Đặc trƣng ngữ nghĩa-ngữ dụng của cấu trúc điều kiện phản thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt (Trang 110 - 128)

˜ Tôi có biết chuyện đó một tí nào đâu 15) Tôi đâu có biết chuyện đó.

3.3.3 Đặc trƣng ngữ nghĩa-ngữ dụng của cấu trúc điều kiện phản thực

a) Như đã nói, trong kết câu chỉ tình thái phản thực, các động từ tưởngngỡ

mang nét nghĩa từ vựng là “Nghĩ và tin chắc một điều không đúng thực tế”. Do đó, Tất cả các kết cấu câu chứa ĐTTĐ tưởng / ngỡ chỉ tình thái phản thực đều có tiền giả định (P) là không có thực, hay (P) là tất yếu phi hiện thực. Chỉ khi (P) tất yếu phi hiện thực thì kết cấu câu chứa ĐTTĐ mới được gọi là kết cấu câu chỉ tình thái phản thực. Chẳng hạn:

1) Cô tưởng tôi sung sướng lắm đấy. Tôi chán lắm rồi, khó chịu lắm rồi, không thiết gì nữa. [36. 252]

2) Anh tưởng em không tới.

Phát ngôn 1) và 2) có tiền giả định sự thật là: Tôi không sung sướng và Em đã tới.

b) Nội dung sự tình (P) sau ĐTTĐ tưởng hoặc ngỡ mang nét nghĩa thông báo rằng sự tình (P) là thuộc tình thái phản thực, tính chất sự tình là phi hiện thực

nhưng khi lựa chọn cách dùng các kết câu câu với ĐTTĐ người nói muốn khẳng định rằng: “Trước thời điểm phát ngôn tôi cứ nghĩ và tin rằng nội dung sự tình phản thực đó là có thực nhưng đến thời điểm phát ngôn tôi mới biết là sự tình đó

phản thực”. Như vậy, phát ngôn tôi tưởng (P) không phải để phủ nhận trực tiếp sự

tình phản thực như các kết cấu câu với phó tử phủ định mà là để đề xuất ý khẳng định (P). Ý khẳng định này thuộc về lòng tin, suy nghĩ của người nói về nội dung (P) chứ không phải để xác nhận sự thật. Nói cách khác, khẳng định (P) là khẳng định hạn chế mang màu sắc ý kiến chủ quan của quan của người nói: “Tôi tưởng

(P) nghĩa là tôi tin rằng (P) đúng nhưng không ngờ (P) lại sai, (P) không có thực”.

Đây chính là mục đích phát ngôn và là sắc thái đánh giá của câu chứa ĐTTĐ chỉ tình thái phản thực. Xét các phát ngôn sau:

1) Tôi tưởng cô ta đi lấy chồng rồi

- Đã lấy ai đâu. Cũng có mấy đám hỏi, mà nó không chịu lấy. [36. 69]

Từ trước tới nay tôi đã nghĩ rằng cô ta đi lấy chồng rồi nhưng bây giờ (thời điểm phát ngôn) tôi mới biết rằng cô ta chưa lấy chồng.

2) Sao thị lại kêu làng. Hắn vẫn tưởng chỉ có hắn kêu làng thôi chứ? [33. 42]

Trước thời điểm xuất hiện phát ngôn trên, Chí Phèo cứ nghĩ và tin rằng (P) đúng “tin rằng chỉ hắn (CP) mới kêu làng (để ăn vạ)” nhưng tại thời điểm phát ngôn Chí Phèo mới biết là (P) sai “không phải chỉ có hắn kêu làng mà Thị Nở cũng kêu làng”.

c) Phát ngôn có ĐTTĐ tưởng/ ngỡ có ngữ cảnh xuất hiện hay được nói trong các ngữ cảnh:

1) Ngôn ngữ trần thuật của chính nhân vật để bác bỏ, một điều mà lâu nay người nói (nhân vật) cho là đúng (P) đúng) và tại thời điểm phát ngôn xuất hiện nhân vật biết rõ (P) sai nhưng vẫn nói ra nhằm một hàm ý nào đó.

2) Trong các cuộc đối thoại để bác bỏ ý kiến nhận định của bản thân người nói mà trước đó cần có những tập hợp ngữ cảnh mang đến thông tin trái ngược với điều “tin chắc” của người nói, tập hợp thông tin này có thể xuất hiện qua ý kiến của đối

tác(người cùng tham gia đối thoại) trong đối thoại hoặc một nhận thức, một sự tình mà cả hai cùng được biết và sự tình này đối lập với nhận thức của các bên tham gia”. Chẳng hạn:

Ví dụ:

1) Nhà ai thế cụ?- Nhà ông Hàn đấy. Chồng cô Duyên. Cậu phán Sinh ấy mà! - Ô hay, tôi cứ tưởng cậu ta là cháu...

- Thì tôi cũng tưởng. Ai ngờ cậu ta là chồng cô Duyên. [33. 347]

Đoạn đối thoại trên là của bà Hai và bà Đồ về nhân vật “cậu Phán”, cả hai bà vẫn nghĩ cậu Phán là cháu của ông Hàn (cha cô Duyên) nhưng thông tin hai người được biết do ngữ cảnh mang đến là “cậu ta là chồng cô Duyên” đã bác bỏ điều khẳng định “cậu ta là cháu” và chỉ ra rằng điều tin chắc này là sai lầm, không đúng sự thật.

2) Lúc và cơm, tôi hay bị ảo giác, tưởng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước. [44. 219]

Nhân vật tôi biết rõ là “mình bị ảo giác” về nội dung sự tình “mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước”, với phát ngôn trên với ĐTTĐ “tưởng”, nhân vật tôi đã bác bỏ suy nghĩ, nhận định của chính mình và suy nghĩ, nhận định rằng “tôi” biết rõ là không đúng. Phát ngôn được khúc giải là: “Tôi đã bị ảo giác nên cứ nghĩ rằng mình đang ngồi trên cánh đồng của chín năm trước nhưng thực ra tôi biết rằng không phải như vậy”. Hàm ý của câu nói là sự tiếc nuối về một cuộc sống quá khứ tươi đẹp về chín năm trước.

3) Tự nhiên, nàng nghĩ về mẹ, như ngày còn bé ẩn náu dưới cánh tay tìm sự che chở: Mẹ! Nàng tưởng có mẹ gần gụi ở đâu đây. [36. 261]

Cô gái nghĩ về mẹ và gọi tên mẹ nhưng thực tế cô đang bác bỏ nhận định “có mẹ gần gũi ở đâu đây” vì cô biết rất rõ hiện giờ mẹ cô không có bên cạnh cô nhưng cách dùng “tưởng” với nghĩa khẳng định hạn chế đã chỉ ra rằng cô mong muốn có mẹ ở đâu đây.

Nội dung (P) bị bác bỏ không phản ánh sự tình thông thường (theo các kiểu sự tình động, sự tình tĩnh hoặc câu tồn tại) mà (P) có thể chỉ là một đại từ chỉ một đối tượng (ông, cô, bà, người tử tế, bậc quân tử...) và đối tượng này bị bác bỏ bởi “chính nó” trong cùng một phát ngôn trong các kiểu nói: “Tưởng.... hoá ra” (Tưởng là người quân tử hoá ra là bậc tiểu nhân). Lối nói này rất phổ biến khi người nói đánh giá phê phán phẩm chất của con người. Như thế, cả đối tượng bị bác bỏ lẫn đối tượng (P) được tin chắc đều chỉ một chủ thể, vấn đề là ở tiêu điểm tiêu điểm thông báo của người nói. Đây cũng là cách dùng siêu ngôn ngữ của ĐTTĐ tưởng/ ngỡ.

Lý Nhưng ơi là Lý Nhưng

Tưởng là ông, hoá ra thằng ăn dơ. [33. 406]

Ôngthằng chỉ cùng một đối tượng: “ Lý Nhưng” nhưng người nói muốn nhấn mạnh rằng đó là “người không chơi đẹp” nên vế “ông” bị bác bỏ là sai, không đúng. Vì “ông” trong phát ngôn biểu thị hàm ý của người nói là “tôi nghĩ anh ta xứng đáng được tôn trọng, được coi ở đẳng cấp cao hơn về vị trí xã hội nên gọi là ông” nhưg thực tế “chỉ là thằng ăn dơ” (thằng dùng để chỉ cách gọi coi thường”. Tiêu điểm thông báo “đó là thằng ăn dơ” nên tiêu điểm này được khẳng định và xem như thông báo đúng và bác bỏ thông tin tiền đề là “ông” vì thông tin tiền đề được xem là sai. Lối nói rất phổ biến trong các nhận định về phẩm chất, đặc tính của con người: tưởng là người giỏi giang, hoá ra chỉ là kẻ bợ đỡ; tưởng là bụt ai ngờ là ma...

d) Sắc thái và mức độ của tính khẳng định hạn chế được thể hiện qua các mức độ về mức độ cam kết và niềm tin của người nói với sự tình qua các phó từ chỉ thời gian và sự tiếp diễn và các vị từ tình thái (có thể, có lẽ). Mức khẳng định cao nhất là “cứ”, tiếp theo là “vẫn”, sau đó là “đã” (chỉ sự định vị thời gian trong khẳng định hạn chế- đối lập với “chưa”), mức độ khẳng định thấp nhất là “có thể”, có lẽ vì hai vị từ tình thái này đều biểu thị tính phỏng đoán của sự tình có khả năng có khả năng xảy ra. Nếu xét theo tính mức độ như vậy, các câu chức ĐTTĐ chỉ tình thái

phản thực chứa các phó từ trên có thể xem là đồng nghĩa không hoàn toàn với nhau. Thử xem xét các ví dụ:

1) Hiện giờ bà vợ cả vẫn đi ngủ lang với một thằng cung văn! (...)Trong lúc ấy thì cụ Nghị Hách nhà ta vẫn tưởng vợ giữ vững lề thói nhà lương thiện. [47. 267]

2) Cụ Nghị Hách nhà ta cứ tưởng vợ giữ vững lề thói nhà lương thiện.

3) Cụ Nghị Hách nhà ta đã tưởng rằng vợ giữ vững lề thói nhà lương thiện, ai ngờ...

4) (Ai cũng nghĩ rằng vợ cả của Nghị Hách là một người đoan chính). Ngay cả cụ Nghị Hách nhà ta cũng tưởng là vợ giữ vững thói nhà lương thiện.

5) Cụ Nghị Hách nhà ta có thể tưởng như vợ giữ vững thói nhà lương thiện. Sự khẳng định ở 2) có mức độ cao hơn, chắc chắn hơn cả trong 5 phát ngôn trên với từ “cứ”, “cứ” không hàm ý định vị thời gian như “đã” vì đây là điều mà cụ Nghị Hách đinh ninh, tin chắc nên không cần có định vị “khả năng đã xảy ra rất cao của sự tình với đã”. Nét nghĩa “cho là có thật, chắc chắn xảy ra” ở phó từ “cứ” đã tạo ra ý khẳng định “chắc chắn theo quan điểm chủ quan của người nói”. Mức độ khẳng định hạn chế giảm dần từ 2) đến 1), 3), 4), 5). Nét nghĩa “phỏng đoán khả năng xảy ra” của từ “có thể” gợi ra ý khẳng định “rất thấp, rất mong manh”. Trong ý nghĩa mức độ, sự có mặt của các phó từ trên còn có sự phân biệt tinh tế về sắc thái đánh giá: “cũng” hoặc “đều” trong 3) và 4) cũng có mức độ khẳng định cao hơn “có thể” nhưng đã có thêm nét nghĩa “sự khẳng định hạn chế này là có sự tương đồng với một khẳng định nào đó”.

e) Cấu trúc tưởng (P)/ Ngỡ (P) có nhiều điểm tương đồng với cấu trúc quán

ngữ những tưởng (P) vì cả hai cấu trúc đều chỉ tình thái phản thực và có tiền giả

định sự thật là (P) sai. Quán ngữ những tưởng (P) thường dùng ở đầu câu nhưng vẫn có một số trường hợp quán ngữ này cũng được dùng như ĐTTĐ tưởng/ ngỡ và trong trường hợp đó có thể thay thế quán ngữ này bằng ĐTTĐ và (ngược lại) mà vẫn giữ được ngữ nghĩa của câu, ví dụ:

- Vâng, Phúc thở dài. Tôi đấy, anh Bách ạ.

- Thế họ Thả cho anh ra ư..? Tôi những tưởng là họ sẽ chẳng đời nào... - Vâng, thì tôi cũng tưởng thế. [41. 195]

2) Tôi những tưởng từ vạn cổ tới giờ tuyến tàu Nam chỉ là Hà Nội- Vinh. Làm sao giữa đất Quảng Bình lại có cầu hoả xa?. [41. 109]

Trong hai ví dụ trên, những tưởng không còn là quán ngữ đầu câu mà là được dùng như cách dùng của ĐTTĐ tưởng, vì vậy có thể thay thế những tưởng bằng

ĐTTĐ tưởng / ngỡ mà không ảnh hưởng ngữ nghĩa và cấu trúc.

3.4 Tiểu kết chƣơng 3

Qua sự trình bày về các phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt, có thể thấy chúng tôi đã tập trung thể hiện các nội dung sau:

3.4.1 Ngoài việc xác lập những khái niệm có tính phù hợp nhất cho quá trình khảo sát như khái niệm cấu trúc điều kiện giả định chỉ tình thái thực giá...thì,

nếu...thì đã’ trúc câu chứa ĐTTĐ Tôi tưởng (P), Tôi ngỡ (P), chúng tôi đã phân

tích các đặc trưng cấu trúc hình thức của ba loại phương tiện ngữ pháp chứa tình thái phản thực, từ đó tập hợp được 39 mô hình có chứa có phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực ở cả ba loại; đồng thời phân tích khả năng kết hợp của các đơn vị trong mỗi kiểu loại phương tiện với các tiền phó từ và hậu phó từ.

3.4.2 Phân tích đặc trưng ngữ nghĩa- ngữ dụng của ba loại phương tiện ngữ pháp với sự quan tâm đến những đặc trưng có tính quan yếu đối với từng kiểu loại.

a) Câu phủ định chứa các phó từ phủ định không, chưa, chẳng, chả: Cùng chỉ tình thái phản thực nhưng sắc thái và mức độ bác bỏ, khả năng xảy ra ở tương lai khác nhau do nét nghĩa tường minh của mỗi phó từ phủ định khác nhau. Đặc trưng nổi bật là đặc trưng siêu ngôn ngữ trong các cấu trúc có cùng chủ thể của hành vi bác bỏ; khả năng và mức độ biểu thị lực ngôn trung của các phó từ, khả năng bác bỏ mạnh hay yếu ở cấu trúc phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ.

b) Cấu trúc câu giả định điều kiện chỉ tình thái phản thực có hai mô hình bất biến là nếu...thì đã; giá...thì. 9 mô hình cấu trúc thường gặp sản sinh từ hai mô

hình bất biến với sự có mặt của các tác tử đã, có thể, có lẽ, ắt, cũng...ở vế hệ quả và tác tử mà, như , sao ở vế điều kiện đã biểu thị những nét nghĩa đánh giá khác nhau của người nói, biểu thị khả năng biểu thị lực ngôn trung, tăng giảm hiệu lực tại lời của nhóm tác tử mạnh và yếu. Đặc trưng ngữ dụng tiêu biểu cần chú ý khi sử dụng các cấu trúc câu giả định là: tiền giả định, ngữ cảnh, mức độ cam kết, thái độ đánh giá của chủ thể, tính chất và nội dung quan niệm của người nói đối với sự tình được thể hiện.

c) Cấu trúc câu chức ĐTTĐ chỉ tình thái phản thực Tôi tưởng (P), Tôi ngỡ (P): Ngoài hai cấu trúc bất biến trên, trong thực tế có thể gặp 15 cấu trúc sản sinh khác do sự có mặt của các tiền phó từ, hậu phó từ. Những đặc trưng dụng học cần lưu ý: mốc thời điểm phát ngôn, điều kiện của phát ngôn, ngữ cảnh hiển ngôn và ngữ cảnh bất thường, siêu ngôn ngữ, mức độ khẳng định và nội dung quan niệm của người nói với điều giả định...

d) Cũng giống như các loại phương tiện ngữ pháp, ba loại phương tiện trên đều là dấu hiệu, phương tiện chỉ dẫn hành vi tại lời và có khả năng xuất hiện ở các phát ngôn biểu thị hành vi tại lời, trong đó nhiều nhất ở các phát ngôn thuộc lớp tái hiện, xuất hiện rất ít trong các phát ngôn thuộc lớp cam kết, tuyên bố.

KẾT LUẬN

Lựa chọn đề tài: Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu

trong tiếng Việt, luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau đây:

1. Chương 1 của luận văn đã xác lập những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài khảo sát: khái niệm tình thái, phân biệt tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa, các kiểu loại tình thái nhận thức, các phương thức biểu thị tình thái trong ngôn ngữ, phương tiện biển thị tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt, quan hệ giữa câu phủ định và tình thái phản thực.

Xuất phát từ việc điểm lại lịch sử nghiên cứu khái niệm tình thái học và cách phân chia các kiểu loại tình thái, các phương tiện biểu thị tình thái từ tình thái trong lôgic học đến tình thái trong ngôn ngữ của Palmer, J.Lyons. T.Givón, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp...chúng tôi đã xác lập những cơ sở lí luận cho đề tài.

Chúng tôi đã chỉ ra những đặc trưng chung nhất của khái niệm tình thái nói chung, từ đó tiến tới việc xác định một khái niệm về tình thái phản thực hữu tiện dụng nhất cho đề tài và quan trọng hơn là lần đầu tiên xác lập một cách đầy đủ về toàn diện về các phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái phản thực hữu trong tiếng Việt.

2. Chương 2 và chương 3 đã tập trung nghiên cứu các phương tiện từ vựng và phương tiện ngữ pháp biểu thị tình thái trong tiếng Việt. Tình thái phản thực hữu là một kiểu loại tình thái nhận thức phức tạp thể hiện quan hệ giữa người nói và nội dung phát ngôn và nội dung phát ngôn với thực tế giao tiếp, trong đó đặc biệt đề cao vai trò của người nói với vai trò là người giải thuyết và sử dụng ngôn ngữ nên chúng tôi đã miêu tả những đặc trưng cấu trúc- hình thức (bình diện kết học) và những đặc trưng ngữ nghĩa (bình diện nghĩa học), và những đặc trưng dụng học (tiền giả định, ngữ cảnh, hướng, chiều tác động của các hành vi ngôn ngữ...) theo

hướng không tách rời bình diện kết học và dụng học, thậm chí chỉ ra rằng do những đặc trưng dụng học và nghĩa học quy định mà các các phương tiện ngôn ngữ mới có những khả năng kết hợp như vậy, cụ thể là:

a) Luận văn đã cố gắng giải thuyết ngữ nghĩa và cách dùng của mỗi phương tiện biểu thị tình thái phản thực với việc chỉ ra một số đặc trưng quan yếu được

cộng đồng ngôn ngữ và văn hoá quan tâm trong sử dụng các phương tiện như tiền

giả định, ngữ cảnh, hướng và chiều của các hành vi ngôn ngữ, nghĩa cơ bản và nghĩa hàm ẩn, nghĩa phái sinh nảy sinh do ngữ cảnh, siêu ngôn ngữ, thái độ đánh giá của người nói ... Tất nhiên vai trò của các đặc trưng này ở mỗi đơn vị có mức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát các phương tiện biểu thị tình thái phản thực hữu (counter - factive) trong tiếng Việt (Trang 110 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)