Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua các phong trào mang ý nghĩa chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 91)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp về mặt tổ chức thực hiện

3.2.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua các phong trào mang ý nghĩa chính trị

nghĩa chính trị - xã hội

Để gắn lý luận đạo đức với thực tiễn đạo đức, gắn suy nghĩ với hành động, lời nói với việc làm trong giáo dục đạo đức sinh viên, thì một trong những giải pháp quan trọng là tổ chức, vận động sinh viên tích cực tham gia các phong trào mang ý nghĩa chính trị - xã hội

Nhà trường phải thường xuyên tổ chức các phong trào như: tham quan các di tích lịch sử văn hoá, tham gia các lễ hội truyền thống, hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, đền ơn đáp nghĩa, tổ chức các cuộc thi tìm hiệu cuộc đời và thân thế sự nghiệp của các anh hùng liệt sỹ đã từng sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Thanh Hóa; qua đó khơi dậy truyền thống hào hùng của dân tộc, giúp cho sinh viên nâng cao hơn nữa tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước và tôn vinh những người có công với nước, với dân. Các hoạt động của phong trào tình nguyện sẽ giáo dục tinh thần tương thân tương ái và các giá trị đạo đức, nhân văn, tính tình nguyện, tính tích cực xã hội của sinh viên; gieo mầm những ước mơ, hoài bão vươn lên lập thân lập nghiệp, xây dựng quê hương giàu đẹp; biết sống và làm việc vì sự phát triển của cộng đồng, của đất nước; đồng thời góp phần đẩy lùi những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ, hành vi của một bộ phận sinh viên chưa tích cực. Thông qua các hoạt động tình nguyện, là cơ hội để các sinh viên được tiếp cận với thực tế, rèn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có thêm những kinh nghiệm sống; củng cố niềm tin, rèn luyện ý chí, nghị lực và quan điểm sống tích cực cho thanh niên.

Trong xây dựng các phong trào, cần có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ nên chọn mô hình nào, phong trào nào có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên, có tính đột phá, khơi dậy sự xung phong tình nguyện, tính năng động, sáng tạo của sinh viên. Thực tiễn cho thấy để tổ chức tốt phong trào sinh viên, vấn đề quan trọng là phải trả lời được câu hỏi phong trào tổ chức vì ai? vì cái gì? hình thức như thế nào, có hiệu quả thiết thực hay không? Trả lời câu hỏi này cũng chính là quá trình xác định nội dung của phong trào. Việc lựa chọn nội dung đúng sẽ tạo được sự đồng tình ủng hộ cao từ chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân vì tính thiết thực của phong trào. Mặt khác, việc xác định rõ ràng nội dung và tính chất công việc của phong trào sinh viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động lực lượng tham gia, từ đó có cơ sở thành lập các đội sinh viên tình nguyện chuyên môn theo lĩnh vực, tập hợp các sinh viên tình nguyện có trình độ

chuyên môn phù hợp. Vì vậy, cần phải gắn các phong trào với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, gắn với đời sống thiết thực của nhân dân lao động. Cụ thể như:

Triển khai các chương trình giáo dục pháp luật; tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, giữa khoá và cuối khoá, các đợt học tập, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Đoàn cấp trên, qua đó lồng ghép chương trình giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... cho sinh viên. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền giáo dục như: tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ, hội thảo, toạ đàm, ngoại khoá, hội thi, sân khấu hoá... để tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với sinh viên.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, về truyền thống cách mạng của Đoàn, của đất nước, đặc biệt là các cuộc thi phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, giúp sinh viên nâng cao ý thức chính trị và có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội.

Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Tuổi trẻ Thanh Hoá học tập và làm theo lời Bác”; tổ chức sâu rộng diễn đàn “Sinh viên 5 tốt” và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ xứ Thanh” trong sinh viên. Đặc biệt, tổ chức tuyên truyền, vận động sinh viên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập - Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa”, thông qua cuộc vận động giáo dục truyền thống yêu nước, sự tri ân, trách nhiệm của tuổi trẻ Nhà trường đối với

thế hệ cha anh đi trước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến, kiểu mẫu.

Tổ chức các Hội thảo, diễn đàn tự học, phương pháp tự học và các hội thảo chuyên đề; xây dựng các giải pháp, biện pháp, tiêu chí cụ thể để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Thi đua học tập, tập dượt nghiên cứu khoa học - tiến quân vào khoa học công nghệ”, phong trào “Sáng tạo trẻ” trong sinh viên, tăng cường tổ chức các; tăng cường tự học thông qua các diễn đàn online để có nguồn tri thức sâu rộng, hiện đại, có nghiệp vụ vững vàng, chuẩn bị hành trang cho lập thân, lập nghiệp trong tương lai.

Thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm học tập; xây dựng nhóm sinh viên tài năng theo các chuyên ngành đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các tài năng sinh viên.

3.2.2. Xây dựng những tấm gƣơng sáng về đạo đức; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thƣởng trong các hoạt động của nhà trƣờng

Giáo dục đạo đức cho sinh viên qua tấm gương của các cán bộ, giảng viên trong nhà trường:

Gương mẫu là một mệnh lệnh không lời. Sức mạnh của nêu gương đạo đức vô cùng to lớn. Muốn giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên đạt hiệu quả thì cán bộ, đảng viên, giảng viên, các bậc phụ huynh phải là những người có tư cách đạo đức tốt, không được phép phạm sai lầm về đạo đức; là tấm gương mẫu mực, xử lý các vấn đề kỹ năng trong cuộc sống linh hoạt, hiệu quả để sinh viên noi theo chứ không giáo dục bằng lời nói suông, hô to khẩu hiệu. Đặc biệt, trong điều kiện một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và xã hội hiện nay, sự nêu gương của người đứng đầu, người dạy học càng trở nên quan trọng để lấy lại niềm tin và lôi cuốn sinh viên noi theo.

Cán bộ, giảng viên trong nhà trường là những người tham gia công tác giảng dạy sinh viên, từ kiến thức đến những phẩm chất đạo đức. Những bài học chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người thuyết giảng bài học đó là tấm gương mẫu mực. Vì vậy, để giáo dục đạo đức cho sinh viên có hiệu quả, đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường phải luôn gương mẫu học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực về mọi mặt, chú trọng tu dưỡng đạo đức, lối sống mới, phải là một tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

Để trở thành tấm gương cho sinh viên, đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục, các giảng viên trường Đại học Hồng Đức cần giảng viên Sự nghiệp giáo dục đang đòi hỏi các cán bộ quản lý giáo dục, các giảng viên phải nỗ lực rèn luyện và hoàn thiện tri thức, nhân cách đạo đức để đạt được những điều sau:

Cán bộ, giảng viên phải có thế giới quan khoa học đúng đắn, có tư tưởng chính trị vững vàng; sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt kỷ cương nề nếp trong trường.

Luôn đề cao tính kỷ luật; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành; chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị; tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới trên mọi phương diện.

Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, có thái độ văn minh, lịch sự trong

quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với sinh viên; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của sinh viên, đồng nghiệp và cộng đồng.

Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học, chống bệnh thành tích; không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến với sinh viên; không thực hiện hành vi mua bán điểm, đề thi; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập.

Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; luôn luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy nhằm kích thích tư duy sáng tạo, tự nghiên cứu khoa học cho học sinh; không ngừng cập nhật, bổ sung kiến thức, nâng cao hiểu biết đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn.

Không kết bè kết phái, làm mất đoàn kết trong tập thể; không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường; không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác.

Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại; không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp

Giáo dục thông qua nêu gương trong hàng ngũ sinh viên:

Để sinh viên có thêm động lực để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức thì cần phải kịp thời phát hiện, biểu dương các tấm gương người tốt việc tốt trong hàng ngũ sinh viên như: những tấm gương vượt khó trong học tập; gương sinh viên đạt thành tích tốt trong

học tập, tích cực trong công tác xã hội; sinh viên sống có lý tưởng cao đẹp, có nhu cầu thị hiếu văn hóa, văn nghệ lành mạnh; các tấm gương hiếu thảo của sinh viên đối với ông bà, cha mẹ; những tấm gương sáng trong tình bạn, tình yêu…

Giáo dục thông qua nêu gương trong gia đình, nêu gương của mọi người trong xã hội:

Sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ trong nếp sống hằng ngày, từ lời ăn tiếng nói đến những cử chỉ, hành động, cách ứng xử sẽ trực tiếp tác động đến nhận thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên. Vì thế, các bậc phụ huynh phải thật sự là các tấm gương sáng về đạo đức cho sinh viên noi theo. Phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, hòa thuận, có nề nếp; chăm lo phụng dưỡng người già; không bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tham gia xây dựng khu dân cư văn minh, sạch đẹp, giữ gìn vệ sinh công cộng; không tham gia vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Đó chính là sự nêu gương tốt nhất của của ông bà, cha mẹ để con cái học tập và tiếp nối những phẩm chất đạo đức đó.

Đồng thời, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Do vậy, cũng cần phải nêu gương đạo đức của mọi người trong xã hội nhằm giúp sinh viên học tập và rèn luyện nhân cách. Trong đó, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải giữ vai trò tiên phong trong nêu gương đạo đức. Quy định số 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên của Ban Bí thư Trung ương Đảng (7/6/2012 ) đã chỉ rõ, đó là: cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải gương mẫu trong thực hiện, tuyên truyền và bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, đơn vị do mình phụ

trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục. Nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, đơn vị công tác và nơi cư trú. Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Trong tự phê bình và phê bình phải thực sự cầu thị, tự giác, trung thực, chân thành, công tâm, không hữu khuynh, né tránh, chạy theo chủ nghĩa thành tích; khi có khuyết điểm phải nhận khuyết điểm và phải có kế hoạch sửa chữa. Nêu cao ý thức phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung sức giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng… Phải nêu gương những cán bộ, đảng viên dám đấu tranh chống tiêu cực trong Đảng, trong bộ máy chính quyền và xã hội; những tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; những đảng viên, cán bộ công chức tiêu biểu, có tinh thần trách nhiệm cao trước công việc và trước quần chúng; các đơn vị và cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua trong lực lượng vũ trang; những tấm gương vì nước quên thân, vì dân phục vụ, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh đó, cần nêu cao các hình tượng mẫu mực trong xã hội như: các nhà khoa học lỗi lạc; các nhà giáo tiêu biểu, nhà văn tài năng; chiến sĩ thi đua; những tấm gương trong phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, biết khắc phục khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng; năng động sáng tạo, tìm tòi các biện pháp mới, phương thức mới có hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; gương mẫu xây dựng đời sống văn hóa, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự. Nêu gương những điển hình trong đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, những người dám đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

Trong việc nêu gương các hình tượng mẫu mực trong xã hội, cần chú trọng nêu tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là tấm gương

về con người mới với đạo đức trong sáng, cao đẹp, Người dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh cho độc lập của dân tộc; tự do hạnh phúc của nhân dân; hòa bình, dân chủ, tiến bộ của nhân loại. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 91)