6. Cấu trúc luận văn
2.1. Các hoạt động gìn giữ hòa bình tiêu biểu sau Chiến tranh lạnh
2.1.1. Các hoạt động tại Châu Phi và Mỹ Latinh
Các Phái đoàn kiểm chứng và Phái đoàn quan sát viên LHQ tại Ăng-gô-la
Năm 1975, Ăng-gô-la giành được độc lập nhưng đất nước lại rơi vào tình trạng nội chiến. Chính phủ của Tổng thống Agostinho Neto được sự giúp đỡ của Cuba phải đương đầu với Liên minh Dân tộc vì nền độc lập toàn vẹn Ăng-gô- la (UNITA) được Nam Phi hậu thuẫn. Năm 1979, sau khi Tổng thống Neto qua đời, Dos Santos tiếp tục lãnh đạo đất nước. Năm1988, một hiệp định được kí kết giữa Ăng-gô-la, Nam Phi và Cuba dẫn đến việc đình chiến trong vùng lãnh thổ Bắc Namibia và Nam Ăng-gô-la. Năm 1989, quân đội Nam Phi và Cuba rút khỏi Ăng-gô-la. Phái đoàn kiểm chứng thứ nhất của LHQ (UNAVEM I) được thành lập ngày 20/12/1988 để xác minh việc thu hồi quân đội của Cu Ba và Nam Phi theo từng giai đoạn. Việc thu hồi được hoàn thành vào ngày 25/5/1991.
Khi quân đội nước ngoài rút khỏi đất nước, cộng đồng quốc tế cũng nhìn thấy một cơ hội để chấm dứt xung đột lâu dài giữa Chính phủ Ăng-gô-la và lực lượng UNITA. Thật vậy, vào tháng 4/1990, Chính phủ Ăng-gô-la và UNITA bắt đầu một loạt các cuộc hội đàm với sự tham gia của Bồ Đào Nha đóng vai trò như
một bên trung gian hòa giải do Hoa Kỳ và Liên Xô là quan sát viên. Cuộc đàm phán cuối cùng dẫn đến Hiệp định Hòa bình cho Ăng-gô-la (còn gọi là Hiệp định Bicesse) được ký tắt vào ngày 01/5/1991 tại Estoril, Bồ Đào Nha. Hiệp định Bicesse cho phép Ăng-gô-la lập ra một thỏa thuận ngừng bắn, một hệ thống nguyên tắc cơ bản cho việc thiết lập hòa bình tại quốc gia này bao gồm việc giải quyết các vấn đề giữa Chính phủ và UNITA. Phái đoàn kiểm chứng thứ hai của LHQ (UNAVEM II) được triển khai nhằm xác minh các thỏa thuận ngừng bắn trong cả nước và giám sát tính trung lập của cảnh sát Ăng-gô-la. Tính đến 25/10/1991, Phái đoàn bao gồm 350 quan sát viên quân sự, 89 cảnh sát, 14 nhân viên y tế quân sự, 54 nhân viên dân sự quốc tế và 41 nhân viên dân sự địa phương8. Lực lượng sẽ thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi hoàn tất các cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp dự kiến được tổ chức vào năm 1992.
Đúng theo kế hoạch, tháng 9/1992, cuộc bầu cử đa đảng được tiến hành, Tổng thống đương nhiệm José Eduardo dos Santes thắng cử. Savimbi thuộc UNITA thất cử do gian lận đã phát động một cuộc nội chiến. Trước tình hình cuộc chiến đấu mới, nhiệm vụ của UNAVEM II đã được điều chỉnh và bổ sung. HĐBA LHQ đã ra các Nghị quyết nhằm giúp hai bên đạt được các thỏa thuận về thực hiện ngừng bắn cũng như các phương thức để hoàn thành tiến trình hòa bình. Ngày 20/11/1994, Chính phủ Ăng-gô-la và UNITA đã cùng nhau ký Nghị định thư Lusaka. Từ đây, tiến trình hòa bình ở Ăng-gô-la đạt được những kết quả tiến bộ. Đối thoại tích cực giữa Chính phủ và UNITA được duy trì ở những mức độ khác nhau, dẫn đến sự hình thành Lực lượng vũ trang chung, Lực lượng cảnh sát quốc gia, Chính phủ thống nhất và hòa giải quốc gia. Ngay sau khi Nghị định thư được ký kết, đầu tháng 12/1994, thông qua Nghị quyết 966 (1994) HĐBA đã ủy quyền UNAVEM II thực hiện nhiệm vụ xác minh các nghĩa vụ trong giai đoạn đầu của thỏa thuận hòa bình này.
Để việc theo dõi và kiểm tra các hoạt động liên quan đến Nghị định thư Lusaka được diễn ra một cách hiệu quả, tháng 2/1995, HĐBA thiết lập một lực lượng mới– Phái đoàn kiểm chứng thứ ba của LHQ tại Ăng-gô-la (UNAVEM III) với một lực lượng gồm 7.000 binh sĩ và nhân viên hỗ trợ quân sự, 350 quan sát viên
quân sự, 260 cảnh sát và một số nhà quan sát, 420 nhân viên dân sự quốc tế, và 75 tình nguyện viên của LHQ, chưa kể các tình nguyện viên từ địa phương9. Nhiệm vụ chính của UNAVEM III là: Giám sát ngừng bắn, hòa giải các bên; theo dõi và kiểm tra việc quản lý hành chính trong cả nước và tiến trình hòa giải quốc gia; xác minh thông tin nhận được từ Chính phủ và UNITA liên quan đến lực lượng của họ; hỗ trợ trong việc thành lập các khu vực đóng quân; xác minh việc thu hồi, làm trại binh và xuất ngũ của lực lượng UNITA; giám sát việc thu thập và lưu trữ vũ khí của UNITA; xác minh sự lưu thông tự do của người dân và hàng hóa; xác minh và giám sát tính trung lập của Cảnh sát Quốc gia Ăng-gô-la; phối hợp tạo điều kiện và hỗ trợ các hoạt động nhân đạo liên quan trực tiếp đến tiến trình hòa bình cũng như tham gia vào các hoạt động giải phóng mặt bằng; tuyên bố chính thức việc hoàn thành tất cả các yêu cầu cần thiết cho việc tổ chức vòng thứ hai của cuộc bầu cử tổng thống cũng như hỗ trợ, kiểm tra và giám sát quá trình bầu cử. UNAVEM III hoàn thành nhiệm vụ vào tháng 2/1997.
Vào ngày 30/6/1997, thông qua Nghị quyết 1118 (1997), HĐBA đã thành lập một hoạt động thay thế UNAVEM III đó là Phái đoàn quan sát viên LHQ tại Ăng- gô-la (MONUA). MONUA được HĐBA ủy quyền để hỗ trợ trong việc củng cố hòa bình và hòa giải dân tộc, tăng cường xây dựng lòng tin và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự ổn định lâu dài, phát triển dân chủ và phục hồi các hoạt động của đất nước. Hội đồng kêu gọi Chính phủ Ăng-gô-la và UNITA hợp tác đầy đủ với MONUA, thúc giục Chính phủ và UNITA hoàn thành các khía cạnh chính trị và quân sự còn lại của tiến trình hòa bình, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cung cấp hỗ trợ các chiến binh vừa xuất ngũ, giúp họ tái hòa nhập xã hội và xây dựng lại nền kinh tế để củng cố sự bền vững trong tiến trình hòa bình. Theo kế hoạch ban đầu thành phần cảnh sát dân sự của MONUA sẽ tiếp tục xác minh tính trung lập của Cảnh sát quốc gia Ăng-gô-la và sự kết hợp của nhân viên UNITA vào cảnh sát quốc gia. Các đơn vị của MONUA cũng tiến hành giám sát việc thu thập vũ khí từ thường dân, giám sát lưu trữ hoặc tiêu hủy vũ khí nếu cần và giám sát thỏa thuận an
9
Số liệu thống kê tính đến ngày 30/4/2014 của LHQ:
ninh đối với các nhà lãnh đạo UNITA. Sau khi thu hồi các đơn vị bộ binh chính, một số các quan sát quân sự sẽ được giữ lại tại Ăng-gô-la để tiếp tục điều tra những cáo buộc về sự tấn công hay sự hiện diện của bất kỳ phần tử vũ trang UNITA nào.
Ban đầu, nhiệm vụ của MONUA được dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 1/2/1998. Tuy nhiên, tiến trình hòa bình Ăng-gô-la tiến hành chậm hơn nhiều so với kế hoạch. Vì vậy, trong báo cáo vào ngày 17/10, Tổng thư ký đã đề nghị rằng HĐBA trì hoãn việc rút quân của LHQ khỏi Ăng-gô-la. Ông cũng đề xuất Hội đồng mở rộng nhiệm vụ của MONUA cho đến ngày 31 /1/1998. Qua hai lần mở rộng, MONUA kết thúc hoạt động vào ngày 26/2/1999.
Như vậy, có thể nói Ăng-gô-la là một trong những quốc gia có nhiều hoạt động gìn giữ hòa bình nhất tại Châu Phi sau Chiến tranh lạnh. Các chiến dịch đều là các HĐGGHB mở rộng. Tuy nhiên, ở giai đoạn ngay trước khi kết thúc Chiến tranh lạnh, các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại đây vẫn mang một chút hơi hướng truyền thống. Những hoạt động ở giai đoạn sau thể hiện rõ tính mở rộng hơn và hiệu quả đạt được cao hơn. Mặc dù tiến trình hòa bình ở Ăng-gô-la diễn ra chậm do tình hình đất nước phức tạp, nhưng các HĐGGHB tại đây đã là nhân tố quyết định đối với nền hòa bình, an ninh trong nước và trong khu vực.
Các hoạt động tại Xiê-ra Lê-ôn
Sau Chiến tranh lạnh LHQ triển khai hai HĐGGHB tại Xiê-ra Lê-ôn đó là Phái đoàn quan sát viên (UNOMSIL) và Phái đoàn trợ giúp LHQ (UNAMSIL).
UNOMSIL được thành lập vào tháng 7/1998 để theo dõi quân đội và tình hình an ninh ở Xiê-ra Lê-ôn cũng như để giải trừ quân bị và xuất ngũ của các chiến binh cũ sau cuộc nội chiến gay gắt ở quốc gia này. Lực lượng cũng được yêu cầu hỗ trợ trong việc theo dõi sự tôn trọng luật nhân đạo quốc tế ở khu vực xảy ra xung đột và trên toàn lãnh thổ.
Cuộc xung đột ở Xiê-ra Lê-ôn bùng nổ từ tháng 3/1991 khi Mặt trận cách mạng (RUF) đã phát động một cuộc chiến tranh từ phía đông của đất nước, gần biên giới với Liberia để lật đổ chính phủ. Với sự hỗ trợ của Nhóm quan sát quân sự (ECOMOG) của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), quân đội Xiê-ra Lê-ôn đã rất cố gắng để bảo vệ chính phủ nhưng đội quân đội RUF vẫn giành
thắng lợi. Mặc dù đã giành được chính quyền nhưng RUF vẫn tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và những nhóm người bị tình nghi là có liên quan đến chính phủ cũ.
Tháng 11/1994, người đứng đầu Nhà nước Xiê-ra Lê-ôn đã gửi một lá thư cho Tổng thư ký LHQ, chính thức đề nghị LHQ cung cấp một lực lượng có thể làm cầu nối đàm phán giữa Chính phủ và lực lượng RUF. Ngày 15/2/1994 Tổng thư ký đã gửi một Phái đoàn khảo sát đến Xiê-ra Lê-ôn để bắt đầu tiến hành tham vấn về đề nghị đó, ghi nhận sự suy thoái và bất ổn nghiêm trọng của tình hình trong nước là kết quả của cuộc xung đột trong suốt ba năm trước đó. Khoảng 10% dân số ở Xiê-ra Lê-ôn là người tị nạn ở các nước láng giềng và ít nhất 30% đã di tản. Hầu hết các cơ sở hạ tầng quan trọng đều bị phá hủy và 3/4 ngân sách quốc gia đã được chi cho quốc phòng10.
Tháng 2/1995, trên cơ sở kết quả khảo sát, Tổng thư ký quyết định bổ nhiệm một Đặc phái viên - ông Berhanu Dinka (Ethiopia) tới Xiê-ra Lê-ôn. Nhiệm vụ của ông là hợp tác với Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) và Hiệp hội kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) để cố gắng thương lượng và đưa ra những giải pháp cho cuộc xung đột tại đây. Sau nhiều nỗ lực của các bên, bầu cử quốc hội và tổng thống ở Xiê-ra Lê-ôn đã được tổ chức vào tháng 2/1996, thông qua đó quân đội đã chuyển giao quyền lực cho người chiến thắng. Tuy nhiên, lực lượng RUF đã không tham gia cuộc bầu cử và không công nhận kết quả, xung đột lại tiếp tục xảy ra ở quốc gia này.
Trước tình hình đó, ngày 13/7/1998, HĐBA thành lập Sứ mệnh LHQ tại Xiê- ra Lê-ôn (UNOMSIL), có thẩm quyền như các quan sát viên quân sự, trong một thời gian ban đầu là sáu tháng. Nhiệm vụ của Phái đoàn là giám sát và tư vấn để tạo điều kiện cho những nỗ lực giải giáp vũ khí, cơ cấu lại lực lượng an ninh quốc gia. Đội UNOMSIL không được vũ trang, dưới sự bảo vệ của ECOMOG, có nhiệm vụ ban đầu là báo cáo về sự tàn ác đang diễn ra liên quan đến lạm dụng nhân quyền chống lại dân thường.
Chiến đấu tiếp tục và Liên minh nổi dậy giành quyền kiểm soát hơn một nửa đất nước. Các cuộc tấn công liên tiếp được thực hiện và ngày càng trở nên khốc liệt
trên phạm vi rộng. Điều này dẫn đến việc di tản nhân viên UNOMSIL đến thành phố Conakry thuộc Ghi-nê cũng như việc tinh giản biên chế của nhân viên quân sự và dân sự thuộc Phái đoàn. Các Đại diện đặc biệt và Trưởng quan sát viên quân sự tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình đó là duy trì liên lạc chặt chẽ với tất cả các bên trong cuộc xung đột và giám sát tình hình. Cuối tháng 1/1999, sau nhiều nỗ lực và cả những mất mát, quân đội ECOMOG tái chiếm được thủ đô và một lần nữa được nắm quyền cai quản chính phủ dân sự. Tàn quân nổi dậy rút về lẩn trốn ở các vùng nông thôn xung quanh.
Cuộc tấn công nổi dậy đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề, do đó Đại diện trưởng của UNOMSIL - ông Okelo, trên cơ sở tham khảo ý kiến các quốc gia Tây Phi, bắt đầu một loạt các nỗ lực ngoại giao nhằm mở ra đối thoại với quân nổi dậy. Các cuộc đàm phán giữa Chính phủ và quân nổi dậy bắt đầu vào tháng 5/1999 và tới 07/7/1999 tất cả các bên trong cuộc xung đột đã ký một thỏa thuận tại Lome – Thủ đô của Togo để chấm dứt tình trạng thù địch và thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc.
Hiệp định hòa bình yêu cầu sự tham gia của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là LHQ, trong việc thực hiện quy định và sự tăng cường vai trò của UNOMSIL. Báo cáo với HĐBA vào ngày 30/7/1999, Tổng thư ký đưa ra một số biện pháp để duy trì động lực trong tiến trình hòa bình, và đề nghị Hội đồng phê duyệt. Bước đầu tiên và ngay lập tức đó là việc mở rộng tạm thời lực lượng UNOMSIL. Tổng thư ký đã khẳng định rằng, trong các cuộc thảo luận với tất cả các bên quan tâm sau đó, ông sẽ trình đề nghị bổ sung vào các hoạt động chung của LHQ tại Xiê-ra Lê-ôn, bao gồm cả việc cơ cấu một LLGGHB LHQ tại quốc gia này. Vào ngày 20/8/1999, HĐBA thông qua Nghị quyết 1260 (1999), quyết định mở rộng tạm thời UNOMSIL lên đến 210 quan sát viên quân sự cùng với các thiết bị cần thiết cho việc hỗ trợ hành chính và y tế để thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong báo cáo của Tổng thư ký.
Trong báo cáo tiếp theo ngày 23/9/1999, Tổng thư ký đề nghị HĐBA cho phép triển khai nhiệm vụ tiếp theo tại Xiê-ra Lê-ôn - một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình mới và lớn hơn với tối đa là 6.000 nhân viên quân sự, trong đó có 260 quan sát viên quân sự tham gia hỗ trợ việc thực hiện Hiệp định hòa bình Lome. Ngày 22/10/1999,
HĐBA thành lập Phái đoàn LHQ tại Xiê-ra Lê-ôn (UNAMSIL), đồng thời, quyết định chấm dứt nhiệm vụ của UNOMSIL.
Ngày 07/2/ 2000, HĐBA tiếp tục ra Nghị quyết 1289, quyết định sửa đổi nhiệm vụ của UNAMSIL với một số nhiệm vụ bổ sung. Lực lượng quân sự cũng được bổ sung ở mức tối đa là 11.100 nhân viên quân sự, bao gồm 260 quan sát viên quân sự. Theo đề nghị của Tổng thư ký, Hội đồng cũng tăng thẩm quyền trong các vấn đề dân sự như cảnh sát dân sự, hành chính, luật pháp cũng như các yếu tố kỹ thuật của UNAMSIL.
Theo Nghị quyết 1289 (2000), UNAMSIL có nhiệm vụ đó là: Hợp tác với Chính phủ Xiê-ra Lê-ôn và các bên khác để thực hiện Hiệp định hòa bình; hỗ trợ Chính phủ Xiê-ra Lê-ôn trong việc thực hiện kế hoạch giải trừ vũ khí, giải ngũ và tái hòa nhập; thiết lập hệ thống trạm giám sát tại các địa điểm quan trọng trên toàn lãnh thổ Xiê-ra Lê-ôn để đảm bảo an ninh và tự do di chuyển của nhân viên LHQ. Ngoài ra, UNAMSIL cũng tập trung đến các hoạt động tạo thuận lợi cho việc cung cấp các hỗ trợ nhân đạo; phục hồi luật pháp; giám sát việc thực hiện các quy định của hiến pháp và pháp luật tại Xiê-ra Lê-ôn. UNAMSIL hoàn thành nhiệm vụ của mình vào tháng 12/2005.
Nhìn chung, những HĐGGHB tại Xiê-ra Lê-ôn có sự kết hợp giữa hình thức gìn giữ hòa bình mở rộng và cưỡng chế hòa bình. Mặc dù không có lực lượng đa