Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, tấm gương đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Giải pháp về mặt nhận thức

3.1.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, tấm gương đạo

gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên

Giáo dục phẩm chất đạo đức trung với nước, hiếu với dân:

Nếu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chuẩn mực đạo đức trung với nước, hiếu với dân được thể hiện ở việc sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tất cả để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ đất nước thì ngày nay, “nội dung tư tưởng ấy phải được nhấn mạnh ở sự quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc và thống nhất và toàn vẹn lãnh

thổ của tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ thành quả của công cuộc đổi mới cũng như sự nghiêp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [60, tr.117 - 118]. Còn hiếu với dân ngày nay là “chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn trong cuộc sống nhất là ở vùng xa, vùng cao để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo chủ trương của nhà nước” [60, tr.119]; đấu tranh chống lại mọi biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

Như vậy, phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” của sinh viên phải thể hiện ở quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, dân tộc, tham gia bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ Xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Do đó, giáo dục phẩm chất đạo đức trung với nước, hiếu với dân cho sinh viên trường đại học Hồng Đứccần tập trung các vấn đề sau:

Giáo dục một cách thường xuyên, sâu rộng để sinh viên nhận thức sâu sắc và đầy đủ về truyền thống trung, hiếu của dân tộc, về những hy sinh to lớn của ông cha để có Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất ngày nay, từ đó nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, có ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong sinh viên, giáo dục sinh viên ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tập thể, đoàn kết trong nhà trường, trong lớp học, kiên quyết đấu tranh trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch muốn chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân ta.

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước nhằm phát huy ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với đất nước, giúp sinh viên xác định đúng nhiệm vụ chủ đạo của mình là ra sức học tập, rèn luyện, không chỉ học trên ghế nhà trường, mà còn phải học ngoài xã hội; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc; luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung; tích cực tham gia các phong trào đoàn thể, các phong trào tình nguyện góp phần dựng xây đất nước phồn vinh.

Trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” cho sinh viên trường đại học Hồng Đức, thì giáo dục lý tưởng, niềm tin cách mạng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Sống có lý tưởng, niềm tin mới có cơ sở, động lực để phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cống hiến cho quê hương, đất nước. Vì vậy, phải xác định nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục đạo đức là bồi đắp lý tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Lý tưởng cách mạng của sinh viên không tách rời lý tưởng của Đảng, của dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bước vào công cuộc đổi mới, trong điều kiện của cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, lý tưởng cách mạng của sinh viên là tiếp tục phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do đó, nội dung giáo dục lý tưởng, niềm tin cách mạng cho sinh viên bao gồm:

Tuyên truyền, giáo dục truyền thống Cách mạng, truyền thống văn hoá dân tộc; đẩy mạnh việc học tập, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, trên cơ sở giữ vững và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc. Việc giáo dục truyền thống Cách mạng, văn hoá dân tộc mang ý nghĩa sâu sắc đối với sinh viên; giúp sinh viên củng cố và xây dựng

niềm tự hào, lý tưởng độc lập dân tộc, ý thức giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông.

Giáo dục cho thanh niên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, về vị trí và vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày kỷ niệm quan trọng của Đảng, Đoàn và các đoàn thể chính trị - xã hội; các thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin, lý tưởng của thanh niên vào đường lối đổi mới mà Đảng, nhân dân đã lựa chọn.

Việc giáo dục lý tưởng cách mạng phải được củng cố bằng niềm tin vào hiện thực ngày càng tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội rất cao đẹp nhưng để nó trở thành hiện thực là cả chặng đường lâu dài và đầy khó khăn. Vì vậy, chúng ta không thể nói với sinh viên về lý tưởng một cách chung chung, không thể chỉ vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp mà phải làm cho sinh viên hiểu hết những khó khăn, thử thách. Phải cho sinh viên tiếp cận với sự thật, có thái độ phê phán khách quan, trung thực, biết phân biệt bản chất của vấn đề. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho thanh niên được nói lên chính kiến của mình, nói lên sự thật về những trăn trở để chúng ta nhận thấy và giải quyết những khó khăn, hạn chế.

Giáo dục phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư:

Trước hết, cần làm cho sinh viên thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” phù hợp với thời đại ngày nay:

Cần: đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện với tinh thần tự lực, tự cường, sáng tạo, đạt chất lượng, hiệu quả cao; kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, lười hoạt động, lười suy nghĩ, học tập một cách thu động máy móc, nói không đi đôi với làm.

Kiệm: sinh viên cần phải biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng tài sản của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả; cần tránh tư tưởng không phải của mình thì cứ dùng, cứ phá, không biết quý trọng và gìn giữ.

Liêm: là mỗi sinh viên phải sống thực sự trong sạch, ngay thẳng, không gian dối, góp phần xây dựng một nền giáo dục trong sạch, một xã hội trong sạch. Không tham lam, bòn rút của công, tiền bạc của tập thể, của nhân dân. Đặc biệt, mỗi sinh viên cần phải kiên quyết đấu tranh chống lại tình trạng xin điểm, mua điểm trong quá trình học tập. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện bất liêm ra khỏi đời sống xã hội.

Chính: là phải công tâm, khách quan; không được tự kiêu tự đại; luôn cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình. Phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ mọi người. Không có thái độ nịnh hót hay xem khinh người khác. Biết đặt việc công lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, không sợ khó nhọc, nguy hiểm. Bất kỳ việc to việc nhỏ, phải có sáng kiến, kế hoạch, cẩn thận, quyết làm và làm cho thành công.

Chí công vô tư: đòi hỏi sinh viên thẳng thắn, trung thực, công bằng, biết bảo vệ chân lý. Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; hết sức lo cho việc chung không màng tư lợi; đặt lợi ích của tập thể, của Đảng, của cách mạng, của nhân dân, của Tổ quốc lên trên các lợi ích riêng tư. Thực hiện chí

công vô tư cũng có nghĩa như thực hiện đạo đức, mình vì mọi người, mọi người vì mình, theo tinh thần của chủ nghĩa tập thể.

Thứ hai, giáo dục phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cho sinh viên đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao ý thức tự giác của sinh viên với xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh; tạo dư luận xã hội tích cực để lên án, điều chỉnh những hành vi sai trái; biểu dương những việc làm tốt, những tập thể và cá nhân tiên tiến; lấy tấm gương đạo đức của Bác Hồ để học tập, tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu. Đồng thời, giáo dục sinh viên thực hiện sống và làm việc theo pháp luật; có biện pháp nghiêm khắc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, kỷ luật, thiếu trách nhiệm trong công vụ gây tổn hại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thứ ba, để thực hiện tốt đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì phải tổ chức sinh viên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần tuyên truyền sâu rộng trong trong sinh viên về tác hại và những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, để từ đó nhận diện rõ và có biện pháp ngăn chặn kịp thời; qua đó tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của mỗi sinh viên. Đồng thời, phải thường xuyên thực hành dân chủ, tiến hành tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, trở thành nền nếp trong sinh hoạt của sinh viên, xem đây là một công cụ sắc bén trong đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng để kiên quyết trong đấu tranh với mọi biệu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong sinh viên. Mỗi sinh viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật.

Giáo dục lòng yêu thương con người cho sinh viên hiện nay là giáo dục tình cảm gia đình, yêu thương, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà; tình thầy trò “tôn sư trọng đạo”, lễ phép với thầy cô; tình cảm bạn bè đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; giúp đỡ những người già, người tàn tật... Yêu thương nhưng phải tránh bao che, giấu diếm, khuyết điểm của nhau mà cần thẳng thắn góp ý, khéo léo phê bình để giúp nhau tiến bộ hơn. Yêu thương là phải thông cảm và biết bỏ qua lỗi lầm để người phạm lỗi có cơ hội được sửa sai, làm lại. Đồng thời, lòng yêu thương con người ngày nay vẫn tiếp tục mở rộng trên phạm vi toàn thế giới để cùng các dân tộc khác giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: bảo vệ thiên nhiên, môi trường, chống chiến tranh, chống bệnh tật hiểm nghèo...

Để giáo dục lòng yêu thương con người cho sinh viên, phải tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục truyền thống, đạo lý con người Việt Nam; nêu cao gương tốt về lòng nhân ái, qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, phương tiện truyền thông đại chúng; Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những hành động nhân ái trong nhà trường, xã hội một cách thoả đáng; Lồng ghép nội dung giáo dục lòng nhân ái vào chương trình môn học, các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường,; tổ chức thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn… nhằm thu hút sinh viên vào những hoạt động mang tính nhân đạo.

Giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung:

Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giáo dục tinh thần quốc tế cho sinh viên là vấn đề rất quan trọng, cần thiết. Đó là làm cho sinh viên nhận rõ được vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước, Chǎm lo giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế; giáo dục sinh viên phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chống tâm lý tự ty, các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước

khác; mở rộng hợp tác cùng có lợi; phấn đấu vì hòa bình, phát triển; chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế.

3.1.3. Phát huy tinh thần tự học tập, tự tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên

Cùng với quá trình được giáo dục, thì tự giáo dục cũng là đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của sinh viên. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ vật chất và sự hưởng thụ. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội, đòi hỏi sinh viên phải phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện các phẩm chất đạo đức mới.

Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức là quá trình sinh viên tự hoàn thiện về nhân cách đạo đức, tuân theo vào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để vươn tới khuôn mẫu đạo đức mà xã hội đặt ra. Muốn tự giáo dục thành công, đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự giác cao, có ý chí, nghị lực phấn đấu vươn lên; biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng; biết tự phê bình và phê bình, có thái độ nghiêm khắc với bản thân, không tự kiêu, tự mãn, không che dấu khuyết điểm mà kiên quyết đấu tranh với những thói hư, tật xấu của bản thân; phải biết biến những tri thức đạo đức đã tiếp thu được từ gia đình, nhà trường, xã hội thành thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của chính mình. Bên cạnh đó, sinh viên còn phải giữ vững niềm tin vào chính mình, tin vào cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trung thực học tập, vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Để sinh viên chủ động học tập, phát huy tính tích cực học tập cần phải làm cho sinh viên nhận thức được giá trị, ý nghĩa của việc phát huy các giá trị đạo đức trong thời đại mới; nhận thức được những giá trị truyền thống, như lòng nhân ái,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học hồng đức theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 83)