Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên

1.2.1. Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

Nhận thức rõ vai trò to lớn của thanh niên - sinh viên: là lực lượng có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự phát triển của đất nước, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục cho thanh niên - sinh viên.

Trong công tác giáo dục, Hồ Chí Minh coi trọng cả “đức” lẫn “tài”, đào tạo thanh niên - sinh viên thành những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Hồ Chí Minh nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [12, tr. 292]; “Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn” [13, tr. 360].

Đạo đức trở thành vũ khí sắc bén, mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh cho các giá trị phổ quát: độc lập, tự do, của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Thông qua các tiêu chí đạo đức, mỗi con người phấn đấu xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp xây dựng đất nước là một quá trình khó khăn, gian khổ, phức tạp và lâu dài. Vì vậy, mỗi thanh niên sinh viên trước hết cần phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.

1.2.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi con người, mỗi công dân với đất nước, với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Bởi vậy, trong giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu mà Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục là làm cho thanh niên - sinh viên “nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường.Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” [15, tr. 354].

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông. Theo quan niệm truyền thống, trung là trung quân, là trung thành với vua, mà vua là biểu tượng của chế độ phong kiến, nên trung cũng đồng thời là trung thành với chế độ phong kiến. Còn chữ hiếu trong xã hội phong kiến là lòng kính yêu và biết ơn, là bổn phận làm con, cháu phải phụng dưỡng và hiếu thảo với bố mẹ, ông bà, với những quan niệm hà khắc: “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Phẩm chất “trung”, “hiếu” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hiếu là gốc của trung, trung lại là đầu mối, rường cột của cả hệ thống phẩm chất đạo đức phong kiến. Như vậy, trong đạo đức phong kiến, Chữ “trung”, “hiếu” chỉ phản ánh mối quan hệ hạn hẹp giữa cá nhân với cá nhân, bó hẹp trong khuôn khổ, phạm vi gia đình; mang tính thụ động, một chiều,chỉ đòi hỏi bầy tôi, kẻ dưới phục vụ lợi ích bề trên.

Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị truyền thống “trung”, “hiếu” của dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới mang bản chất cách mạng, khoa học.

Trung với nước, Hồ Chí Minh gạt bỏ cái hạn chế cốt lõi trong đạo đức cũ là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến mà vua là đại diện. Theo Người, phẩm chất đạo đức mới - đạo đức cách mạng không phải là sự trung thành với một cá nhân, hay thiểu số những kẻ thống trị mà phải là “trung với nước”. Đó là:Thanh niên - sinh viên phải luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết: “cái gì trái với quyền lợi của tổ quốc, chúng ta kiên quyết chống lại” [15, tr.178]; là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của Đảng, của cách

mạng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là phấn đấu thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng; hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nông dân lao động” [17, tr.605].

Hiếu với dân, Hồ Chí Minh đưa vào đạo “hiếu” một nội dung mới, rộng lớn hơn: từ hiếu với cha mẹ đến hiếu với nhân dân. Theo Người, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của nước. Vì vậy, trung với nước trước hết là trung thành với nhân dân, với lợi ích của nhân dân. Hiếu với dân là thanh niên - sinh viên phải kính trọng, thương yêu nhân dân; chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh” [11, tr.65] . Thanh niên - sinh viên phải có thái độ đúng đắn, đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân: “việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dân, chúng ta kiên quyết chống lại” [15, tr.178], làm cho dân phấn khởi tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa.

Để phấn đấu đạt tới chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”; Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Trước hết, thanh niên - sinh viên cần phải có chí khí cách mạng. Khái niệm "chí khí" được Hồ Chí Minh đề cập nhiều lần trong các tác phẩm của mình, có thể tách ra làm hai phần đó là "chí" và "khí".

"Chí” có thể hiểu là ý chí, nghị lực, chí lớn.

"Khí" là khí phách, khí thiêng sông núi, khí tiết, khí hùng, khí dũng trong con người.

Trước đây ông cha ta thường nói tới "chí làm trai" để động viên, cổ vũ con cháu vượt qua khó khǎn gian khổ mưu nghiệp lớn. Nhưng đó là "chí khí" nói chung, chí khí của truyền thống dựng nước và giữ nước. Trong thời đại mới, Hồ Chí Minh khuyên nhủ thanh niên - sinh viên tiếp tục phát huy "chí khí" đó trong hành động cụ thể, đó là

"chí khí cách mạng". Con đường đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân còn nghìn điều muôn loại phức tạp khó khǎn. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta phải luôn nâng cao chí khí cách mạng để trong bất kì tình huống nào cũng quyết tâm vượt qua khó khǎn, hoàn thành nhiệm vụ: "Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khǎn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng"[19, tr.619].

Cùng với quá trình nâng cao chí khí cách mạng, điều kiện không thể thiếu nhằm thể hiện chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” là “phải luôn xác định ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng” [50, tr.122].

Con người không thể sống mà không có lí tưởng. Lí tưởng thôi thúc con người hành động để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích. Thanh niên - sinh viên có giác ngộ lí tưởng mới giúp họ hiểu lí tưởng đó cao đẹp như thế nào, mới xây dựng cho họ niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và lí tưởng cách mạng. Lý tưởng cao đẹp mà chúng ta đang phấn đấu thực hiện đã được Hồ Chí Minh xác định: kết hợp chặt chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Bác khuyên nhủ thanh niên - sinh viên: “Chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn thắng lợi trên Tổ quốc ta và trên toàn thế giới"[19, tr.467]. Giác ngộ lí tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên còn là làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lí tưởng , đồng thời có quan điểm và hành động đúng đắn để biến lí tưởng thành hiện thực. Giác ngộ lí tưởng cách mạng và thực hiện bằng được lí tưởng cao đẹp đó bằng tất cả nhiệt tình, ý chí, tài nǎng, trí tuệ của tuổi trẻ, lấy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm lẽ sống cao quý của mình - đó là mục tiêu phấn đấu của thanh niên sinh viên hiện nay.

Trong giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên, giáo dục tình cảm cách mạng là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Đó là giáo dục lòng tin yêu đối với Đảng, với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với chế độ xã hội chủ nghĩa...

Giáo dục các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người, là đại cương đạo đức của Hồ Chí Minh. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên - sinh viên, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giáo dục những phẩm chất đạo đức: cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.

Hồ Chí Minh cũng kế thừa những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư từ đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên Người chỉ ra rằng giai cấp phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư nhưng không bao giờ làm mà bắt nhân dân tuân theo, phụng sự quyền lợi cho chúng. Còn ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì cán bộ phải gương mẫu thực hiện cho nhân dân noi theo để làm cho ích nước lợi dân.

Cần: là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động có tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.

Với thanh niên - sinh viên, cần là siêng học, siêng nghĩ đến siêng làm, siêng hoạt động, siêng học hỏi đồng chí, đồng nghiệp, học hỏi nhân dân; hăng hái thi đua trong lao động sản xuất; ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Cần không phải chỉ thuần tuý là cần cù làm việc mà quan trọng hơn là phải có chất lượng, có hiệu quả, có năng suất cao. Vì vậy, thanh niên - sinh viên phải hiểu rằng chữ cần bao giờ cũng phải gắn với trí sáng tạo, với phương pháp, lề lối làm việc khoa học: “Muốn cho chữ cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng” [13, tr.118].

Rèn luyện đức “cần”, thanh niên - sinh viên phải chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc; chống lười biếng, chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Vì đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên - sinh viên.

Kiệm: là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi

Hồ Chí Minh nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết kiệm tiền, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Thanh niên - sinh viên học trong trường học phải biết tiết kiệm giấy, mực; không lãng phí thời gian cho những hoạt động vô ích; phải tích cực học tập và học cho thật tốt. Trong sản xuất thanh niên sinh viên phải tiết kiệm nguyên, vật liệu; tự nguyện, tự giác giữ kỷ luật lao động, không đi muộn về sớm; biết phát huy sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động… Tiết kiệm là phải kiên quyết không xa xỉ, đồng thời, phải biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.

Liêm: là trong sạch, không tham lam. Thực hiện chữ liêm, Người chỉ rõ: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình” [15, tr.265]. Thanh niên sinh viên phải luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân: “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” [12, tr.292].

Chính, là không tà, ngay thẳng, đứng đắn. Thanh niên - sinh viên thực hiện phẩm chất đạo đức này thì cần phải:

Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở.

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới,luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết thật thà không dối trá, lừa lọc.

Đối với việc: phải đặt việc công lên trên, lên trước việc riêng, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho dân.

Chí công vô tư: Về Chí công vô tư, Hồ Chí Minh chỉ rõ cho thanh niên - sinh viên: đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc; "Có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau"[17, tr.400]; phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” [17, tr.603]. Như vậy, chí công vô tư là thanh niên - sinh viên phải ham làm những việc ích quốc lợi dân, không màng địa vị, không màng công danh vinh hoa phú quý.

Theo Hồ Chí Minh đối lập với chí công vô tư là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là lối sống ích kỷ chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi chung của tập thể. Về vật chất thì chỉ muốn hưởng thụ, công việc làm thì không dám xung phong. Và thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.

Đối với thanh niên - sinh viên, khi có được học thức thường có biểu hiện tư tưởng tiểu tư sản. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tư tưởng tiểu tư sản là cái gì?. Nó là cá nhân chủ nghĩa. Cá nhân chủ nghĩa nó đẻ ra tư tưởng danh lợi, chỉ muốn làm ông này ông khác, bà này bà khác. Rồi tư tưởng danh lợi lại đẻ ra con nó, rồi con nó lại đẻ ra cháu nó… tức là hai cái khinh: khinh lao động chân tay và khinh người lao động chân tay và hai cái sợ là: sợ khó nhọc và sợ khổ” [17, tr.399]. Chủ nghĩa cá nhân là lực cản đối với năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ. Vì vậy, thanh niên sinh viên phải tự học tập rèn luyện nâng cao nhận thức hiểu biết, hoàn thiện thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản; kiên quyết chống những biểu hiện tư tưởng tiểu tư sản trong bản thân mình, để không ngừng tiến bộ.

Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng: “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân” [17, tr.610]. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình. Nếu như lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ đảm bảo cho con người được tự do phát triển về mọi mặt. Vì vậy bên cạnh việc thừa nhận lợi ích xã hội, chúng ta không bao giờ vứt bỏ lợi ích cá nhân mà phải bảo đảm cho lợi ích cá nhân mang nội dung đúng đắn, chính đáng của con người. Điều này đòi hỏi thanh niên sinh viên phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của mình với lợi ích tập thể xã hội, phải biết làm cho lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, xã hội phát triển hài hoà.

Hồ Chí Minh chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa các phẩm chất trên: Cần, kiệm, liêm, chính là “tứ đức” của một con người, thiếu một đức thì không thành người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)