Khu vực Châu Á– Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (Trang 68 - 79)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Các hoạt động gìn giữ hòa bình tiêu biểu sau Chiến tranh lạnh

2.1.3. Khu vực Châu Á– Thái Bình Dương

Hoạt động gìn giữ hòa bình tại Campuchia

Campuchia giành độc lập sau khi giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ngày 17/4/1975. Thế nhưng, ngay sau khi giành thắng lợi, tập đoàn lãnh đạo Khơme Đỏ đã đưa đất nước Campuchia vào thời kỳ lịch sử đen tối chưa từng có. Chế độ này đã hành quyết hàng triệu người dân vô tội và được biết đến là một trong những chế độ hung bạo nhất thế kỷ 20. Chế độ này cũng thi hành

những chính sách phản động, hiếu chiến và tiến hành hoạt động vũ trang khiêu khích các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Từ ngày 24/9/1977, Khơ-me Đỏ mở một chiến dịch lớn đánh vào vùng biên giới Việt Nam gây nhiều vụ thảm sát dã man. Ngày 22/12/1978, các sư đoàn tinh nhuệ của Pôn-pốt, được xe tăng và pháo binh yểm trợ, đã đánh vào tỉnh Tây Ninh, nhằm mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh biên giới của Pôn-pốt đã làm 79.860 người Việt Nam chết và bị thương, gây mất ổn định nghiêm trọng ở miền Nam Việt Nam.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng và theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 25/12/1978, quân đội Việt Nam đã tiến vào phía Nam Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, chế độ Pôn-pốt kết thúc. Hội đồng Nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập thay thế lãnh đạo đất nước. Bộ đội tình nguyện Việt Nam vẫn tiếp tục ở lại để hỗ trợ Hội đồng tái thiết nền độc lập.

Cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát đất nước vẫn tiếp tục diễn ra tại Campuchia khi có ba phe phái phản đối Chính phủ ở PhnomPenh đó là: Mặt trận dân tộc thống nhất của Hoàng tử Norodom Sihanouk, Mặt trận Giải phóng nhân dân Khơ –me (Khơ-me Xanh hay Khơ-me Xơ Rây); và Đảng Dân chủ Campuchia (Khmer Đỏ). Năm 1982, ba phe đã thành lập một đảng liên minh với tên gọi Liên minh Chính phủ Dân chủ Campuchia do Hoàng tử Sihanouk làm Chủ tịch. Liên minh đại diện cho Campuchia tại LHQ từ năm 1982 cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết. Như vậy, trên lãnh thổ Campuchia hình thành hai lực lượng đối lập, đó là Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia được hậu thuẫn bởi Việt Nam và Liên Xô và Liên minh ba phái được hỗ trợ bởi Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 17.

Xem xét vấn đề Campuchia, trước tiên HĐBA LHQ kêu gọi rút các lực lượng nước ngoài ra khỏi quốc gia này và tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Campuchia, đề nghị các giải pháp thông qua thương lượng. Tháng 8/1985, Cộng hòa Nhân dân Campuchia đồng ý cử người đi gặp Hoàng thân Sihanouk. Sau đó,

các bên đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận để đưa ra những đề nghị giải pháp mang tính thực chất. Một trong những giải pháp là các bên đã đồng ý thành lập Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC) gồm 12 thành viên trong đó có thể bầu ra một Chủ tịch. HĐBA đã thông qua đề xuất này tại Nghị quyết số 668 (1990) ngày 20/9/1990. Indonesia và Pháp sau đó đã phụ trách các cuộc đàm phán trong khuôn khổ một thỏa thuận hòa bình. Theo lời kêu gọi của LHQ, tháng 4/1989, Việt Nam tuyên bố rút quân khỏi Campuchia và tới tháng chín việc rút quân đã được hoàn thành.

Tháng 7/1990, SNC đã quyết định chọn Hoàng tử Sihanouk làm Chủ tịch. Ngay sau đó, Hoàng Tử Sihanouk đã gửi thư yêu cầu LHQ gửi một đơn vị tới làm nhiệm vụ khảo sát tại Campuchia. Đáp lại yêu cầu đó, ngày 08/8, Tổng thư ký thông báo cho HĐBA về ý định tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết. Ngày 26/8/1990, Hoàng tử Sihanouk tiếp tục viết thư đề nghị Tổng thư ký cử ít nhất 200 nhân viên LHQ tới Campuchia để hỗ trợ SNC trong việc kiểm soát ngừng bắn và chấm dứt viện trợ quân sự nước ngoài, như bước đầu tiên trong khuôn khổ một giải pháp chính trị toàn diện.

Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột tại Campuchia còn được gọi là Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia đã được ký kết tại Paris vào ngày 23/10/ 1991. Hiệp định đã đề nghị HĐBA thành lập Cơ quan chuyển tiếp của LHQ ở Campuchia (UNTAC).

Ngày 30/9/1991, Tổng thư ký đã một lần nữa đề cập trước HĐBA rằng LHQ có thể giúp đỡ Campuchia trong việc duy trì lệnh ngừng bắn bằng cách triển khai tại Campuchia một lực lượng bao gồm chủ yếu là các cán bộ liên lạc quân sự để giúp các bên giải quyết bất kỳ hành vi vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Trên cơ sở đó, Tổng thư ký đề nghị HĐBA cho phép thành lập Phái đoàn LHQ tại Campuchia và sẽ đi vào hoạt động ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Đáp ứng đề nghị đó, ngày 16/10/1991, HĐBA thông qua Nghị quyết 717 (1991), thành lập Phái đoàn tiền trạm của LHQ tại Campuchia (UNAMIC). Trụ sở chính của UNAMIC sẽ được đặt tại Phnom Penh để thuận lợi cho việc triển khai các đơn vị liên lạc quân sự đến trụ sở quân sự chung của mỗi bên tại Campuchia. UNAMIC có nhiệm vụ hỗ trợ bốn bên Campuchia duy trì lệnh ngừng bắn trong khoảng thời gian trước khi thành lập

và triển khai các Cơ quan chuyển tiếp của LHQ (UNTAC). Thời gian hoạt động của UNAMIC theo dự kiến là không quá sáu tháng kể từ khi ký Hiệp định Paris đến khi thành lập xong lực lượng UNTAC, lúc đó UNMIC sẽ nhập vào UNTAC. Ngày 8/1/1992, HĐBA đã ra Nghị quyết 728 (1992), gia hạn nhiệm vụ của UNAMIC bao gồm việc bổ sung một tiểu đoàn làm nhiệm vụ dọn mìn trên những con đường đón người hồi hương từ biên giới hoặc ở các trung tâm tiếp nhận tị nạn.

Ngày 19/2/1992, Tổng thư ký trình lên Hội đồng Bảo an kế hoạch triển khai Cơ quan quyền lực quá độ Liên hợp quốc tại Campuchia (UNTAC). Ngày 28/2/1992, UNTAC chính thức được triển khai theo Nghị quyết HĐBA số 715 (1992) với thời hạn không quá 18 tháng. UNTAC kết hợp hoạt động của các nhân viên quân sự, dân sự và cảnh sát. Đây là bước phát triển trong việc phối hợp hoạt động của LLGGHB với các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan chuyên môn khác của LHQ. UNTAC hoạt động theo các bộ phận khác nhau, bao gồm: Bộ phận về quyền con người, bộ phận chuyên trách bầu cử, bộ phận quân sự, bộ phận dân sự, bộ phận cảnh sát, bộ phận hồi hương và tái định cư người tị nạn, bộ phận tái thiết Campuchia.

Hoạt động của UNTAC có thể chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn một là rút các lực lượng nước ngoài và yêu cầu chấm dứt viện trợ quân sự cho các bên Campuchia từ bên ngoài. Lực lượng vũ trang của các bên Campuchia phải cung cấp cho UNTAC mọi thông tin về quân số, vũ khí, đạn dược. Trong giai đoạn này UNTAC cũng tiến hành thả những tù binh và thương dân bị giam giữ, đánh dấu các bãi mìn và thông báo cho các nhóm vũ trang biết ngày bắt đầu tập kết và đóng quân. Cuối giai đoạn một, UNTAC đã triển khai được hơn 5.000 nhân viên do 33 nước đóng góp, lập 10 trạm kiểm soát trên biên giới Campuchia - Việt Nam, hai trạm trên biên giới Campuchia – Lào và 12 trạm trên biên giới Campuchia – Thái Lan để giám sát các hoạt động tại biên giới, tránh các nguồn viện trợ quân sự từ nước ngoài có thể được tuồn vào cho các bên Canpuchia.

Giai đoạn hai là giai đoạn tập kết các lực lượng vũ trang của bốn bên tại Campuchia vào các khu vực và địa điểm đóng quân khác nhau theo quy định. Mục đích chính của giai đoạn này là giải ngũ các lực lượng vũ trang của mỗi bên, tiếp tục

kiểm chứng việc rút quân đội nước ngoài và chấm dứt viện trợ của nước ngoài cho các bên Campuchia, hồi hương người tị nạn. UNTAC đã đưa vào Campuchia 15.100 nhân viên quân sự, 800 nhân viên dân sự, 2.500 cảnh sát dân sự18. Lực lượng này đã triển khai trên toàn lãnh thổ Campuchia, tuy nhiên vẫn không vào được những vùng do Khơ-me Đỏ kiểm soát.

Các bên Campuchia đều chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch của UNTAC, riêng Campuchia Dân chủ (Khơ - me Đỏ) thì vẫn kịch liệt chống lại UNTAC. Ngày 21/9/1992, UNTAC đưa ra báo cáo nêu rõ Campuchia Dân chủ không chịu thi hành Hiệp định Paris. Ngày 7-8/11/1992, SNC cùng hai đồng Chủ tịch Hội nghị Paris và Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký LHQ họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) để bàn việc thực hiện giai đoạn hai. Do thái độ ngoan cố của Khơ-me Đỏ nên Hội nghị không đạt kết quả nào. Ngày 30/11/1992, HĐBA ra Nghị quyết lên án Campuchia Dân chủ và buộc Đảng này đi vào giai đoạn 2. HĐBA cũng khẳng định tiếp tục tiến trình hiệp định ở Campuchia, tổ chức tổng tuyển cử chậm nhất là tháng 5/1993 tại các vùng mà UNTAC có thể đi vào được. Kết quả là trong giai đoạn hai, Nhà nước Campuchia thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Paris. Tuy nhiên, Campuchia dân chủ không chịu thi hành Hiệp định, không giải ngũ binh sĩ theo quy định, không tham gia bầu cử và tiếp tục thi hành đường lối chống Việt Nam.

Cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được quyết định vào ngày 23-28/8/1993. Hai mươi đảng được phép ra tranh cử. UNTAC giám sát chiến dịch tranh cử và đăng ký cử tri. Hơn 4,2 triệu người - gần 90 % cử tri đã đăng ký - bỏ phiếu để bầu ra một Quốc hội lập hiến. Sau cuộc tổng tuyển cử, người đứng đầu UNTAC tuyên bố cuộc bầu cử tự do và công bằng. Ngày 21/9/1993, Quốc hội Campuchia thông qua Hiến pháp tái lập chế độ quân chủ, với 113 phiếu thuận, năm phiếu chống và 2 phiếu trắng. Ngày 29/9, Quốc hội phê chuẩn việc thành lập chính phủ mới của Vương quốc Campuchia. Đây là chính phủ của hai Đảng lớn FUNCINPEC và CPP, không có người đảng khác. Chính phủ mới do Hoàng Thân Norodom Ranarith làm Thủ tướng thứ nhất, ông Hun Sen làm Thủ tướng thứ hai. Với việc giám sát ngừng bắn và tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử, lập được chính phủ mới ở Campuchia,

lực lượng UNTAC đã hoàn thành nhiệm vụ do HĐBA giao. Giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia như Hiệp định Paris quy định đã được thực hiện. UNTAC chấm dứt nhiệm kỳ hoạt động vào ngày 24/9/1993, ngày Hoàng than Sihanouk chính thức công bố Hiến pháp mới của Campuchia.

HĐGGHB của LHQ tại Campuchia là một hoạt động phức tạp với nhiều giai đoạn và các hoạt động khác nhau, đòi hỏi phải có sự vận dụng hợp lý các loại hình hoạt động cũng như sự điều hành hài hòa và hiệu quả của LHQ. Đây được coi là một hoạt động thành công và là hình mẫu cho các hoạt động gìn giữ hòa bình mở rộng ở các nơi khác trên thế giới. Thành công này đánh dấu một vai trò quan trọng và không thể thiếu của LHQ, cũng như sự cần thiết của LLGGHB LHQ để giải quyết các cuộc khủng hoảng, nội chiến bằng biện pháp hòa bình và tái thiết đất nước thời kỳ Sau chiến tranh lạnh.

Các Hoạt động gìn giữ hòa bình tại Đông –Timor

Đại hội đồng LHQ đưa Đông Timor vào chương trình nghị sự quốc tế lần đầu tiên năm 1960 khi LHQ liệt quốc gia này vào danh sách các vùng lãnh thổ phi tự quản. Vào thời điểm đó, Đông Timor nằm dưới sự cai quản của Bồ Đào Nha. Mười bốn năm sau, vào năm 1974, Bồ Đào Nha tìm cách thiết lập một chính phủ lâm thời tại Đông Timor. Một cuộc nội chiến đã nổ ra giữa những người ủng hộ độc lập và những người ủng hộ sát nhập với Indonesia. Không thể kiểm soát tình hình, Bồ Đào Nha rút lui khỏi vùng này. Indonesia tiến hành can thiệp quân sự và đưa Đông Timor sát nhập thành tỉnh thứ 27 vào năm 1976. LHQ không chấp nhận hành động này của Indonesia và yêu cầu quốc gia này trả lại vị trí ban đầu cho Đông Timor. Tháng 6/1998, Indonesia đã đề xuất trao trả quyền tự trị hạn chế cho Đông Timor nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của Indonesia. Theo đề xuất này, các cuộc đàm phán được tiến hành nhanh chóng và kết quả là một tập hợp các thỏa thuận giữa Indonesia và Bồ Đào Nha được ký kết tại New York vào tháng 5/1999. Chính phủ hai nước đề nghị LHQ đưa ra những hỗ trợ cần thiết liên quan đến việc xác định xem những người Đông Timor nào chấp nhận hay từ chối quyền tự chủ đặc biệt cho Đông Timor.

Đáp ứng nguyện vọng của Indonesia, HĐBA ra Nghị quyết 1246 (1999) thành lập Phái đoàn LHQ tại Đông Timor (UNAMET) vào ngày 11/6/1999, gồm 271 cảnh sát dân sự, 50 sĩ quan liên lạc, 425 nhân viên tình nguyện19. Nghị quyết khuyến nghị thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý và sau khi có kết quả bỏ phiếu, UNAMET sẽ tiến hành giám sát một giai đoạn chuyển tiếp trong khi chờ thi hành quyết định của người dân Đông Timor.

Mặc dù trong thời gian ngắn, địa hình lãnh thổ xấu, thông tin liên lạc khó khăn, vẫn có 451.792 cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu trên tổng số hơn 800.000 người dân Đông Timor20

. Vào ngày bầu cử, ngày 30/8/1999, 98% cử tri đăng ký đi bỏ phiếu từ chối quyền tự chủ được đề xuất bởi Indonesia và mong muốn một quá trình chuyển đổi theo hướng độc lập hoàn toàn tại Đông Timor.

Sau khi công bố kết quả, lực lượng ủng hộ hội nhập, với sự hỗ trợ lực lượng an ninh Indonesia đã tạo ra một chiến dịch bạo lực, cướp bóc và đốt phá trong toàn bộ lãnh thổ. Nhiều người dân Đông Timor đã thiệt mạng và có khoảng 500.000 người đã phải di cư khỏi khỏi nhà của họ, 90% cơ sở hạ tầng của Đông Timo bị tàn phá. UNAMET đã phải tiến hành di tản các nhân viên quốc tế và địa phương bao gồm cả gia đình của họ đến Úc khiến nhiệm vụ bị gián đoạn.

Trước tình hình đó, LHQ đề nghị Indonesia cho phép lực lượng đa quốc gia vào Đông Timo để ổn định tình hình, nhưng Chính phủ Indonesia không chấp nhận đề nghị này. Không những vậy, Chính phủ nước này còn ban bố lệnh thiết quân luật ở đây. Tổng thư ký và HĐBA đã rất vất vả để tiến hành các nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn bạo lực, buộc Indonesia thực hiện trách nhiệm của mình để duy trì an ninh trật tự trong nước. Trước sức ép của dư luận quốc tế, ngày 12/9/1999, Chính phủ Indonesia đã chấp nhận đề nghị trợ giúp từ cộng đồng quốc tế. Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an tiến hành ủy quyền cho lực lượng đa quốc gia (INTERFET) làm nhiệm vụ “cưỡng chế hòa bình” , khôi phục lại hòa bình và an ninh ở Đông Timor cũng như bảo vệ và hỗ trợ UNAMET thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong khi đó, các tổ chức khác thuộc hệ thống LHQ đã bắt đầu những nỗ lực cứu trợ nhân đạo

19

Nguyễn Hồng Quân (2006), “Hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ tại Đông Ti-mo”, Tạp chí Nghiên cứu

Quốc tế, 01 (64), tr.74

khẩn cấp với quy mô lớn, trong đó có việc viện trợ thực phẩm, cung cấp chỗ ở và các nhu cầu cơ bản của người dân, hỗ trợ hồi hương tự nguyện 250.000 người Đông Timor từ Tây Timor và các khu vực khác ở Indonesia.

Ngày 28/9/1999, Indonesia và Bồ Đào Nha, tại một cuộc họp với LHQ, đã nhắc lại thỏa thuận của họ về việc chuyển giao quyền lực ở Đông Timor. Họ cũng đồng ý thực hiện các biện pháp đặc biệt để ổn định tình hình tại khu vực này. Cùng ngày, UNAMET tái lập trụ sở chính tại Dili và ngay lập tức bắt đầu nỗ lực để khôi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)