Nguyên nhân của thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức trong trƣờng Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 63 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nguyên nhân của thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức trong trƣờng Đạ

Đại học Hồng Đức hiện nay

Nguyên nhân của mặt tích cực:

Những mặt tích cực về đạo đức của sinh viên và công tác giáo dục đạo đức mà trường Đại học Hồng Đức đã và đang phát huy tốt hiện nay là do có sự tác động, ảnh hưởng của những nhân tố, yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, do ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm. Thực chất của đổi mới kinh tế là chuyển từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường đã kích thích sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Kinh tế thị trường thúc

đẩy hoạt động văn hóa theo hướng xã hội hóa. Ý thức dân chủ, vai trò cá nhân, sự tự ý thức về bản thân sẽ có điều kiện và cơ hội để phát triển. Kinh tế thị trường đã đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn liền động cơ và hiệu quả như là một chuẩn mực giá trị trong hoạt động của con người, trong nhân cách mỗi người. Trong nền kinh tế thị trường, sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người. Tham gia vào kinh tế thị trường, sinh viên có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân: tính quyết đoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp.

Bên cạnh đó, hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập. Quá trình tiếp xúc, giao lưu đã mở ra cho các cá nhân nhiều cơ hội tiếp xúc những thành tựu văn hóa, khoa học, đạo đức, các hệ giá trị khác nhau của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, sinh viên - một lực lượng xã hội năng động, nguồn nhân lực đông đảo của mỗi quốc gia là những người chịu tác động mạnh mẽ nhất.

Một trong những tác động tích cực nổi bật nhất của toàn cầu hoá cùng với ý thức đề cao tính cá nhân, là việc soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. Quan điểm đạo đức xuất phát từ thước đo cá nhân này là một sức mạnh lớn trong quá trình loại bỏ những quan điểm đạo đức truyền thống không còn phù hợp trong thời kỳ mới. Điều này đã tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân của sinh viên, làm cho sinh viên chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp.Với đặc điểm cơ bản là trẻ, có tri thức và dễ tiếp thu cái mới, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại sinh viên Hồng Đức ngày nay đã hoà kịp vào dòng chảy mới trong quá trình hội nhập.

Với tư cách là những sinh viên sống trong thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sinh viên Hồng Đức hiểu được định hướng giá trị về cuộc sống hôm nay là phải có trình độ, có kiến thức, việc làm, sống có mục đích. Vì vậy, sinh viên quan tâm đến học tập, tích cực tham gia các phong trào do Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức, tham gia nghiên cứu khoa học, giao lưu quốc tế, ra sức rèn luyện, hoàn thiện bản thân, vươn lên trong cuộc sống.

Toàn cầu hóa đã giúp chúng ta tiếp cận được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử và tin học. Nhờ đó, sinh viên được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, cập nhật được nhiều thông tin mới về tình hình thế giới. Cũng qua đó, ý thức chính trị về các vấn đề trong nước và trên thế giới của sinh viên được nâng cao. Công nghệ điện tử và tin học làm cho tác phong của sinh viên khẩn trương hơn, linh hoạt hơn đểtheokịp với tốc độ của máy móc, nhịp độ gia tăng của thông tin, của tri thức.

Nhờ quá trình toàn cầu hóa sinh viên hiểu biết hơn các dân tộc trên thế giới, bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tộc mình. Cũng thông qua mở cửa, hội nhập, cạnh tranh quốc tế, sinh viêntrở nên năng động hơn. Trong bối cảnh mới, nhiều sinh viên đã thay đổi lối sống của mình, trở nên cởi mở hơn, năng động hơn và hiện đại hơn.

Thứ hai, do có sự đầu tư, quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Về giáo dục đạo đức trong gia đình:

Nền giáo dục gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển phẩm chất và năng lực của sinh viên, góp phần cùng nhà trường và xã hội đào tạo nên những người chủ tương lai của đất nước. Có thể nói, phần lớn các gia

đình đã không hoàn toàn phó mặc việc giáo dục sinh viên cho phía nhà trường mà trái lại luôn quan tâm, theo dõi và kịp thời đưa ra những chỉ dẫn cần thiết cho sinh viên.

Vài năm trở lại đây cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam , đời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Vì vậy, các bậc phụ huynh có điều kiện hơn để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Nhiều phụ huynh đã giành ra một khoảng thời gian để xem các chương trình giáo dục trên ti vi, nghe đài, đọc thêm các sách, báo nhằm tự nâng cao những hiểu biết cần thiết về giáo dục con cái theo từng lứa tuổi. Phần lớn các gia đình đã tránh được cách thức giáo dục áp đặt, thiên về hình phạt hay nuông chiều quá mức đối với con cái. Các phụ huynh đã biết tạo lập môi trường dân chủ trong gia đình: tôn trọng con cái, biết lắng nghe những ý kiến đề đạt từ con cái, tôn trọng nhu cầu và quyền lợi của con cái. Khi cần thiết họ có thể trao đổi với con cái để phân tích điều hay lẽ dở, thuyết phục con làm theo ý cha mẹ, chứ không áp đặt và ép buộc. Tôn trọng, gần gũi con cái đã giúp phụ huynh hiểu rõ tâm lý, sở thích, các mối quan hệ của chúng để có những biện pháp giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, trong nhiều gia đình, các thế hệ từ ông bà, cha mẹ cho đến anh chị đã cố gắng phấn đấu trở thành những tấm gương sáng để giáo dục cháu, con.

Về giáo dục đạo đức trong nhà trường:

Cùng với gia đình, trong những năm qua, trường đại học Hồng Đức đã quan tâm hơn đến việc giáo dục đạo đức sinh viên, từng bước khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ” lơi lỏng “dạy người”. Nhà trường đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất, có sự đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Đồng thời, nhà trường cũng có sự phối hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Hiện nay, các cấp ủy, tổ chức Đảng trong tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên. Tỉnh đã dành hẳn một khoản ngân sách để cải tạo, nâng cấp hệ thống các nhà văn hóa ở các quận, huyện, nhằm thu hút sinh viên tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, giải trí lành mạnh, bổ ích. Công tác sinh viên cũng được quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời.

Trong năm 2014, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở giáo dục - đào tạo chỉ đạo tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu “Thanh Hoá với chiến thắng Điện Biên Phủ - Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu” nhân kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; tổ chức cuộc thi tìm hiểu 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014) và 25 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2014) .

Các cấp bộ Đoàn - Hội từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm tổ chức các phong trào hành động cách mạng, tạo môi trường, động lực để sinh viên phấn đấu học tập, rèn luyện và trưởng thành. Điển hình như: Phong trào xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; tuổi trẻ đền ơn, đáp nghĩa, vì an sinh xã hội; phong trào hiến máu tình nguyện; phong trào rèn luyện sức khoẻ theo gương Bác Hồ vĩ đại. Các chương trình: Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ xứ Thanh; Tháng Thanh niên; Chiến dịch hè, Vì chủ quyền biển đảo, Khi Tổ quốc cần... Các cuộc vận động: Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích; Tuổi trẻ Thanh Hoá chung tay xây dựng nông thôn mới; Xây dựng nét đẹp công chức trẻ xứ Thanh; Nhà ở cho hộ nghèo; Vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... Toàn tỉnh đã tổ chức gần 2.000 buổi tuyên truyền biển đảo, âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, phòng chống tội phạm mua bán người cho gần 400 nghìn lượt đoàn viên, thanh niên; phát 17.000 tờ rơi, cắt dán hơn 30 nghìn băngzôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại các cụm dân cư, trường học, chợ, bệnh viện, bến xe … tổ chức được gần 1.000 buổi tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, 850 buổi quán triệt về nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

Hội sinh viên tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong công tác tập hợp và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Ban Chấp hành Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất triển khai Chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2013 -2014 với những nhiệm vụ trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, pháp luật cho sinh viên; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX trong hội viên, sinh viên; Đẩy mạnh phong trào “Sinh viên 5 tốt”; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; phát huy vai trò của sinh viên tham gia xây dựng nhà trường, tổ chức Đoàn, Hội và cộng đồng xã hội... Hội sinh viên tỉnh Thanh Hóa đã tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong học hành, thi cử, đời sống sinh hoạt của sinh viên, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh nhằm hạn chế sinh viên vướng vào các tệ nạn xã hội. Từ đó, xây dựng các thế hệ sinh viên Thanh Hóa trở thành những công dân tốt, có những đóng góp thiết thực cho xã hội, đất nước.

Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, nhất là báo chí cũng tham gia tích cực vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có bốn cơ quan báo chí gồm: Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Xứ Thanh.. Các cơ quan báo chí đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, tích cực tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến và kết quả trên các lĩnh vực của tỉnh trong công cuộc đổi mới. Cùng với chuyên mục “Noi gương đạo đức Bác Hồ” trên sóng phát thanh, từ nhiều năm nay, chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở nên thân quen và gần gũi với khán giả của Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa. Bắt đầu lên sóng từ năm 2007 và phát định kỳ trong chương

trình thời sự tối thứ 4 hàng tuần, chuyên mục đã mang đến cho sinh viên những thông tin chân thực, mới mẻ về việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác ở các đơn vị, địa phương trong tỉnh. chuyên mục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã góp phần giới thiệu đến khán giả trong và ngoài tỉnh, trong đó có sinh viên những tập thể và cá nhân điển hình, những cách làm sáng tạo trong việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, đem lại hiệu quả lớn cho việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Thứ ba, bản thân sinh viên đã có ý thức tự giác rèn luyện về đạo đức.

Sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân sinh viên trường Đại học Hồng Đức những năm qua ít nhiều đã có sự chuyển biến. Một bộ phận sinh viên đã có ý thức tự giác cao trong chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội. Thông qua đó, sinh viên đã tự rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trở thành những tấm gương sáng về đạo đức.

Nguyên nhân của mặt hạn chế:

Những hạn chế về đạo đức của sinh viên và công tác giáo dục đạo đức của trường Đại học Hồng đức do nhiều nhân tố, yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Đó là:

Thứ nhất, những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa tới đạo đức sinh viên.

Nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn có những mặt trái, mặt khiếm khuyết có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, trong giới trẻ và đặc biệt là trong sinh viên hiện nay.

Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng, có khuynh hướng làm cho người ta coi giá trị thị trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác. Do đó, mối quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế có nguy bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền, tình làng nghĩa xóm bị xem nhẹ.

Kinh tế thị trường cũng đã kéo theo lối sống "tiền trao cháo múc", lạnh lùng, tàn nhẫn làm băng hoại đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục. Đã có không ít hiện tượng: tuyệt đối hóa con người cá nhân, dẫn đến việc cái cá nhân lấn át cái cộng đồng. Điều đó dẫn đến việc đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, coi lợi ích cá nhân là trên hết; Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu mực chuyển sang coi thường đạo đức, phẩm giá; tuyệt đối giá trị thực dụng, tôn sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người. Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của không ít người.Những quan niệm và hành vi của đạo đức truyền thống vốn lấy đạo lý, lương tâm làm trọng như tinh thần giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vợ chồng thủy chung... bị biến động và suy giảm bởi đồng tiền.

Đó là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên sống thiếu mục đích, lý tưởng, thiếu bản lĩnh, vô trách nhiệm với gia đình, với xã hội; sinh viên có tư tưởng thực dụng trong việc xác định thái độ, động cơ học tập, học chỉ để kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)