nhiều nét nghĩa tình thái đan xen nhau và các nét nghĩa thuộc phạm trù tình thái có thể được biểu thị bằng nhiều phương tiện khác nhau, tuy nhiên trong một phát ngôn không thể có hai nét nghĩa tình thái trái ngược nhau ở cùng một góc độ đánh giá.
Như vậy, các tiểu từ cuối câu cùng biểu thị tình thái phản thực có thể kết hợp được với nhau, bởi lẽ sự phân tích ngữ nghĩa cho thấy chúng không trái ngược nhau mà lại bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Chẳng hạn các tiểu từ đâu, nào, gì, chứ có thể tạo thành các kết hợp đôi hoặc ba như đâu nào, gì chứ, gì đâu, đâu chứ...Trong các kết hợp này giữa chúng có sự phân công về chức năng và sự xuất hiện của mỗi thành tố trong tổ hợp đều có thể lí giải được lí do ngữ nghĩa. Xét các ví dụ :
1) Nó có biết đâu nào. 2) Nó thì biết gì đâu nào.
Trong phát ngôn 1), ý nghĩa phủ định chỉ ra sự tình phản thực đã được bộc lộ qua tiểu từ “đâu”. Còn “nào” với cốt lõi ngữ nghĩa của mình, biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa nêu ra với người đối thoại, với hàm ý thuyết phục. Nghĩa là gánh nặng ngữ nghĩa “biểu thị điều được nói là phi hiện thực” đã được đặt vào tiểu từ
với kết hợp “đâu nào” người nói vừa bộc lộ sự tình phản thực, bác bỏ tiền giả định là “nó có biết”, vừa khẳng định mức độ cam kết rất cao về tính phản thực đó.
Trong phát ngôn 2), ngoài những nét nghĩa tình thái như đã được phân tích ở phát ngôn 1), ở kết hợp từ “đâu nào”, sự có mặt của từ “gì” lại có chức năng biểu thị sự phủ định theo một hàm ý khác hẳn: “người nói đã sẵn có ý bác bỏ điều khẳng định nào đó trước khi nói ra phát ngôn trên”.
Về trật tự của các tiểu từ phản thực trong các kết hợp, theo khuynh hướng của tác giả Nguyễn Văn Hiệp, chúng tôi cho rằng có thể giải thích trật tự kết hợp giữa chúng dựa trên khía cạnh về tính phỏng hình về trật tự của chúng trong phát ngôn.
Chẳng hạn: trong các “kết hợp đôi” hay “kết hợp ba” có mặt “gì” để biểu thị tình thái phản thực thì tiểu từ này thường đứng trước: gì đâu, gì chứ, gì đâu chứ, gì
đâu nào, gì sao, gì ư..., ví dụ:
3) Chuyện anh vừa nói tôi có hiểu gì đâu chứ. 4) Nói chuyện đó có nghĩa lí gì đâu.
5) Cậu lười học thế thì hiểu gì nào.
6) Tôi đã nói sai điều gì sao? (Tôi không nói sai)
Theo giả thuyết về tính phỏng hình của trật tự sắp xếp, trong các yếu tố có quan hệ ngữ nghĩa với động từ vị ngữ thì yếu tố nào càng có quan hệ gần gũi với động từ càng có xu hướng đứng gần động từ ấy [Bybee, dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 2001, tr 19], các yếu tố nào càng có quan hệ gần gũi với lõi câu thì càng có xu hướng gần lõi câu [Wierska, dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp, 2001, tr20]
Áp dụng lí thuyết này, có thể thấy sở dĩ trong số các tiểu từ kết hợp với “gì”
trong các phát ngôn từ 3) đến 6) và các kết hợp đã nêu thì “gì” biểu thị ý phủ định bác bỏ điều được nói ra trực tiếp, rõ ràng và chắc chắn hơn cả vì “ý bác bỏ đã có sẵn trước đó” nên “gì” sẽ đứng gần động từ vị ngữ hơn, hệ quả là trong các kết hợp trên, “gì” luôn đứng trước các tiểu từ tình thái khác.
Tương tự, chúng ta cũng có thể dùng cách giải thích này để lí giải trật tự của hai tiểu từ còn lại: đâu nào, đâu chứ. Tiểu từ “đâu” vốn có sắn chức năng biểu thị ý
phủ định trực tiếp, trong khi đó tiểu từ “nào” chỉ góp thêm sắc thái nhấn mạnh tính phủ định, hướng về phía người nói nên trong tương quan với lõi vị ngữ hạt nhân, trật tự “đâu nào” cũng là trật tự hợp lí. Giống như “nào”, tiểu từ “chứ” biểu thị ý “nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định, cho là không có năng ngược lại” nên trật tự
“đâu chứ” khẳng định nhấn mạnh rằng “tôi không hiểu” cũng là trật tự hợp lí.
Tóm lại, các tiểu từ hướng về nội dung lõi câu xét sẽ có xu hướng đứng trước các tiểu từ có nét nghĩa hướng về người nghe (đòi giải đáp thắc mắc, tìm kiếm sự đồng ý, động viên hành động, biểu thị quan hệ vai về như à, ư, nhỉ, nhé, nào, chứ,
ạ...). Do đó, xét trên tổng thể, trong các kết hợp giữa các tiểu từ tính thái, thường
thấy gì, đâu, đứng trước ư, chứ, nào, sao. Chẳng hạn như: gì đâu nào, gì đâu chứ,
đâu nào, đâu chứ, gì ư, gì nào, gì sao, ví dụ:
7) Nó thì biết gì sao ? (Nó không biết)
8) Nó còn bé thế đã biết gì ư ? (Nó không biết)
Riêng tiểu từ sao lại có cách dùng khá đa dạng, có thể đứng cuối câu, sau tiểu từ “gì” trong kết hợp “gì sao” ở ví dụ 7); nhưng sao cũng có thể đứng trước các tiểu từ chứ, ư, đâu trong các kết hợp: sao đâu, sao chứ, sao nào ở các lối nói:
9) Anh có chuyện gì à? Không, tôi có sao đâu.
10) Cá của nhà anh hay sao chứ ? (Chưa chi mà đã làm như)
11) Cô ta nói thế thì sao nào ? - Đằng nào cô ta cũng không sai mà. (Cô ta nói thế không sao cả)
Trong các phát ngôn 10) và 11), “sao” được dùng trong những ngữ cảnh cụ thể mà người nói người nghe đều ngầm hiểu đó là những phát ngôn nghi vấn dùng để biểu thị sự phủ định, từ “sao” lâm thời có tác dụng như một tác tử biểu thị sự phủ định, còn các từ “đâu, chứ, nào” lùi vào vị trí nhấn mạnh nên sao có thể đứng trước. Còn từ “sao” ở ví dụ 9) thực chất là rút gọn của lối nói: Tôi có làm sao đâu. Tuy nhiên, ngoài những cách dùng có thể giải thích theo quy tắc phỏng hình trên, còn có những ngoại lệ do sự hoà phối của các tiểu từ phản thực với các yếu tố khác trong câu.
Chẳng hạn các kiểu nói: chút nào đâu, tí nào đâu, ví dụ: 12) Chị chẳng hiểu thêm chút nào nữa.
13) Chuyện đó tôi có biết một tí nào đâu.
Sở dĩ nào có thể đứng trước tiểu từ “đâu” trong các lối nói trên mà không phải lối nói thường gặp “đâu nào” vì sự có mặt của yếu tố chỉ lượng “một chút, một tí”. Do sự có mặt của yếu tố chỉ lượng này, “đâu” thường không thể đứng trước “nào” mà phải lùi vào sau vì trong những trường hợp này “nào” biểu thị ý phủ định dứt khoát về điều người nói cho là không thể có, còn “đâu” chỉ biểu thị ý nhấn mạnh về điều vừa phủ định. Như vậy, trật tự của các tiểu từ cuối câu vẫn luôn phức tạp, cần có sự vận dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể và trong quan hệ với các thành phần khác trong phát ngôn mới có thể lí giải chính xác.
Bên cạnh sự chế định qua lại giữa nội dung mệnh đề và khung tình thái, còn có những trường hợp tuy khung tình thái là tương thích nhưng khả năng dùng một tiểu từ phản thực lại bị chế định bởi chính các nét nghĩa riêng biệt của tiểu từ này, trong đó khả năng kết hợp của chúng được thể hiện ở nguyên tắc lưu dấu vết.
Chẳng hạn, có thể áp dụng điều này qua việc xem xét khả năng kết hợp của tiểu từ đâu, nào, gì với các vị từ tình thái “hãy, đừng, chớ”. Tiểu từ tình thái cuối câu “đâu, nào” biểu thị tình thái phản thực có thể xem là phái sinh từ phó từ phủ định “đâu, nào”, ví dụ:
14) Tôi nào có biết chuyện đó.