Tổ chức, phát động sinh viên đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 111 - 131)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp về mặt tổ chức thực hiện

3.2.5. Tổ chức, phát động sinh viên đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo

thoái về đạo đức trong nhà trƣờng và ngoài xã hội

Sự suy thoái về đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội hiện nay đang gây những tác động hết sức nguy hại. Vì vậy, việc đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức đã trở thành nhiệm vụ cấp bách trong toàn xã hội. Sinh viên là thế hệ trẻ, dám nghĩ, dám làm, vừa mạnh về chất lượng, vừa mạnh về số lượng, nên đây là lực lượng có vai trò rất quan trọng công cuộc phòng chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức. Thông qua đấu tranh, sinh viên không ngừng tích lũy thêm những hiểu biết về các tác hại và phương pháp phòng chống sự suy thoái đạo đức; nâng cao ý thức trách nhiệm của mình đối với việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; đấu tranh với các tiêu cực, các tệ nạn xã hội… Từ đó tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. Trong việc tham gia đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, cần giáo dục sinh viên thực hiện được những vấn đề sau:

Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ bản nhất về phòng chống tham nhũng , các tệ nạn xã hội... Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người.

Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường trong lĩnh vực học tập, sinh hoạt tập thể. Không có các hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật hoặc tham gia vào tệ nạn xã hội

Lên án và đấu tranh đối với những hành vi, biểu hiện tiêu cực cũng như gian lận trong giáo dục: quay cóp, mua điểm; với các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, mại dâm; với lối sống xa hoa lãng phí, tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền của những kẻ thoái hoá biến chất trong bộ máy nhà nước. Không sử dụng vật chất, tiền bạc và những mối quan hệ cá nhân đặc biệt nhằm mưu cầu sự thiên vị, mưu cầu lợi ích cho cá nhân và cho nhóm; Luôn sẵn sàng công khai, minh bạch trong mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của giảng viên và của sinh viên.

Xác định rõ hậu quả tác hại từng loại tệ nạn xã hội, nguyên nhân và con đường lây lan; phối hợp với các cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; không bị lôi kéo cám dỗ bởi những khoái cảm, những lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân; không tham gia các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào; đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trường học

Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của vi phạm kỷ luật nhà trường; phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, các con đường dẫn đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc…báo cáo kịp thời cho nhà trường hoặc lực lượng Công an cơ sở. Khi có các vụ phạm tội xảy ra trong khu vực nhà trường phải cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội, người phạm tội; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi sinh viên mà có thê tham gia cộng tác giúp đỡ lực lượng Công an một cách công khai hay bí mật. Chủ động phát hiện các trường hợp sinh viên trong lớp có những dấu hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong học tập, trong tình yêu để có biện pháp động viên, giúp đỡ để họ không bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Ký cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... Có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh; tích cực tham gia các tổ tự quản, các tổ chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trường, lớp.

Để phát động sinh viên tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, tỉnh Thanh Hóa, trường Đại học Hồng Đức cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường về phòng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội; tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến các chương trình hành động quốc gia và Luật phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên trong phòng chống các tệ nạn nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc... Không ngừng nâng cao và chú trọng phát triển kĩ năng sống cho học sinh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đăc biệt kĩ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; chú trọng truyền thông về quyền và trách nhiệm của sinh viên trong việc cung cấp các dịch vụ phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội qua đó nâng cao nhận thức cho sinh viên về đặc điểm, nguyên nhân, tác hại, ý nghĩa, tầm quan trọng, yêu cầu của cuộc đấu tranh chống sự suy thoái đạo đức; từ đó có thái độ thẳng thắn và đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện tiêu cực diễn ra trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.

Gắn công tác phòng chống tham nhũng, ma tuý và các tệ nạn xã hội với công tác giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho sinh viên. Lồng ghép giáo dục phòng, chống các tệ nạn xã hội trong nội dung các môn học có liên quan. Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban lãnh đạo nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn cán bộ, giảng viên trong nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật, đưa công tác phòng, chống các loại tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của từng cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trường.

Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật hình sự, phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc đang có dấu hiệu tăng nhanh trong giới trẻ. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa về phòng, chống tệ nạn như: toạ đàm, tư vấn. phát động thi vẽ tranh cổ động, tranh áp phích, thi các tiểu phẩm ngắn về công tác phòng tệ nạn.

Xây dựng các diễn đàn để lôi cuốn sinh viên tham gia vào hoạt động phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội. Các diễn đàn này có thể giúp kết nối các tổ chức thành viên với các sáng kiến phòng chống suy thoái đạo đức ở cấp quốc gia và khu vực.

Xây dựng sự phối kết hợp giữa các tổ chức phòng chống tham nhũng, phòng chống các tệ nạn xã hội với các tổ chức của sinh viên.

Tổ chức cho sinh viên các lớp ký cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, không có hành vi hoạt động phạm tội.; xây dựng các nội quy, quy chế quản lý ký túc xá, xây dựng các tổ tự quản trong học tập, rèn luyện, vui chơi.

Giúp cho sinh viên hiểu rõ các âm mưu của các thế lực phản động trong việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá cách mạng Việt Nam. Phát hiện các trường hợp rủ rê lôi kéo sinh viên tham gia vào các tà đạo, các hoạt động tệ nạn xã hội.

Tuyên truyền, vận động sinh viên ủng hộ và chăm sóc những người từng phạm tội và gia đình của họ, góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng phạm tội.

Tiểu kết chƣơng 3

Có thể khẳng định rằng, tương lai của đất nước phụ thuộc một phần rất lớn vào lực lượng thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng. Vì vậy, vấn đề giáo dục sinh viên thành những người phát triển toàn diện cả “đức” và “tài”, vừa “hồng” vừa “chuyên” là vô cùng quan trọng. Trong đó phải xác định “đức” là cái gốc của mỗi sinh viên, phải xem công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi thực trạng đạo đức sinh viên đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho sinh viên phù hợp với điều kiện mới, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sinh viên trường Hồng Đức hiện nay, cần có những giải pháp tích cực như: tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm giáo dục đạo đức của gia đình, nhà trường, xã hội đối với sinh viên; tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng, bản lĩnh, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, khơi dậy niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn; chú trọng giáo dục các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam theo cho sinh viên tư tưởng Hồ Chí Minh như: trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…; phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của bản thân sinh viên, coi đó là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định, thể hiện trình độ cao của sự phát triển nhân cách. Đồng thời, Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh: nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội, trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên, ngoài những giờ lên lớp, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, các bộ môn lý luận chính trị... cần tổ chức nhiều phong trào hoạt động mang ý nghĩa chính trị - xã hội; đổi mới nội dung, phương pháp và đa dạng hóa hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên theo hướng lấy

sinh viên làm trung tâm, giảng viên là người hướng dẫn. Mặt khác, cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức, xem đó một nguyên tắc cơ bản của giáo dục đạo đức hiện nay. Phải xác định giáo dục đạo đức cho sinh viên là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Kết hợp giáo dục của gia đình, của nhà trường và của xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh. Giữa gia đình và nhà trường phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Nhà trường, trước hết là Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao... để thu hút sinh viên tham gia. Sự kết hợp này sẽ tạo ra tính thống nhất trong tư tưởng và hành động đối với việc giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên. Bên cạnh đó, để tạo động lực, động viên sinh viên tích cực, chủ động rèn luyện đạo đức cần phải sử dụng phương pháp nêu cao những tấm gương sáng về đạo đức; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng trong các hoạt động của nhà trường; Tổ chức, phát động sinh viên đấu tranh chống lại các biểu hiện suy thoái về đạo đức trong nhà trường lẫn ngoài xã hội như: tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tiêu cực trong thi cử; các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan…

Các giải pháp trên cần được nhận thức đúng đắn và thực hiện đồng bộ mới phát huy tốt hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức.

KẾT LUẬN

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin lớn lao vào thế hệ trẻ Việt Nam. Người khẳng định, thanh niên là lực lượng cách mạng hùng hậu, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh, quyết định sự phát triển và trường tồn của dân tộc. Vì vậy, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong đó có sinh viên là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với quan điểm "đạo đức là gốc của người cách mạng", Bác Hồ quan tâm giáo dục thanh niên - sinh viên một cách toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng đến yếu tố đạo đức. Đây là một việc làm cấp thiết, nhằm mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Mỗi thanh niên - sinh viên trước hết phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Người đã chỉ rõ các phẩm chất đạo đức mà thanh niên - sinh viên phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện, đó là: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung. Trong vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên cần quán triệt thực hiện tốt các phương pháp: gắn lý luận với thực tiễn; Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống, tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Kết hợp các hình thức giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội; đồng thời phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời của thanh niên - sinh viên.

Thực hiện lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện sinh viên cả về đức lẫn tài, trong đó có đặc biệt quan tâm bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng, coi đây là vấn đề trọng tâm trong chiến lược trồng người. Quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục đạo đức cho sinh viên, cùng với các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, trường Đại học Hồng Đức đã đào tạo được thế hệ sinh viên mới có lòng tự hào dân tộc sâu sắc; sống có lý tưởng tốt đẹp, có động cơ học tập đúng đắn, có ý chí tự lực,

tự cường; kế thừa và phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc: tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cần cù, ham hiểu biết, thông minh, sáng tạo; năng động, nhạy cảm trước cái mới, thích nghi nhanh với những biến đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bởi chịu sự tác động bởi những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá; công tác giáo dục cho sinh viên còn thiên về trang bị kiến thức, đào tạo kỹ năng mà coi nhẹ việc rèn luyện đạo đức, hoặc giáo dục đạo đức nặng về lý thuyết ; sự thiếu quan tâm tới giáo dục đạo đức của một bộ phận gia đình; sự thiếu gương mẫu về đạo đức một bộ phận giảng viên, nạn quan liêu tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị đang tác động trực tiếp có tính tiêu cực vào tâm tư, tình cảm của sinh viên; sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động mà sinh viên là đối tượng trọng tâm; bên cạnh đó, do tuổi đời còn trẻ, vốn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên sinh viên rất dễ bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Tất că những nguyên nhân khách quan, chủ quan trên đã làm cho một bộ phận không nhỏ sinh viên có những biểu hiện của sự tha hóa đạo đức, xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống; có của lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân, nên đặt lợi ích bản thân lên trên hết xem nhẹ lợi ích tập thể, chạy theo đồng tiền, coi tiền là tất cả mà quên đi đạo lý; có lối sống chung, sống thử theo kiểu phương Tây; chỉ thích hưởng thụ, ăn chơi lãng phí; lười

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 111 - 131)