6. Cấu trúc luận văn
2.2. Đánh giá chung
2.2.2. Những hạn chế trong hoạt động của LLGGHB Liên hợp quốc
Bên cạnh những thành tựu vô cùng to lớn mà LLGGHB LHQ đã đạt được, không thể không kể đến những tồn tại cần phải được cải tiến và thay đổi của lực lượng này.
Thứ nhất, ở một số nơi các hoạt động được tổ chức kém hiệu quả, không có hoạt động chiến lược khiến cho hoạt động kéo dài mà vẫn đạt được những kết quả như mong muốn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến các khu vực nơi có lực lượng đóng quân mà còn gây tốn kém cho LHQ cả về nhân lực và vật lực. Ví dụ như Hoạt động của LLGGHB tại Síp (UNFICYP), thành lập từ năm 1964, đã sau rất nhiền lần gia hạn nhiệm vụ vẫn tiếp tục kéo dài hoạt động đến tận hiện tại mà vẫn chưa tìm ra được một giải pháp triệt để cho vấn đề ở quốc đảo này. Hay hoạt động tại Cao nguyên Goland cũng được tổ chức từ năm 1974 và cho đến nay vẫn không thể kết thúc nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, số lượng quân cung cấp cho mỗi hoạt động thường bị thiếu so với yêu cầu. Nguyên nhân là do các quốc gia vẫn còn ngần ngại khi quyết định cử quân nhân của quốc gia mình tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, đặc biệt là ở những nơi xảy ra chiến tranh vũ trang. Ở một số nơi, số lượng quân đội LHQ bị Chính phủ các nước triệu hồi về nước mà không báo trước do chiến tranh khốc liệt. Như trường hợp HĐGGHB tại Đông Timor. Mặt khác, phẩm chất của lực lượng quân đội LHQ ở một số Hoạt động còn chưa tốt. Lợi dụng Quy chế miễn trừ đối với pháp luật, những hành vi thiếu đạo đức và kỷ luật như trộm cắp, đánh dân thường vẫn còn tồn tại ở Lực lượng lính mũ nồi xanh này. Một số nhân viên LHQ đã bị cáo buộc liên quan đến đường dây mại dâm trẻ em. Ngoài ra lực lượng quân đội LHQ cũng bị cáo buộc đã cố tình làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người dân thường. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh của LHQ.
Thứ ba, LLGG HB ở một số nơi còn chưa được xem trọng. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng còn chưa cao. Nếu bị Chính phủ các nước sở tại buộc rút quân, LLGG HB vẫn phải tuân theo mặc dù vẫn chưa hoàn tất nhiệm vụ như trường hợp ở Irắc năm 2003 khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh uy hiếp I-rắc.
Thứ tư, LHQ là một tổ chức quốc tế có vai trò duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. LLGGHB LHQ là lực lượng nòng cốt thực thi những nhiệm vụ đó của LHQ. Tuy nhiên, LHQ là một tổ chức do nhiều quốc gia thành viên có trình độ phát triển và quan điểm chính trị, tôn giáo khác nhau, nên rất khó có sự đồng thuận chung khi giải quyết các tranh chấp quốc gia và các vấn đề chung của quốc tế, hoặc khi can thiệp vào nội bộ của một quốc gia thành viên. Đây là một trong những tồn tại lớn trong tổ chức LHQ nói chung và LLGGHB nói riêng, nó ảnh hưởng lớn đến những quyết định đối với các HĐGGHB trên thế giới. Ở một số nơi, LLGGHB LHQ đã bị chỉ trích vì không thể hoạt động một cách rõ ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một vụ khủng hoảng. Ví dụ như HĐGGHB tại Campuchia khi một mặt lên án chế độ diệt chủng Pôn-Pốt, nhưng mặt khác vẫn đề nghị các quốc gia nước ngoài hỗ trợ Mặt trận Giải phóng nhân dân rút khỏi quốc gia này gây mất định hướng cho các bên liên quan.
Thứ năm, mỗi một quyết định đưa ra đối với LLGGHB đều phụ thuộc vào quyết định của HĐBA vì HĐBA chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nhưng những quyết định này lại không được sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên HĐBA dẫn đến rất khó thi hành những vấn đề quan trọng. Thông thường, hoạt động của LLGGHB chịu sự chi phối rất nhiều từ Hoa Kỳ Trung Quốc và Nga nên những hoạt động có sự can thiệp của một trong ba nước lớn này LLGGHB đều tỏ ra rất lúng túng và thiếu tính tự quyết.
Thứ sáu, LLGGHB LHQ hoạt động nhờ tiền đóng góp và tiền quyên tự nguyện từ các quốc gia thành viên do đó rất nhiều quyết định của lực lượng chịu sự chi phối của những quốc gia có mức đóng góp cao nhất dù đã có một mức quy định khoản tiền tối đa một nước có thể đóng góp cho ngân sách của LHQ. Do vậy, các quốc gia cũng rất quan tâm đến việc, đồng tiền của họ đã được LHQ sử dụng như thế nào. LLGGHB đã nhiều lần bị cáo buộc hoạt động thiếu hiệu quả và lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan liêu quá mức. Ngoài ra Lực lượng này còn bị các cáo buộc tham nhũng ở một số hoạt động.
Như vậy, mặc dù là một lực lượng đóng vai trò không thế thiếu trong hoạt động gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới từ quá khứ đến hiện tại và trong tương lai, trong nội tại LLGGHB LHQ vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề gây cản trở rất lớn đối với hoạt động của lực lượng này. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của LLGGHB cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, đòi hỏi LHQ và toàn bộ các nước thành viên cùng chung tay, góp sức xóa bỏ những khuyết điểm, tồn tại hiện tại và xây dựng những phương pháp, biện pháp tăng cường năng lực và phẩm chất của lực lượng này.
Tiểu kết Chƣơng 2
Mặc dù Chiến tranh lạnh đã kết thúc, hàng loạt các cuộc xung đột biên giới, nội chiến, tranh chấp lãnh thổ vẫn diễn ra ở hầu khắp các châu lục. Bên cạnh một số hoạt động từ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh được HĐBA gia hạn, LHQ tiếp tục tổ chức rất nhiều chiến dịch gìn giữ hòa bình.
Nhìn chung, các HĐGGHB sau Chiến tranh lạnh vẫn giữ những đặc điểm mang tính chất truyền thống; tuy nhiên, tính chất của các cuộc chiến tranh, xung đột đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng phức tạp hơn. Do vậy, xuất hiện những chiến dịch gìn giữ hòa bình với chức năng mở rộng từ quân sự sang các hoạt động cảnh sát, dân sự, viện trợ nhân đạo, xây dựng thể chế chính quyền mới (tiêu biểu là các HĐGGHB tại CHDC Công-gô, Ăng-gô-la, Campuchia). Thậm chí, ở một số quốc gia, phải cần sự tham gia của các lực lượng cưỡng chế để dập tắt xung đột. Lực lượng này thường là những lực lượng đa quốc gia do một nước chỉ huy hoặc một lực lượng an ninh khu vực được LHQ ủy quyền đưa quân vào đàn áp lực lượng nổi dậy tại khu vực xung đột để dập tắt bạo lực một cách nhanh chóng. Nhờ đó, LLGGHB LHQ có được điều kiện thuận lợi tối đa để tiếp tục triển khai và thực hiện nhiệm vụ của mình (tiêu biểu là HĐGGHB tại Haiiti, Đông Timor). Ở một số điểm xung đột phức tạp, LLGGHB gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai lại cần phải thực hiện kết hợp và xen lẫn các hình thức gìn giữ hòa bình truyền, mở rộng và cưỡng chế hòa bình như hoạt động tại Xiê-ra Lê-ôn.
Với những bước phát triển vượt bậc về cả nội dung và hình thức hoạt động, LLGGHB LHQ sau Chiến tranh lạnh đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong tiến trình xây dựng và bảo vệ nền hòa bình thế giới, đặc biệt là giai đoạn những năm thập niên 90 của thế kỷ XX. Nhờ có các hoạt động của LLGGHB LHQ, toàn thế giới đã tránh được hàng trăm cuộc chiến tranh đẫm máu, cứu sống sinh mạng hàng nghìn người dân vô tội. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo cũng giúp ổn định cuộc sống cho người dân tỵ nạn, tạo môi trường an toàn để phát triển kinh tế - xã hội. Sau hơn hai thập kỷ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều điểm xung đột trên thế giới đã được giải quyết, các hoạt động hoàn thành nhiệm vụ và rút khỏi các vùng đóng quân. Tuy nhiên, ở một số nơi, xung đột vẫn chưa được giải quyết triệt để, các cuộc tấn công vẫn diễn ra. Một số Hoạt động không thể kết thúc nhiệm vụ của mình mà vẫn phải duy trì lực lượng một cách bị động và hầu như không có bất kỳ tiến triển nào sau suốt khoảng thời gian dài. Trước nhiều diễn biến phức tạp, đội quân của LHQ dường như không thể hiện được vai trò của mình. Đã đến lúc, một lần nữa, LLGGHB LHQ phải được xem xét và đánh giá lại các hoạt động của mình cũng như những yếu tố mới của tình hình quốc tế. Từ đó, có những bước đổi mới phù hợp để hoạt động vừa đạt hiệu quả cao mà không tổn hại về người và tài sản.
CHƢƠNG 3
XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH LIÊN HỢP QUỐC VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
3.1. Xu hƣớng hoạt động của lực lƣợng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong
thời gian tới