˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.
3.1.2 Đặc trƣng ngữ nghĩa-ngữ dụng của câu phủ định
a) Tham gia vào câu phủ định, các phó từ phủ định không, chưa, chẳng (chả)
đều có nét nghĩa chỉ sự tình P phản thực hữu, tuy nhiên, tuỳ vào việc phó từ phủ định nào được sử dụng mà câu phủ định sẽ có những đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ dụng riêng.
- Không: Thể hiện sự không có thật của sự tình ít khi kèm theo sắc thái nào, sự
tình có thể không bao giờ xảy ra trong tương lai.
- Chẳng/ chả: Biểu thị sắc thái bác bỏ mạnh và rất dứt khoát.
- Chưa: Sự tình ở một lúc nào đó là không xảy ra nhưng có thể sẽ xảy ra (trái với đã), sắc thái bác bỏ rất hạn chế.
So sánh các ví dụ sau:
1) Nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe. [36. 124] 2) Tôi chưa bao giờ đến đó cả.
3) Nghỉ hè sang năm không còn ai đan rọ cho em nữa. [33. 354]
4) Tôi chưa từng thấy nhà văn nào được hoan nghênh như ông. [36. 111]
5) Không ai lọt ra được. [38. 206]
6) Duệ còn nhìn thấy những điều khác nữa? Chị chẳng hiểu thêm chút nào nữa. [38. 191]
Trong ví dụ một, “chưa” có hàm ý là vẫn có thể thực hiện hành động “hát” trong tương lai, “Khi có khách nghe bác sẽ hát”, tương tự với ví dụ 2 “bây giờ tôi không đến đó nhưng có thể tôi sẽ đến đó trong tương lai”. Khác hẳn với “không” ở ví dụ 3) là sẽ không thể thực hiện hành động trong tương lai, đó là câu nói khi người chị đi lấy chồng, cô ngậm ngùi bảo em như vậy vì cô biết cô sẽ không thể đan rọ cho em nữa. Tương tự “chưa” ở câu 3 là nhận xét có hàm ý khen ngợi (từ trước đến nay tôi chưa từng thấy”. Nếu thay thế không bằng chưa hoặc ngược lại thì câu sẽ mang ý nghĩa khác, sai lệch đi thậm chí bất thường, không chấp nhận được.
Thử so sánh 3 ví dụ này với :
- Nhưng bác không hát vì không có khách nghe(1.2), - Nghỉ hè sang năm chưa còn ai đan rọ cho em nữa(2.2),
- Tôi không từng thấy ai được hoan nghênh như ông(3.2).
Hai phát ngôn 2.2) và 3.2 rõ ràng là bất thường, không chấp nhận được. Riêng phát ngôn 1.2 sẽ trái ngược hẳn với thực tế “bác chưa hát và có thể bác sẽ hát” chứ không phải là “bác không hát thực sự”, do vậy phát ngôn này cũng không sử dụng được do tạo nên sự sai lệnh về ngữ nghĩa. Tất cả sự khác biệt này do nét nghĩa tường minh của không và chưa quy định.
Các phát ngôn 1, 3, 4, 5 đều thuần tuý là một câu miêu tả sự không có của sự kiện,không hề có sắc thái bác bỏ sự tình trước đó. Khác hẳn với ví dụ 6, chẳng chỉ
được dùng để bác bỏ và hoàn toàn không miêu tả thuộc tính âm của sự vật như các trường hợp trên.
b) Dựa vào ý nghĩa phủ định, tình thái phản thực chấp nhận phân chia hai loại: thể hiện sự không có thực trong câu phủ định miêu tả (thực hiện hành vi khẳng định một thuộc tính không A của sự vật) và thể hiện sự tất yếu không có thực do người nói bác bỏ sự tình trong câu phủ định bác bỏ (cho rằng ý kiến của người tham gia giao tiếp khẳng định, trực tiếp hoặc gián tiếp về một thuộc tính A của sự vật là không đúng và người nói bác bỏ ý kiến đó). Nhưng kiểu câu phủ định bác mới là đặc trưng tiêu biểu nhất của các phó từ phủ định biểu thị tình thái phản thực. Sở dĩ như vậy là vì câu phủ định bác bỏ nhấn mạnh vai trò của người nói và nghĩa của câu biểu thị sự tình (P) phản thực trong đa số trường hợp chỉ có thể giải thích dựa vào các nhân tố ngữ dụng như ngữ cảnh, giá trị xã hội sử dụng các hành vi ngôn ngữ, thái độ và tâm lý chủ quan của người nói. Xem xét các phát ngôn sau:
1) Tôi không có tiền.
2) Tôi chẳng còn chút tiền nào nữa đâu./ Tôi không còn tí tiền nào nữa đâu.
Câu 1) là câu chỉ tình thái phản thực có dạng câu phủ định miêu tả chỉ thuần tuý khẳng định thuộc tính âm của sự tình “tôi không có tiền” đối lập với tôi có tiền, không chứa hàm ý chủ quan của người nói, không có ngữ cảnh vẫn hiểu được, thuần túy là hành vi trần thuật trực tiếp. Câu 2), ở cả hai trường hợp đều là hành vi gián tiếp có hiệu lực tại lời rõ rệt: Trách móc, khó chịu vì anh cứ hỏi tôi vấn đề tiền bạc hay hỏi vay tiền tôi. Câu 2) được dùng để bác bỏ sự tình khi trước đó đã có sự khẳng định về sự tình, được dùng khi có người hỏi: “Anh còn tiền không? hoặc Anh cho tôi vay ít tiền nhé?” Phải dựa vào ngữ cảnh dùng câu thì chúng ta mới nhận xét được ngữ nghĩa cụ thể và hoàn cảnh sử dụng của câu 2). Chính đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng đặc trưng của câu phủ định bác bỏ như vậy đã giúp cho kiểu câu chứa phó từ phủ định này trở thành kiểu câu biểu thị tình thái phản thực đặc trưng.
c) Câu bác bỏ chứa không, chưa, chẳng có thể vẫn cùng chân lí với câu bị bác bỏ nhưng chỉ được sử dụng và hiểu đúng khi xét đúng hàm ý ngữ dụng và tiêu điểm thông báo của nó, nhất là hàm ý của thái độ phát ngôn ở người nó và thông tin có tin có tính tiêu điểm mà người nói muốn thông báo. Trong nhiều trường hợp người bác bỏ sự tình (P) không phải vì (P) sai, không đúng thực tế mà là vì người nói không chấp nhận sự tình đó và người nói muốn hướng tiêu điểm thông báo vào một đối tượng khác, hoặc người nói muốn thể hiện một sự bác bỏ “siêu ngôn ngữ”, tức bác bỏ một cách dùng từ ngữ nào đó trong câu đi trước của người đối thoại . Nhân tố ngữ cảnh quyết định các câu đó khả năng “sử dụng được” hoặc “không sử dụng được”.
Ví dụ:
1) Tôi đúng là thầy giáo của cậu ta nhưng một đứa ngỗ ngược như cậu ta
chẳng thể là học trò của tôi được. [48. 122]
2) Cô gái anh nắm tay hôm qua là một con nai anh mới “cua” được à? - Đó không phải cô gái tôi tán tỉnh mà là vợ sắp cưới của tôi.
3) Nàng không phải chỉ là con gái chỉ là một tiểu thư, con gái một ông huyện mà thôi, nàng còn là một vị công chúa nữa. [46. 34]
Mệnh đề có dùng chẳng thể và không phải đều có cùng giá trị chân lý với mệnh đề bị bác bỏ nhưng dụng ý và tiêu điểm thông báo của người nói khiến cho hai phát ngôn trên có thể nói ra trong hiện thực. Trong hai phát ngôn trên hàm ý của người nói là “phủ nhận, bác bỏ một hàm ý nào đó của câu hỏi hoặc sự tình trước đó mà người khác đề cập mà người nói không chấp nhận được”. Chẳng hạn, người nói có hàm ý trách móc, phê phán cậu học trò ngỗ ngược nên đã từ chối
không nhận đó là học trò của mình ở câu 1), với câu 2) người nói không nói rằng
vợ tôi không phải là một cô gái mà chỉ muốn khẳng định “cô gái ấy là vợ tôi”để bác bỏ hàm ý của câu hỏi như “cậu lại tán tỉnh thêm một cô gái ngây thơ nữa à, ít nhiều có hàm ý mỉa mai, trêu đùa”. Tất cả các hàm ý người nói thể hiện đều do tiêu điểm thông báo của người nói quy định: Nội dung người nói muốn thông báo,
muốn nhấn mạnh không ở vế câu có “không phải” mà là nằm ở mệnh đề “mà là”. Ở câu 2, người nói bác bỏ đối tượng “cô gái” vì tiêu điểm thông báo mà người nói muốn cho người đối thoại biết là “vợ sắp cưới của tôi”, vì vậy vợ sắp cưới của tôi là thông tin được khẳng định, là thông tin mới được thông báo. Cũng như vậy ở phát ngôn 1), tiêu điểm thông báo của người nói là không chấp nhận một “đứa học
trò ngỗ ngược như cậu ta”. Cũng có thể giải thích với các phát ngôn 3) người nói
muốn nhấn mạnh, hướng vào thông tin rằng nàng được cưng chiều như một vị công chúa. Tương tự có thể lí giải như vậy với các phát ngôn: Tôi không phải là đàn
ông, tôi là linh mục...
Hai phát ngôn trên chỉ có thể được xem là đúng và bình thường trong ngữ cảnh như đã phân tích. Ngoài ngữ cảnh đó thì việc câu bác bỏ và câu bị bác bỏ nếu có cùng giá trị chân lý sẽ là “không bình thường”, chẳng hạn những nội dung sự tình sau đây sẽ khó được chấp nhận: Vợ tôi không phải là một cô gái; Tôi dạy cậu ta nhưng cậu ta không phải là học trò tôi...
d) Theo chúng tôi, có thể xếp một số câu phủ định miêu tả mạnh (tức câu phủ định được tăng cường những tiểu từ phủ định phản thực) là câu phủ định bác bỏ. Câu phủ định miêu tả thuần túy (thường không có các tiểu từ ư, đâu, nào, sao, gì)
và thường trở thành câu phủ định bác bỏ khi có kết hợp có không, chưa, chẳng+
tiểu từ tình thái biểu thị tình thái phản thực ở cuối câu(gì, đâu, nào, sao). Các tiểu
từ tình thái cuối câu đã gia tăng hiệu lực phi hiện thực, hiệu lực tình thái phản thực của phát ngôn.
Ví dụ:
1) Chúng tôi không trông thấy.- Khẳng định thuộc tính không A của sự vật(phủ định miêu tả)
2) Chúng tôi không trông thấy gì cả. [36. 55]
3) Thật ra nó chẳng động chạm gì tới chị. [33. 357]
4) Cái việc bổ sung quân số mà anh hỏi ấy thì đúng là chẳng có đâu. [41. 19] 5) Tôi thì chẳng nói làm gì. [41. 23]
e) Các kết hợp biểu thị nét nghĩa tình thái phản thực hữu rõ nhất là các kết hợp
Không/ chẳng/ chưa phải là +tiểu từ tình thái cuối câu (đâu, nào, sao, gì , nữa);
hoặc không/ chưa/ chẳng (chả)+ hề/ bao giờ+ tiểu từ tình thái cuối câu, hay không
có/ chẳng còn..+ vị từ+ tiểu từ cuối câu hoặc các khuôn mang ý phủ định: không
có...đâu., có...đâu. Từ không là từ phủ định phổ biến nhất, tần số xuất hiện nhiều
nhất, sau đó là từ chẳng, chưa/ chả. Không và chẳng là có khả năng thay thế cho nhau lớn nhất (nhưng vẫn có những trường hợp không thể thay thế), các thay thế còn lại rất khó hoặc không thể thay thế cho nhau mà không làm thay đổi một nét nghĩa dụng học nào đó.