˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.1 Câu phủ định với các phó từ phủ định không, chẳng (chả), chƣa
Như đã đề cập ở trên, câu phủ định là một trường hợp của câu mang tình thái phản thực hữu. Sở dĩ như vậy là vì đặc trưng của câu phủ định cũng là đặc trưng của câu mang tình thái phản thực: dùng để nói đến sự không có thật của một nội dung sự tình trong một thế giới khả hữu nào đó. Do đặc trưng này quy định mà tình thái phản thựu hữu đã tiếp nhận những yếu tố chuyên tạo ý phủ định trong câu phủ định như không, chưa, chẳng (chả) làm thành phương tiện chuyên dùng để biểu thị tình thái phản thực hữu. Các từ không, chưa, chẳng (chả) là những từ phủ định điển dạng, được gọi là vị từ (theo cách gọi cua Cao Xuân Hạo 1991) hay phó từ phủ định và đã được biết đến từ rất lâu. Trong phạm vi của tình thái nhận thức, các từ
không, chưa, chẳng, chả trở thành những tác tử chuyên dụng biểu thị ý nghĩa tình
thái phản thực hữu. Các phó từ phủ định chuyên dụng này có khả năng kết hợp với các từ khác tạo thành các tổ hợp từ như: Không hề, chẳng bao giờ, không ai/ gì/ đâu,...
Cùng với các phó từ phủ định chuyên dụng là không, chưa, chẳng, các từ đâu, nào khi đứng trước các vị từ cũng có chức năng là phó từ phủ định và cũng có khả năng xuất hiện trong các kết cấu như đâu có, nào có...
Như vậy, theo khảo sát của chúng tôi, tiếng Việt có 7 dạng thức phủ định phổ biến để biểu thị tình thái phản thựu hữu như sau:
1) Phó từ Không/ Chưa/ Chẳng/ Chả+ Vị từ
2) Kết hợp từ Không/ Chẳng/ Chưa/ Chả /+ (Phải (Là)
3) Kết hợp từ Không/ Chẳng/ Chả/ Chưa + (Bao giờ/ hề/ đời nào)
4) Kết hợp gồm phó từ phủ định và từ phiếm định như Không/ Chẳng/ Chả/ Chưa+ (Ai, Gì, Đâu)...
5) Phó từ Đâu/ Nào+ Vị từ tình thái (cần, dám, thể, muốn...)/ Vị từ.
6) Khuôn phủ định bác bỏ: Đâu có, Nào có, Nào có...đâu...
7) Phó từ Đâu/ Nào/ (Phải (Là)+ Vị từ
Ngoài ra có thể kể thêm các từ phủ định dùng trong các câu nói thông tục như:
Cóc, đếch, khỏi, ứ+ Vị từ. Hoặc cũng có thể chia nhỏ các kiểu trên thành kiểu nói
Nhưng (Không phải là), Chứ (Không phải là)...
Tuỳ theo mục đích và sự tiện dụng trong nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có thể phân chia các phó từ phủ định trong các câu biểu thị tình thái phản thực như trên theo những tiểu loại khác nhau.