Những yêu cầu đòi hỏi đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 77 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Những yêu cầu đòi hỏi đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng

trƣờng Đại học Hồng Đức

Thứ nhất, sự quan tâm, đầu tư của cấp uỷ đảng, nhà trường, gia đình đối với công tác giáo dục đạo đức.

Nhân loại đang trong thế kỷ XXI - thế kỷ của công nghệ thông tin, khoa học, trí tuệ và uy tín được khẳng định bằng thương hiệu của mỗi cá nhân và cả quốc gia. Vị trí của mỗi quốc gia được khẳng định không phải bằng sức mạnh của vũ khí như thế kỷ trước, mà bằng sức mạnh của kinh tế, của trí tuệ và các giá trị đạo đức phổ quát được thừa nhận trên phạm vi thế giới. Do đó, chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, chất lượng giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức trở thành thương hiệu của mỗi trường đại học.

Chính vì vậy, cuộc cách mạng trong giáo dục đại học nói riêng, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam nói chung, đòi hỏi phải có sự đầu tư mạnh mẽ và sự thay đổi mang tính bước ngoặt về nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục đối với sinh viên trong các trường đại học, trên mọi phương diện: Tri thức, phẩm chất đạo đức... Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống; giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, sinh viên là một việc làm rất quan trọng, cần được toàn xã hội, ngành giáo dục và đào tạo quan tâm hàng đầu.

Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cho sinh viên là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội.

Các cấp uỷ đảng, nhà trường, gia đình không chỉ xem trọng phát triển kinh tế, mà phải quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức. Cần phải hiểu rõ giáo dục đạo đức là một động lực để phát triển kinh tế, đầu tư cho giáo dục đạo đức là đầu tư theo chiều sâu và cho tương lai. Phải coi giáo dục đạo đức là công việc của toàn xã hội là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân chứ không phó mặc cho nhà trường. Giáo dục đạo đức cho sinh viên phải toàn xã hội coi trọng, tiến hành mọi lúc, mọi nơi một cách liên tục, lâu dài.

Thứ hai, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phương pháp giáo dục đạo đức.

Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức là một yêu cầu cấp bách hiện nay trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Như Đảng ta đã xác định: phải không ngừng "Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại” [7, tr. 173]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng chỉ rõ về yêu câu này: “đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất

lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành” [8, tr. 41 - 42].

Thứ ba, nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên.

Trong vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, cùng với những tác động từ bên ngoài, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nhân tố chủ quan, sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng để giáo dục đạo đức cho sinh viên có hiệu quả là nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên để bản thân sinh viên cũng phải tự mình tích cực rèn luyện, có tinh thần tìm tòi sáng tạo trong học tập, thường xuyên nâng cao tri thức, làm chủ được bản thân, không bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, tự giác tu dưỡng và thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chƣơng 2

Có thể nói, sinh viên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại, luôn chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta.

Hiện nay, sinh viên trường đại học Hồng Đức vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Phần lớn sinh viên Hồng Đứccó tinh thần yêu nước, tin tưởng vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng; sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão; biết gắn tiền đồ bản thân với tương lai của đất nước, tích cực thi đua rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp; ra sức học tập, nghiên cứu khoa học; hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên có động cơ, thái độ học tập không đúng; sống thiếu lý tưởng, thực dụng, ích kỷ; thờ ơ trước những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước; không quan tâm đến các tập thể, cộng đồng, chỉ lo cho lợi ích cá nhân; thiếu quyết tâm rèn luyện, vươn lên trong học tập và cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, có một số sinh viên đã vi phạm pháp luật, sa vào các tệ nạn xã hội.

Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa tới đạo đức sinh viên; phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên còn nặng về lý thuyết, chưa gợi được hứng thú học tập ở sinh viên; gia đình, xã hội còn chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề giáo dục đạo đức; bản thân sinh viên chưa có ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Vì vậy, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên là yêu cầu cần thiết, cấp bách, là nhiệm vụ quan trọng của trường đại học Hồng Đức, của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 77 - 81)