Báo Lao Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tốt việc tốttrên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (khảo sát trên các báo nhân dân, quân đội nhân dân, hà nội mới, lao động từ năm 2004 2006) (Trang 51 - 54)

2.1. Vài nét về cơ quan báo chí và chuyên mục Ng-ời tốt việc tốt luận văn

2.1.4. Báo Lao Động

Tờ báo cuối cùng mà luận văn thực hiện khảo sát là Báo Lao Động. Lao Động là cơ quan của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, là tiếng nói của ng-ời lao động Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực. Trong những năm cuối của thập niên 90, Báo Lao động đ-ợc coi là một trong những tờ báo có sự đổi mới mạnh mẽ trong làng báo chí Việt Nam. Tờ báo này đ-ợc biết đến trong giai đoạn này bởi nhiều thông tin, nhiều bài báo dũng cảm lên tiếng phản ánh mặt trái của xã hội. Có thể thấy, nền kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ XX vừa b-ớc sang thời kỳ đổi mới, nhiều vấn đề về lý luận kinh tế, thực tiễn phát

triển kinh tế đang đ-ợc rất quan tâm. Đặc biệt, sau một thời gian dài độc giả có thói quen đón đọc các tờ báo với lối viết khen sự việc hiện t-ợng một chiều, đơn điệu, việc có những thông tin về các vấn đề nổi cộm trong xã hội khá đ-ợc d- luận chú ý. Báo Lao Động đã lên tiếng mạnh mẽ với nhiều vấn đề của xã hội nh- tham nhũng, tiêu cực, những bức xúc dân sinh... Và có thời kỳ, các trang báo đã xuất hiện các vấn đề tiêu cực khá dày đặc. Điều này rất dễ gây cảm giác cho ng-ời đọc trạng thái nặng nề khiến cho ban biên tập quan tâm nhiều hơn tới việc biểu d-ơng các nhân tố mới, trong đó xây dựng chuyên mục “Nét đẹp đời th-ờng”. Đây cũng là chỉ đạo t- t-ởng của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (cơ quan chủ quản của Báo Lao Động) đối với tờ báo này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền.

Trên thực tế, chuyên mục “Nét đẹp đời th-ờng” trên Báo Lao Động bắt đầu xuất hiện trên mặt báo từ năm 2004. Ban biên tập của tờ báo này đã đặt ra mục tiêu: đăng chuyên mục này một cách đều đặn trong mỗi số báo. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không đặt đ-ợc bởi rất nhiều lý do. Qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy, tr-ớc sức ép về sự phát triển tờ báo, những ng-ời làm báo Lao Động đã không có sự quan tâm đúng mực tới chuyên mục này. Hệ quả của việc mức độ quan tâm của Ban biên tập tới chuyên mục ít khiến cho tần suất xuất hiện chuyên mục trên mặt báo ngày càng ít đi. Lý do đ-ợc biện minh là có rất ít ng-ời đọc theo dõi chuyên mục này trên Báo Lao Động. Khảo sát không chính thức của những ng-ời phụ trách chuyên mục này trên Báo Lao Động cho thấy, chỉ có ch-a tới 10% độc giả đọc chuyên mục này trên báo khi báo phát hành (con số này, theo những ng-ời làm Báo Lao Động là khá lạc quan, thậm chí con số thực tế còn thấp hơn). Đây là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của chuyên mục. Cũng theo quan điểm của những ng-ời làm báo Lao Động, chất liệu cuộc sống để tạo nên những nhân vật cho các bài báo là khá nghèo nàn nên khó có thể có đ-ợc những bài viết hay. Chuyên mục này bị giới hạn rất chặt chẽ về dung l-ợng nên khiến cho các tác giả rất ít có cơ hội để chọn đ-ợc văn phong mềm mại để chuyển tải thông tin.

Các vấn đề của chuyên mục này trên Báo Lao Động cũng đ-ợc tác giả trình bày chi tiết ở phần sau của luận văn.

Có thể đ-a ra một số nhận xét chung cho chuyên mục ng-ời tốt việc tốt qua khảo sát 4 tờ báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới và Lao Động nh- sau:

- Chuyên mục ng-ời tốt việc tốt trên 4 tờ báo này đang trong giai đoạn phát triển khó khăn, đang có sự thụt lùi về tần suất xuất hiện trên mặt báo.

- Đây là một chuyên mục bị đánh giá là rất khô khan, khó thu hút đ-ợc độc giả khiến cho các nhà báo đang loay hoay lựa chọn cách thể hiện chuyên mục.

- Các ban biên tập của các tờ báo ch-a dành một phần kinh phí thích đáng để phát triển chuyên mục này vì rất nhiều lý do.

- Có những mâu thuẫn (xuất phát từ quan điểm làm báo trong giai đoạn hiện tại) về việc duy trì chuyên mục ng-ời tốt việc tốt trên báo chí với chỉ số phát hành, doanh thu quảng cáo. Tuy nhiên, ph-ơng án giải quyết mâu thuẫn này đã có nhà báo đề xuất giải pháp hợp lý song ch-a thuyết phục đ-ợc ban biên tập thực hiện nó (hiện t-ợng của Báo Hà Nội mới, tác giả sẽ đề cập tới vấn đề này ở phần sau của luận văn).

- Đang có những quan điểm trái ng-ợc nhau về việc xây dựng, duy trì chuyên mục ng-ời tốt việc tốt trên báo chí (biểu hiện rõ qua sự “lệch pha”

giữa Báo Quân đội nhân dân và Báo Lao Động).

- Việc xây dựng và duy trì chuyên mục ng-ời tốt việc tốt trên báo đang gặp những khó khăn từ nguyên nhân khách quan nh- các phong trào thi đua, bình bầu các danh hiệu trong cuộc sống hiện nay đang bị làm hết sức hình thức và không thực sự là động lực để ng-ời lao động, các nhân tố điển hình thấy đủ tự hào về những vinh danh của cộng đồng. Sự thiếu hụt chất liệu này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các tờ báo “loay hoay” với chuyên mục ng-ời tốt.

- Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này trên báo chí. Các chính sách phải đ-ợc các cơ quan Trung -ơng, các ngành vào cuộc mạnh mẽ để đẩy mạnh việc tuyên truyền g-ơng ng-ời tốt việc tốt trên báo chí hiện nay.

Sau đây, tác giả xin trình bày những khảo sát và phân tích cụ thể về chuyên mục ng-ời tốt việc tốt trên 4 tờ báo nói trên trong giai đoạn 2004-2006 để có đ-ợc những luận cứ chính xác nhằm đề xuất những giải pháp cụ thể liên quan tới việc phát triển chuyên mục này trên báo chí.

2.2. Những mặt đạt đ-ợc của việc nêu g-ơng "ng-ời tốt, việc tốt”

trong các chuyên mục trên báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người tốt việc tốttrên báo chí hiện nay thực trạng và vấn đề đặt ra (khảo sát trên các báo nhân dân, quân đội nhân dân, hà nội mới, lao động từ năm 2004 2006) (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)